Quân đội anh hùng sẽ có những trang sử nhân văn và bi hùng thời Covid-19
Bí thư Thành ủy TPHCM bày tỏ, lịch sử hào hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng sẽ viết tiếp những trang sống động, nhân văn và bi hùng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Ngày 22/12, TPHCM tổ chức buổi gặp mặt cán bộ cao cấp nghỉ hưu nhân kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2021) và 32 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2021). Buổi gặp mặt diễn ra trong bối cảnh, TPHCM sắp đi qua năm 2021 với nhiều sự kiện và biến động, chuẩn bị một tâm thế mới bước vào năm 2022 với nhiều niềm tin và hy vọng.
Trong bài phát biểu kéo dài hơn 30 phút, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM, dành phần lớn thời gian để nhắc lại quá trình địa phương này căng sức chống lại đợt bùng phát dịch Covid-`19 lớn nhất từ trước đến nay. Trong đó, sự chi viện của lực lượng quân đội đóng vai trò quan trọng xuyên suốt quãng thời gian qua.
Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM (Ảnh: Hữu Khoa).
“Chúng ta từng tự hào, khâm phục khi chứng kiến hình ảnh quân đội chống giặc ngoại xâm, cứu dân trong bão lũ. Nay, chúng ta một lần nữa được chứng kiến quân đội tiếp tục là lực lượng xung kích tuyến đầu cứu giúp nhân dân trong đại dịch Covid-`19″, Bí thư Thành ủy TPHCM bày tỏ.
Những ngày cần chi viện khẩn cấp
Trước các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của quân đội, Bí thư Thành ủy TPHCM kể lại, trong những ngày căng thẳng vì đại dịch Covid-19, TPHCM luôn gặp tình trạng quá tải hệ thống. Có những đêm, sau khi đưa ra chỉ đạo, thành phố không còn lực lượng để triển khai và phải nhờ đến các lực lượng quân đội của Bộ Tư lệnh.
“Kế hoạch dù hoàn thiện đến đâu nhưng sức tải của hệ thống chính trị không đủ thì không thể thành công. Một bác sĩ điều trị cùng lúc tới 5-7 người sẽ quá tải, khó tránh khỏi những điều không may”, ông Nguyễn Văn Nên phân tích.
Video đang HOT
Các lực lượng quân đội đã hỗ trợ TPHCM trong việc phòng, chống dịch, đảm bảo an sinh, xã hội trong đợt bùng phát dịch (Ảnh: Nguyễn Quang).
Trong trận chiến quyết định vừa qua, Bộ Tư lệnh TPHCM đã báo cáo với Trung ương, tình trạng gần như ở mức khẩn cấp, cần chi viện ngay, nếu không sẽ không đủ sức. Ngay sau đó, các lực lượng của Trung ương đã chi viện, chia lửa và hành động ngay.
Người đứng đầu Đảng bộ TPHCM nhấn mạnh, sự thành công của giai đoạn phòng, chống Covid-19 vừa rồi của địa bàn là nhờ các lực lượng chi viện.
“Có thể nói, chưa bao giờ chúng ta huy động gần 19 vạn người trực tiếp tham gia phòng, chống dịch như vừa qua. Riêng Bộ Tư lệnh thành phố đã huy động trên 36.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ và nhiều phương tiện, vật chất”, Bí thư Thành ủy TPHCM chia sẻ.
Trong khoảng thời gian đầu tiên của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, thành phố còn thiếu trang, thiết bị, phương tiện, thiếu vaccine, thuốc điều trị. Trong tình thế như vậy, dù đã cố gắng hết sức, nhưng vẫn không thể cứu được nhiều người.
Hồi ức về đại dịch Covid-19
Ông Nguyễn Văn Nên cũng cho rằng, so với các cuộc chiến tranh nước ta từng trải qua, dịch Covid-19 có phần khốc liệt hơn. Trong trận chiến với đại dịch, có nhiều điều không thể hình dung, lường trước và có kế hoạch tường tận.
Nhưng cũng qua phép thử đó, TPHCM đã nhìn rõ hơn vai trò, khả năng từng cán bộ trong hệ thống chính trị. Người đứng đầu Đảng bộ thành phố nhận định, đại dịch khiến thành phố đánh giá được ai dũng cảm, dám xả thân; người nào còn hèn nhát, tránh né.
“Nổi bật trong đó là hình ảnh những người chiến sĩ, đặc biệt những chiến sĩ trẻ. Khi được giao nhiệm vụ khó khăn, tưởng chừng không thể hoàn thành nhưng vẫn anh dũng chiến đấu”, Bí thư Thành ủy TPHCM đề nghị Bộ Tư lệnh thành phố tưởng thưởng xứng đáng cho những trường hợp này.
Bí thư Thành ủy TPHCM đề nghị tưởng thưởng xứng đáng cho các lực lượng đã anh dũng chiến đấu trong đợt dịch Covid-19 (Ảnh: Hải Long).
Bí thư Nguyễn Văn Nên cũng chỉ rõ, nhược điểm của TPHCM và một số địa phương khác hiện tại là hệ thống chính trị cơ sở quá tải. Ông Nên lấy ví dụ, với một bộ máy cấp xã phải quản lý 160.000 dân thì hành động cỡ nào cũng khó để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, dịch Covid-19 cũng giúp TPHCM nhìn ra những bất cập trong đời sống của người dân. Bí thư Thành ủy TPHCM lấy ví dụ, nhiều người dân còn sinh sống tại nơi chật hẹp, hạn chế điều kiện, không thể đảm bảo giãn cách khi dịch Covid-19 kéo đến.
Người đứng đầu Đảng bộ TPHCM cam kết, thành phố sẽ khẩn trương giải quyết từng bước để nâng cao đời sống người dân trên địa bàn. Đồng thời, thành phố cũng nghiên cứu để ban hành các chính sách huy động nguồn lực để đội ngũ cán bộ cơ sở yên tâm công tác.
Kết thúc buổi lễ, Bí thư Thành ủy TPHCM bày tỏ, lịch sử hào hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng sẽ viết tiếp những trang sống động, nhân văn và bi hùng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
“Chúng ta đã có những buổi tổng kết, sơ kết những hồi ức, câu chuyện về đại dịch, nhưng cũng chỉ diễn tả lại được một phần sự khủng khiếp đó. Con cháu chúng ta sẽ tổng kết lại những bài học, kinh nghiệm xương máu, những chiến sĩ ở trận tuyến này sẽ kể lại hồi ức của mình với sự tự hào”, Bí thư Thành ủy TPHCM xúc động.
Kiên Giang: Hàng trăm tỷ đồng thực hiện an sinh xã hội trong đại dịch COVID-19
Sau gần 2 năm phòng, chống đại dịch COVID-19, tỉnh Kiên Giang đã chi hàng trăm tỷ đồng thực hiện công tác an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, công nhân, viên chức, lao động khó khăn do bị ảnh hưởng dịch bệnh.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Kiên Giang ân cần thăm hỏi công nhân không may mắc bệnh nặng.
Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, đến nay, tỉnh đã chi hỗ trợ cho hơn 201.000 người, số tiền trên 258 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch phê duyệt hỗ trợ.
Thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP, ngày 24/9/2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, tỉnh đã chi hỗ trợ cho hơn 58.600 người, với số tiền trên 131 tỷ đồng. Mặt khác, tỉnh hỗ trợ 32.359 người dân Kiên Giang trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành có dịch gặp khó khăn mức 1,5 triệu đồng/người, với tổng số tiền hơn 48,5 tỷ đồng.
Ngoài ra, các ngành, huyện, thành phố trong tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội, hội từ thiện, cá nhân... đã vận động tiền mặt và hàng hóa, nhu yếu phẩm, với tổng giá trị khoảng 125 tỷ đồng, hỗ trợ cho 258.468 người dân thuộc hộ nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn do dịch COVID-19, trong đó tiền mặt 17 tỷ đồng, còn lại là hiện vật quy ra tiền.
Từ đầu tháng 6/2021, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Kiên Giang phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống đại dịch COVID-19 và ra lời kêu gọi: "Toàn dân tham gia và ủng hộ nguồn lực, kinh phí phòng, chống dịch COVID-19", vận động các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh cùng chung tay ủng hộ nguồn lực, kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
Theo Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang, đến nay Ban cứu trợ cấp tỉnh tiếp nhận bằng tiền mặt hơn 16,6 tỷ đồng và hiện vật trị giá gần 1,9 tỷ đồng, đã phân bổ đến các huyện, thành phố hỗ trợ người dân và bàn giao cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh. Theo đó, phân bổ hơn 12,7 tỷ đồng hỗ trợ cho người dân khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh và các đồn biên phòng, khu cách ly, khu vực phong tỏa, lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang Lê Thị Vệ chia sẻ: "Cùng với Uỷ ban MTTQ tỉnh vận động, huy động xã hội phòng, chống dịch bệnh, Mặt trận cấp huyện và xã đã vận động tiền, hiện vật tổng trị giá gần 160 tỷ đồng để hỗ trợ cho các lực lượng tham gia trực tiếp công tác phòng, chống dịch COVID-19, hỗ trợ các hộ dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh trên địa bàn. Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh còn phối hợp với các tổ chức thành viên, đơn vị liên quan hỗ trợ trên 10 triệu suất cơm miễn phí cho bệnh nhân, cán bộ y tế, lực lượng làm nhiệm vụ chống dịch, bệnh nhân F0, F1...; hỗ trợ người dân từ các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh trở về Kiên Giang hàng trăm ngàn suất ăn, nước uống và nhu yếu phẩm.
Trong gần 2 năm thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở Kiên Giang, nhất là hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm tốt mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại trạng thái "bình thường mới". Cụ thể như: chuyến xe 0 đồng của Ban vận động huyện Tân Hiệp và Phật giáo Hòa Hảo; bếp ăn từ thiện Trúc và Bếp Tâm Lành (thành phố Rạch Giá); xe gạo nghĩa tình của huyện Giang Thành; chuyến xe thiện nguyện vận chuyển rau, củ, quả của huyện Vĩnh Thuận; những chuyến hàng ra đảo của Tỉnh Đoàn...
Nhóm thiện nguyện Tâm Lành (thành phố Rạch Giá) tổ chức bếp Tâm Lành "thổi lửa nấu cơm ngon" hỗ trợ, tiếp sức cán bộ y tế, bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn tại các bệnh viện và anh em, chiến sĩ đang căng mình làm nhiệm tại các chốt "vùng đỏ", "vùng xanh" trên địa bàn thành phố Rạch Giá. Chị Hoàng Đức Nhã, ở thành phố Rạch Giá, thành viên nhóm thiện nguyện Tâm Lành chia sẻ; Ban đầu, bếp Tâm Lành tổ chức nấu cơm hỗ trợ những cán bộ y tế, bệnh nhân nghèo hoàn cảnh khó khăn đang cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang. Thế nhưng dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều bệnh nhân nghèo đang điều trị tại đây cũng như ở một số bệnh viện khác cần sự hỗ trợ, giúp đỡ để vượt qua khó khăn, bệnh tật. Bếp Tâm Lành từ chỗ chỉ nấu vài trăm suất cơm đã tăng lên 1.000 - 1.200 phần/ngày và khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đã tăng lên 1.500 - 1.700 phần cơm/ngày hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.
Chị Nhã cho biết thêm, ngoài việc đóng góp của các thành viên trong nhóm thiện nguyện Tâm Lành, nhóm vận động các nhà hảo tâm, kêu gọi người thân, anh em, bạn bè chung tay, góp sức cho bếp Tâm Lành đỏ lửa, đem đến những phần cơm ngon cho những hoàn cảnh khó khăn, nhất là những bệnh nhân nghèo khó rất cần sự chia sẻ, tiếp sức của cộng đồng.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, cuộc sống trở lại trạng thái "bình thường mới", bếp Tâm Lành chuyển sang nấu cháo dinh dưỡng buổi sáng để hỗ trợ cho người lao động nghèo, hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19. Theo đó, từ 6 - 8 giờ hàng ngày, Bếp Tâm Lành cấp phát miễn phí bình quân 100 suất cháo dinh dưỡng cho người lao động nghèo khó khăn như người bán vé số kiến thiết, phụ hồ, lao động nặng nhọc...
Mỹ gửi 4,1 triệu liều vắc xin COVID-19 cho Việt Nam Ngày 23-11, một quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ cho biết nước này đang chuyển hơn 4 triệu liều vắc xin cho Việt Nam, nâng tổng số liều vắc xin Mỹ tặng Việt Nam lên hơn 17,5 triệu liều. Thời gian gần đây, Mỹ liên tục chuyển vắc xin COVID-19 viện trợ thêm cho Việt Nam - Ảnh: US EMBASSY &...