Quân đội giúp dân Bangkok chạy lũ
Khoảng 50.000 binh sĩ cùng với 1.000 chiếc thuyền và 1.000 xe tải sẵn sàng giúp người dân sơ tán khỏi những vùng bị ngập lụt ở Bangkok – Thái Lan
Nhiều người dân đang chạy khỏi Bangkok bằng xe buýt, máy bay và xe lửa, theo lời kêu gọi của nhà chức trách về việc sử dụng 5 ngày nghỉ để tạm tránh mối đe dọa của lũ lụt.
Lệnh sơ tán chỉ mới được áp dụng cho 3 trong số 50 quận của Bangkok là Sai Mai, Don Muang và Bang Phlat. Dù vậy, nhà chức trách thừa nhận toàn bộ thành phố hơn 10 triệu dân này có thể bị ngập trong những ngày tới.
Người dân được sơ tán khỏi một khu vực ngập lụt ở quận Bang Phlat ở Bangkok hôm 27-10. Ảnh: Reuters
Ra đi bằng mọi cách
Các ga tàu, bến xe buýt và nhiều tuyến đường đã bị tắc nghẽn khi hàng ngàn người cố gắng rời khỏi thành phố. Theo hãng tin AP, nhiều người đã kéo đến bến xe buýt Mo Chit ở Bangkok hôm 26-10 trong nỗ lực rời khỏi thành phố để đến miền Bắc. Một số người phải chờ hàng giờ bên ngoài bến xe buýt Mo Chit vì bên trong không còn chỗ trống.
Các đám đông cũng tập trung tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi vốn vẫn còn mở cửa. Ngoài miền Bắc, nhiều người Bangkok còn chọn điểm đến là các thị trấn ven biển Hua Hin, Phuket, Pattaya – những nơi không phải chịu cảnh lũ lụt hoành hành – ở miền Nam.
Một con đường ngập nước bên ngoài Đại Điện ở Bangkok hôm 27-10. Ảnh: Getty Images
Video đang HOT
Lệnh sơ tán mới nhất được đưa ra đối với cư dân quận Sai Mai ở ngoại ô phía Bắc thành phố vào sáng 27-10. Tại khu vực này, nước đã ngập đến thắt lưng, làm nhiều nhà cửa, trạm xăng chìm trong biển nước và biến đường phố thành sông.
Khi nước lũ dâng cao tại Sai Mai, hàng trăm người dân không còn cách nào khác hơn là tìm kiếm sự giúp đỡ của các xe tải quân sự để đưa họ ra khỏi đó dù số lượng phương tiện ít ỏi không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Ông Saman Somsuk, 71 tuổi, cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa thể lên một chiếc xe tải quân sự nào. Chúng tôi đã chờ gần 1 giờ vì số lượng xe không nhiều”. Những người khác chọn cách thoát thân bằng bất kỳ thứ gì có thể dùng được, như thuyền bè tự chế…
Ông Sukhumbhand Paribatra, Thị trưởng Bangkok, cho biết 90% quận Don Muang đã chìm ngập trong nước lũ đang dâng cao. Trong khi đó, một phóng viên ảnh của AFP cho biết ông nhìn thấy nước lũ tràn vào những khu vực trung tâm Bangkok từ sáng 27-10, trong đó có Đại Điện gần sông Chao Phraya.
Quân đội hỗ trợ sơ tán dân
Bộ Quốc phòng Thái Lan hôm 27-10 cho biết khoảng 50.000 binh sĩ cùng với 1.000 chiếc thuyền và 1.000 xe tải sẵn sàng giúp đỡ người dân sơ tán khỏi những vùng bị ngập lụt ở Bangkok.
Đại tá Thanathip Sawangsaeng, người phát ngôn Bộ Quốc phòng, cho báo Bangkok Post biết hơn 100 trường học tại 23 quận của Bangkok sẽ mở cửa để đón nhận khoảng 10.000 người, nhất là những người đến từ các quận Don Muang, Sai Mai, Bang Phlat và Thawi Wattana.
Ông Thanathip cho biết thêm rằng nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Plodprasop Surasawadi là người có quyền quyết định có ra lệnh sơ tán toàn bộ người dân ở Bangkok hay không. Việc sơ tán, nếu diễn ra, sẽ được tiến hành với sự hỗ trợ của quân đội, Bộ Nội vụ và nhà chức trách Bangkok.
Cùng ngày, Thủ tướng Yingluck Shinawatra cho các phóng viên biết cuộc khủng hoảng đang bước vào thời điểm quan trọng cho Bangkok. Bà nói: “Chúng ta cần phải để nước lũ chảy tự nhiên ra biển. Điều chúng ta cần làm lúc này là làm sao để nó chảy một cách từ từ, nếu không mọi người sẽ bị tổn thương”.
Một số nước đã bắt đầu kêu gọi công dân mình cân nhắc trước khi quyết định đến Bangkok. Chính phủ Anh đã khuyến cáo người dân không nên đến Bangkok vào thời điểm này nếu không có chuyện quan trọng do “lũ lụt có thể làm gián đoạn hoạt động đi lại, khiến các khu du lịch đóng cửa, đồng thời ảnh hưởng đến nguồn điện và nước”.
Trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ tại Thái Lan cảnh báo công dân mình rằng việc đi lại trên bộ khắp nước này có thể gặp khó khăn và kêu gọi họ theo dõi sát tình hình lũ lụt.
Theo Người Lao Động
Chuyển trường chạy lũ
Trên con đường gập ghềnh, bùn lầy của thôn Sơn Trà xã Bình Đông (huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi), những cánh tay, đôi vai nhỏ nhắn của các em học sinh lớp 3 đang vác những bộ bàn ghế, cùng các bậc phụ huynh chạy trường. Chủ Nhật này, các em phải vào học.
Chuyển trường theo lũ
Tiếng cười đùa xen lẫn tiếng bước chân của các em học sinh khi khuân bàn ghế từ ngôi trường sập về nơi học tạm. Không quen công việc, có lúc, em đi tới, em đi giật lùi, có lúc 4 em khiêng bàn ghế đi ngược về 2 hướng, dùng dằng giữa con đường lầy lội. Quãng đường từ ngôi trường tiểu học Sơn Trà đến nơi học tạm là 300 mét, nụ cười ngây thơ khiến nhiều em quên đi cái cảm giác đè nặng trên đôi vai.
"Đừng khiêng nữa, để cho phụ huynh và thầy cô" - mặc thầy giáo Ngô Thanh Tịnh phất tay và níu kéo, nhưng các em vẫn thoăn thoắt gồng gánh bàn ghế. Chưa thấu hiểu được nỗi vui buồn của người lớn, trong ánh mắt của các em ánh lên sự tò mò, khi nhìn ngôi trường mới tuềnh toàng như một nhà kho. Phía sau lưng của các em là làng Sơn Trà đang đổ nát. Cả làng Sơn Trà đang huy động mọi người ra chèn chống nhà cửa, đào đất đắp bờ. Bởi nếu những cơn mưa nặng hạt còn tiếp tục tái diễn, cả xóm làng này lại tiếp tục chìm vào trong cảnh tan hoang tiêu điều.
Cách đó không xa, người dân Sơn Trà, tất cả đều tất bật đóng cọc, dồn bao chống lũ. Ngôi trường tiểu học Sơn Trà nằm cạnh con sông Trà Bồng, cơn lũ vừa qua đã khoét sâu vào dưới móng trường, kéo ngôi trường này bị nứt nẻ và có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào.
Không quen công việc, đôi lúc các em khiêng bàn về 3 hướng
Đặt chiếc bàn học sinh xuống đất để nghỉ ngơi, ông Phạm Chất, phụ huynh học sinh lo lắng nhìn về ngôi trường mới: " Ngày mai tổ chức ngày Đại đoàn kết của thôn Sơn Trà, Chủ Nhật là các cháu sẽ vào học bữa đầu tiên. Chỉ xin Nhà nước quan tâm cho 4 tấm bạt che chứ trường này trống trơn, mưa tạt ướt mấy cháu".
Chỉ xin một cái rất đơn giản: "tấm bạt để che", bởi phòng học mới của các em là nơi hội họp của thôn xóm, ngôi nhà cao nhưng xung quanh không có vách che. Chính vì vậy, nếu trời nắng các em sẽ phải ngồi trong cái nóng thiêu đốt, còn trời mưa thì nước sẽ hắt từ bốn phía.
Trường lớp tứ tán
Trường tiểu học Sơn Trà có 5 phòng, có 10 lớp học, chia làm 2 buổi. Sau lũ, học sinh từ lớp 4 đến lớp 5 sẽ được chuyển đến học tạm tại ngôi trường cách đây 3 km. Sợ các em qua đường nguy hiểm, nhà trường và các bậc phụ huynh bố trí cho các em từ lớp 1 đến lớp 3 đến học tập tại nhà sinh hoạt của thôn.
Ngôi trường cũ sắp đổ sập
Để ba mẹ khiêng bàn chớ, việc của người lớn mà? Nghe hỏi, em Huỳnh Tấn Nam, học sinh lớp 3A thỏ thẻ, giọng nói trong vắt: " Cả nhà em hổng còn ai, ba mẹ đi đắp đất sửa nhà đổ cho mấy bác trong xóm. Thầy giáo biểu học ở đây trường sập. Học sinh lớp lớn thì tới trường tầng (cấp 2) học. Chỗ này gần nhà thì nhường cho mấy em nhỏ. Mấy em qua đường xe lớn nguy hiểm".
Để có chỗ kê bàn bằng phẳng, Hội phụ nữ thôn và bộ đội đến đào đất và san phẳng nền lớp học. Các bậc phụ huynh tất bật đi mua vở, sách bút đã bị cát vùi lấp để con em có thể đến trường.
Vuốt mồ hôi, đặt càng chiếc xe bò chở cát xuống nền đất bùn, vợ chồng ông Huỳnh Ảnh cho biết: " Mấy hôm lụt, cả làng nắm tay nhau để băng qua chỗ nước ngập tới ngang ngực để vô xóm giúp bà con. Bây giờ thì già trẻ gì cũng ráng làm để có nơi ở, nơi học. Hai vợ chồng chú mấy ngày nay bỏ nhà bỏ cửa vô xóm giúp bà con".
Trên khuôn mặt đầy nỗi lo lắng, thầy Ngô Thanh Tịnh lo lắng: Lịch học sẽ bị đảo lộn, giờ giấc ngủ nghỉ và sinh hoạt của các em sẽ rất là mệt. Tổng cộng 3 lớp học với gần 100 học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 sẽ phải học 3 ca mỗi ngày: Một lớp từ 7 đến 10 giờ, một lớp từ 10 đến 2h và một lớp từ 2 đến 5h".
24H.COM.VN (Theo GDTĐ)
Bồng dân chạy lũ! Nước đổ về cuộn đỏ, xóa tan những cánh đồng hoa màu xanh mướt nằm ven sông. Người dân bồng bế nhau chạy lũ... Theo thống kê sơ bộ, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã có gần 40 ngôi nhà bị sập, hư hỏng hàng trăm ngôi nhà khác. Quốc lộ 1A qua Quảng Ngãi lại bị lũ chia cắt; miền Trung đã...