Quan điểm sống của thế hệ trước có thể chưa phù hợp, nhưng không sai
Khoảng cách thế hệ đôi khi là một thứ khó có thể xóa nhòa, đời nào cũng vậy. Những khác biệt về quan điểm sống, hoàn cảnh sống, văn hóa, giáo dục tạo nên những khác biệt giữa “thời bố mẹ” và “thời chúng tôi”.
Điều đó thỉnh thoảng sẽ gây nên những trận cãi vã. Đương nhiên, con cái ít khi nào có thể thắng được.
Tuy nhiên, trong thời đại mà mọi thứ đều phát triển khác xưa như hiện nay, những lời răn dạy từ thế hệ bố mẹ có thể chưa phù hợp với xu thế, với quan điểm của con cái, nhưng không hẳn là sai.
Gia đình càng nhiều thế hệ càng dễ xảy ra tranh cãi. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Chưa có tiếng nói chung
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rằng “khoảng cách thế hệ” ở đây không phải là về tuổi tác, mà là cách tiếp nhận thông tin theo hướng cởi mở hay bảo thủ.
Với những gia đình truyền thống, chưa thoải mái trong tư duy tiếp nhận, bố mẹ và con cái nhiều khi được ví như nước với lửa. Không đồng điệu về quan điểm sống, chưa có tiếng nói chung lâu dần sẽ tạo ra một rào cản vô hình, đem 2 thế hệ vốn đã khác nhau trở nên ngày càng xa cách.
Những vấn đề nhỏ nếu không được giải quyết sẽ tạo nên khoảng cách giữa bố mẹ và con cái. (Ảnh minh họa: Vietfuture)
Ví như với giới trẻ, nhiều người thấy xăm mình, nhuộm tóc là điều hết sức bình thường, thể hiện được cá tính của mỗi cá nhân. Nhưng với bố mẹ, xăm mình, nhuộm tóc lại khá “phản cảm”, ăn chơi, đua đòi, gây ảnh hưởng không tốt đến con cái họ, thậm chí cấm được chơi cùng.
Không những thế, quan điểm sống từ xưa cũng có thể kìm hãm sự công bằng. Ví dụ như 2 chị em trong một nhà “đấu võ mồm”, không cần biết lý do là gì, ai lớn hơn thì sẽ phải nhường em, dẫn đến việc người chị luôn sai trong mọi tình huống. Hoặc thế hệ trước sẽ luôn có suy nghĩ: “Nó còn nhỏ, nó biết cái gì”.
Hay rẽ sang câu chuyện công ăn việc làm, bố mẹ luôn thích con cái mình có vị trí trong nhà nước hơn là “lăn lộn” ngoài đời với công việc bán quần áo, sáng tạo nội dung, freelancer (người làm tự do). Với họ, đây là những công việc không ổn định, về già sẽ mất nhiều hơn được.
Nhiều người trẻ nghĩ rằng bố mẹ mình quá cổ hủ, sẽ khó tìm được tiếng nói chung. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Video đang HOT
Chia sẻ về khoảng cách thế hệ giữa mình và bố mẹ, Hướng Dương (21 tuổi) tâm sự: “Suy nghĩ của tôi đa phần đều trái ngược với bố mẹ. Vì thế nên tôi lựa chọn im lặng, tôi không muốn tranh cãi với họ dù rất khó chịu, bởi vì tranh cãi xong tôi còn khó chịu hơn”.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, đến người anh em, người bạn thân thiết của chúng ta đôi khi còn không đồng điệu được, huống gì đến bố mẹ cách cả 1 thế hệ và hơn 20 năm tuổi đời. Vì vậy, thay vì chống đối, bố mẹ và con cái nên học cách thấu hiểu lẫn nhau.
Im lặng không phải cách tốt để giải quyết vấn đề bất đồng quan điểm. (Ảnh minh họa: parapuan)
Bước qua rào cản, thấu hiểu lẫn nhau
Tôi có một người bạn từng học chung hồi Đại học năm Nhất. Tại sao lại nói là từng, bởi vì dù đã trượt nguyện vọng 1 là Công an để chuyển sang Báo chí, cậu ấy vẫn bị bố mẹ bắt thi lại Công an vào năm 2.
Suốt quãng thời gian vừa đi học vừa ôn thi, cậu ấy thỉnh thoảng cũng có than vãn. Bởi với tính cách hướng ngoại và yêu nghệ thuật như cậu, báo chí – truyền thông có lẽ là môi trường phù hợp để phát triển hơn. Nhưng rồi, mệnh lệnh của phụ huynh vẫn là trên hết, may mắn thay, cậu ấy đã đạt được kỳ vọng của bố mẹ mình.
Đến hiện tại, khi đã ở năm cuối của Đại học, cậu ấy lại cảm ơn bố mẹ vì năm đó đã quyết liệt trong việc định hướng tương lai của con cái. Dù nhiều lần cự cãi về tư duy, quan điểm sống, nhưng sự trải đời đã làm bố mẹ trở nên tuyệt vời và chỉ muốn những điều tốt đẹp đến với con cái.
Cách thể hiện có thể chưa đúng, nhưng mọi bố mẹ đều mong điều tốt nhất đến với con. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Hóa ra, chẳng ai có thể hiểu hết nỗi lòng của người khác, kể cả chính bản thân mình. Thay vì thốt ra những lời cáu giận, tranh cãi nảy lửa hay im lặng chịu đựng, hãy chia sẻ những suy nghĩ riêng để cả nhà có thể hiểu nhau hơn.
Sở dĩ có khoảng cách thế hệ là vì mỗi một giai đoạn xã hội phát triển, thì sẽ gắn liền với một thế hệ con người mang những cách sống, tư tưởng và suy nghĩ phù hợp với thế hệ đó. Chúng ta không được trải qua những giai đoạn đó của ông bà, bố mẹ nên sẽ không có những suy nghĩ, quan điểm giống họ được.
Người trẻ nên học cách chia sẻ, giúp bố mẹ có thể tin tưởng và cảm nhận được cuộc sống của mình. (Ảnh minh họa: vinacircle)
Cũng giống như sau này khi chúng ta có con cái, chúng không được trải qua những gì mình từng trải nên chắc chắn sẽ trái quan điểm ở nhiều vấn đề. Lời nói, quan điểm của bố mẹ hiện tại có thể chưa phù hợp với chúng ta, nhưng nếu nhìn sâu xa, những tính chất “đúng đắn” trong đó chưa hẳn đã mất đi.
Trong mắt bố mẹ, con cái dù có lớn cỡ nào thì vẫn cần được quan tâm, chăm sóc. Do đó, đôi khi lời răn dạy, muốn tốt cho mình lại hóa càm ràm, cổ hủ.
Có những quan điểm dù “thời bố mẹ” hay “thời chúng tôi” đều sẽ mang đến giá trị tuyệt vời. (Ảnh minh họa: La Trobe)
Là một người trẻ, tôi biết rằng chúng ta luôn mang một cái tôi vô cùng mạnh mẽ, thích độc lập và sự tự do. Nhưng thay vì nói ra những lời làm đau lòng bố mẹ, hãy bình tĩnh giải thích, lắng nghe và thấu hiểu để bố mẹ dần đi vào cuộc sống của mình nhiều hơn, làm cho bố mẹ tin tưởng bạn và sự lựa chọn của bạn.
Cuộc đời của mỗi người sẽ do chính bản thân họ quyết định. Song, trên cương vị là người đưa bạn đến với thế giới này, hãy để bố mẹ được quyền biết suy nghĩ và cuộc sống của bạn sẽ như thế nào. Từ đó, sẽ làm những điều mà cả bố mẹ và bạn đều sẽ yên lòng nhé.
Chia sẻ và kết nối chính là bước quan trọng để hai thế hệ có thể thấu hiểu nhau hơn. (Ảnh minh họa: MarryBaby)
3 điều nàng dâu không bao giờ nên làm trước mặt mẹ chồng
Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu có phức tạp thế nào thì mới cần bản lĩnh của người phụ nữ.
Mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu luôn là vấn đề khiến chị em phụ nữ đau đầu. Bởi đôi khi mối quan hệ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc hôn nhân.
Khác nhau tính cách, thế hệ, quan điểm sống khiến nàng dâu khó hòa hợp với mẹ chồng. Song việc cân bằng và xử lý những khoảng cách vô cùng quan trọng. Có rất nhiều nàng dâu than vãn, mình rất thật tâm, đối tốt với mẹ chồng nhưng bà lại không hiểu ra, thậm chí còn hiểu sai.
Lúc này mới cần đến sự thông minh và tinh tế của phụ nữ. Những hành động nhỏ nhặt nhất cũng đủ để bạn "ghi điểm" hay bị "trừ điểm" trong mắt mẹ chồng.
Mách tội chồng trước mặt mẹ chồng
Phụ nữ có trăm ngàn áp lực lẫn công việc đè nặng lên vai nên việc trách móc và cằn nhằn với chồng như 1 thói quen.
Ảnh minh họa
Có khi đơn giản chỉ là chồng quên không đậy đồ ăn, sáng dậy quên gấp chăn hay lấy nhầm quần áo cho con mặc đi học cũng là 1 cái tội để các bà vợ càm ràm. Và cách mà phụ nữ hay dùng để trút giận là kể với mẹ chồng: "Mẹ xem anh ấy lại thế này, anh ấy lại thế kia...".
Nhưng phụ nữ hãy nhớ, anh ấy là chồng mình nhưng cũng là con trai của mẹ chồng mình. Có công bằng mấy thì chẳng bà mẹ chồng nào chịu nổi khi con dâu liên tục "vạch tội" con trai bà. Ban đầu có thể cùng là phụ nữ, mẹ chồng sẽ thông cảm, về phe bạn nhưng than phiền về chồng quá nhiều đôi khi sẽ phản tác dụng
Với những bà mẹ chồng khéo léo, chắc chắn sẽ không phản ứng ngay lúc ấy nhưng sự ấn tượng về con dâu sẽ bị ghim trong đầu. Dần dà, chồng bạn có phạm lỗi to hơn nữa bà cũng chẳng muốn nghe vì cảm giác chỉ mang lại sự mệt mỏi và càng chứng tỏ bạn là người vợ không khéo.
Kể về gia đình mình quá nhiều
Cảm xúc tự nhiên thường thấy của các nàng dâu là so sánh nhà mình với nhà chồng, mẹ mình với mẹ chồng. Những câu rất vô tư xuất phát từ 1 sự việc nào đấy như: Ở nhà con mẹ con chẳng làm thế bao giờ, bố con bảo phải làm thế kia mới tốt...
Những câu kiểu như vậy luôn mang lại cảm giác khó chịu cho mẹ chồng, bởi bạn cũng đang gọi họ là mẹ, ở tại nhà của bà nên việc so sánh luôn khiến người nghe nghĩ bạn đang phân biệt đối xử. Hơn nữa, nó bỗng nhiên như 1 hành động phủ nhận gián tiếp việc mẹ chồng đang làm cho con dâu là không tốt, không bằng bố mẹ đẻ.
Thêm vào đó, phụ nữ thường nói về sự vất vả của bố mẹ mình trước mặt mẹ chồng. Thay vì nể phục hay đồng cảm, bà sẽ cảm thấy con dâu là một người chỉ quan tâm đến gia đình mình.
Yêu cầu chồng tiêu tiền thế nào trước mặt mẹ chồng
Đừng thường xuyên yêu cầu chồng tiêu tiền trước mặt mẹ chồng. Bà sẽ nghĩ bạn là một người phụ nữ hoang phí. Mẹ chồng sẽ có chiều hướng suy diễn rằng, con trai bà kiếm tiền vất vả, thức khuya, làm thêm giờ chỉ để thỏa mãn nhu cầu của 1 cô vợ hoang phí.
Trong tình cảnh ấy, chẳng cần biết thu nhập của 2 bạn ra sao nhưng mẹ chồng sẽ chỉ nhìn vào những thiếu sót của con dâu, nhất là lúc đó bạn đang trong giai đoạn ở cữ hoặc không đi làm.
Bất kể người mẹ chồng nào cũng thích con dâu mình biết tiết kiệm, vun vén cho gia đình, luôn nghĩ đến chồng con trước tiên thay vì lợi ích bản thân. Có thể sự thật bạn không cần phải cam chịu như thế nhưng ít nhất trước mặt mẹ chồng hãy tỏ ra tinh tế và khéo léo trong vấn đề này.
Vậy nên, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu có phức tạp thế nào thì mới cần bản lĩnh của người phụ nữ. Quan trọng nhất vẫn là cả 2 biết điều với nhau, phận làm con cũng nên nhún 1 chút để giữ gia đình hòa thuận, êm ấm.
Làm mẹ đơn thân chứ đừng làm người thứ ba Họ chủ động chọn cha cho con. Nói chung là họ có kế hoạch đàng hoàng, chứ không đợi chờ sự ngẫu nhiên. Các cô đều nghĩ chỉ cần con, không cần chồng, nhưng thực tế không đơn giản như vậy (Ảnh minh họa) Việc một người không kết hôn nhưng quyết định sinh con để làm mẹ đơn thân ngày nay đã...