Quân đội Israel để ngỏ khả năng nới lỏng cấm vận cho nhiên liệu vào Gaza
Ngày 2/11, người đứng đầu lực lượng vũ trang Israel, Trung tướng Herzi Halevi cho biết sẵn sàng nới lỏng lệnh cấm vận thời chiến cho nhiên liệu vào Dải Gaza, nếu các bệnh viện ở đó cạn kiệt nhiên liệu.
Xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo qua cửa khẩu Rafah để vào Dải Gaza, ngày 21/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, Israel đã cho phép viện trợ nhân đạo, nhưng loại trừ nhập khẩu nhiên liệu, với lý do cần phải ngừng hoạt động các máy phát điện của Hamas. Tuy nhiên, các bệnh viện ở Gaza hiện báo động về nguồn cung cấp điện chính cho các hoạt động chữa bệnh.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình, Trung tướng Herzi Halevi cho biết quân đội “sẽ theo dõi khi nào các bệnh viện ở Gaza cạn kiệt thì nhiên liệu sẽ được chuyển đến các bệnh viện với sự giám sát chặt chẽ”.
Cùng ngày, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết việc cưỡng ép sơ tán các bệnh viện ở Dải Gaza khiến tính mạng của hàng trăm bệnh nhân gặp nguy hiểm. Theo ông Ghebreyesus, 23 bệnh viện đã được lệnh sơ tán ở thành phố Gaza và phía Bắc Gaza, và “việc buộc phải sơ tán trong những trường hợp này sẽ khiến mạng sống của hàng trăm bệnh nhân bị đe dọa”.
Xung đột Hamas - Israel: Nhiều nước xác nhận công dân rời Gaza đến Ai Cập
Ngày 1/11, các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Áo, Australia, Nhật Bản xác nhận công dân đã rời Dải Gaza an toàn và tới Ai Cập thông qua cửa khẩu Rafah.
Người mang hộ chiếu nước ngoài sơ tán khỏi Gaza đến Ai Cập qua cửa khẩu Rafah ngày 1/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Ngoại giao Pháp cho biết 5 công dân nước này nằm trong số hàng chục người mang hai hộ chiếu và những người bị thương nặng có thể rời khỏi Dải Gaza. Trong khi đó, Chính phủ Anh thông báo nhóm công dân đầu tiên của mình được phép rời Gaza đã vào Ai Cập thông qua cửa khẩu Rafah song không nêu số lượng cụ thể. Anh cũng cho biết sẽ có thêm nhiều công dân nước này có thể rời Gaza khi cửa khẩu Rafah mở cửa trở lại trong "trong thời gian giới hạn và có kiểm soát" vào những ngày tới.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller xác nhận các công dân Mỹ nằm trong số những công dân nước ngoài đầu tiên đã rời Gaza qua cửa khẩu Rafah trong ngày 1/11. Tuy nhiên, ông không nêu cụ thể số lượng. Bộ trên ước tính có khoảng 400 công dân Mỹ mắc kẹt tại Gaza.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trước đó cho biết các công dân Mỹ nằm trong nhóm khoảng 1.000 người được rời khỏi Dải Gaza. Ông cam kết sẽ tiếp tục đưa người Mỹ rời khu vực an toàn "càng sớm càng tốt". Tổng thống Biden bày tỏ cảm ơn các đối tác trong khu vực, đặc biệt là Qatar đã hợp tác chặt chẽ với Mỹ để hỗ trợ các cuộc đàm phán và tạo điều kiện cho công dân rời Dải Gaza.
Trong số nhóm người nước ngoài đầu tiên rời Gaza đến Ai Cập qua cửa khẩu Rafah còn có 31 công dân Áo, 20 công dân Australia và 10 công dân Nhật Bản cùng 8 thành viên trong gia đình.
Diễn biến nói trên là một phần trong thỏa thuận do Qatar làm trung gian giữa Ai Cập, phong trào Hamas và Israel nhằm cho phép sơ tán những người mang hộ chiếu nước ngoài và một số người bị thương nặng ra khỏi Gaza. Ai Cập đã đặt các bệnh viện ở Bắc Sinai trong tình trạng báo động và chuẩn bị lực lượng y bác sĩ cũng như vật tư y tế cần thiết để hỗ trợ người Palestine.
Kể từ khi cuộc xung đột bùng phát ngày 7/10 vừa qua, theo Bộ Y tế Palestine, đến nay đã có 8.805 người Palestine thiệt mạng, trong khi phía chính quyền Israel cho biết thiệt hại về người của nước này là hơn 1.400 người, chủ yếu là dân thường.
Nhóm người nước ngoài đầu tiên rời khỏi Dải Gaza Hãng thông tấn AFP ngày 1/11 đưa tin hàng trăm người có hộ chiếu nước ngoài và những người bị thương đã bắt đầu rời khỏi Gaza qua cửa khẩu Rafah, sau khi Ai Cập mở cửa khẩu này lần đầu tiên kể từ khi xung đột giữa phong trào Hamas và Israel bùng phát vào ngày 7/10 vừa qua. Khói lửa bốc...