Quan điểm dạy con gái rất lạ của một bà mẹ, đọc xong ai nấy gật gù tâm đắc: Người mẹ tuyệt vời!
Người phụ nữ ấy dạy con gái rằng, chẳng có ai hoàn hảo và con không cần làm một người toàn diện. Cái cần để ý là cảm giác của chính mình chứ không phải ánh mắt của người khác.
Trong khi xưa nay nhiều người vẫn quan niệm rằng, con gái phải bó hẹp trong khuôn khổ nhu mỳ, nết na thì một bà mẹ lại có quan điểm dạy con hoàn toàn trái ngược.
Người phụ nữ ấy hiện nay 60 tuổi, là giáo viên về hưu nhưng từ lâu đã có tư tưởng dạy con gái rất hiện đại. Bà là Phạm Hồng Chung và con gái của bà là Đoàn Phạm Hà Trang. Hà Trang từng học Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, hiện đang sinh sống ở Úc.
Bài viết của Hà Trang về quan điểm của mẹ trong việc dạy con gái như sau:
Trân trọng bản thân và đối đãi văn minh với con – Bài học từ người mẹ lạ thế hệ trước
Mình có một người mẹ rất lạ!
Ngày còn đi học, bà ra nguyên tắc: “Điểm mang về nhà phải 9, 10. Không chơi với 8″. Suốt những năm học đường nguyên tắc ấy đi theo mình.
Thi tốt nghiệp cấp 3, mình được 3.5 điểm Lý, 9.5 điểm Văn. Bà nói với mình: “Con thi quá tốt rồi. Lý 3.5 điểm thì có sao. 9.5 điểm Văn là việc không mấy người làm được. Đấy mới là giỏi”. Lạ thay, mình chẳng bị mắng lấy một câu, chẳng bị chê bai nửa lời, dù điểm mang về hoàn toàn trái ngược với cam kết lâu nay của hai mẹ con.
Đoàn Phạm Hà Trang và người mẹ có tư tưởng dạy con gái rất “khác”.
Video đang HOT
Mình biết mặc quần culotte từ năm lớp 7. Là mẹ đi công tác mua về cho mình. Có những lúc mình mặc chiếc quần short ngắn ngủn. Mẹ nhìn rồi hỏi: “Thế có ngắn quá không con?”. “Kệ con đi, đẹp mà, con thích, có hở gì đâu” – con bé ngúng nguẩy đáp. Bà chẳng càm ràm, cấm cản hay ra chỉ thị ăn mặc.
Đối diện nhà có bà hàng xóm cao tuổi, cháu gái học đại học, mỗi lần đi chơi, ra đến cửa đều bị giật cổ lại quát “Mày ăn mặc thế à? Về thay ngay”. Bà hàng xóm khét tiếng cả khu, ai cũng hãi. Mỗi mẹ con mình chả biết hãi là gì.
22 tuổi, cái tuổi bắt đầu quan tâm đến trang điểm. Mẹ dắt mình ra Cửa hàng miễn thuế ở Bắc Kinh (vì sợ mua ở TTTM hàng không đảm bảo). Người phụ nữ cả đời chỉ biết định nghĩa trang điểm là quẹt cây son lên môi chống thâm, đứng giữa cửa hàng nhỏ nhẹ: “Cứ chọn Dior, Chanel loại xịn nhất, tốt nhất con nhé!”. Nào có biết gì về mỹ phẩm, đấy chỉ đơn giản là những hãng có tên tuổi bà biết. Với bà, đã dùng cho bản thân không được tiếc.
Ngày con gái đi lấy chồng, mẹ người ta dặn con phải nhu mỳ, nết na, chiều chồng, ngó ý nhà chồng. Mẹ mình bảo: “Khổ thì về với mẹ con nhé. Chả tội gì phải khổ. Chồng, vui thì lấy, không thì thôi”.
Người phụ nữ của thế hệ trước nuôi dạy mình như thế. Bà dạy mình rằng chẳng có ai hoàn hảo và con không cần làm một người toàn diện. Bà dạy mình cần yêu thương và đối đãi tử tế với bản thân. Bà dạy mình biết từ chối nỗi đau ngay từ khi chúng chỉ là nguy cơ. Bà cho mình hiểu cái cần để ý là cảm giác của chính mình chứ không phải ánh mắt của người khác.
Người phụ nữ lạ thế hệ trước năm nay ngoài 60 tuổi. Nghĩa là 30 năm trước khi cả xã hội truyền thống luôn xem nhẹ giá trị tự thân của người phụ nữ, bà đã sống và nuôi con rất giá trị như vậy.
Vậy thì chẳng có cớ gì để thế kỷ này những người phụ nữ trẻ vẫn không thể trân trọng bản thân và đối đãi với con mình văn minh hơn”.
Dù gia đình không nghèo nhưng vẫn để con đi nhặt rác, người mẹ này được ủng hộ vô cùng vì một lý do đặc biệt
Để kiếm tiền học trường mơ ước, bé trai mới 5 tuổi nhưng sáng nào cũng dậy từ 5 rưỡi sáng để đi nhặt phế liệu.
Đối với nhiều phụ huynh, việc dạy con tự lập ở độ tuổi nào cũng không phải là quá sớm. Việc trẻ tự lập giúp con trưởng thành hơn, có nhiều kinh nghiệm sống hơn và còn giúp con tự tin đương đầu với mọi vấn đề trong cuộc sống sau này.
Các bậc phụ huynh đều hiểu rằng mình sẽ không thể ở bên con suốt đời, trang bị cho con hành trang càng nhiều kinh nghiệm lại càng tốt. Nhưng việc dạy con tự lập như thế nào lại không phải là điều mà phụ huynh dễ nắm bắt. Mỗi đứa trẻ lại có một tính cách riêng và khả năng tiếp nhận vấn đề khác nhau. Cha mẹ sẽ cần cực kỳ tinh tế và thấu hiểu con để có thể đưa ra cách giáo dục phù hợp nhất.
Gia đình của bé Sam trong câu chuyện đặc biệt này.
Mới đây, một người mẹ ở Long Biên, Hà Nội đã chia sẻ câu chuyện nuôi dạy con về tính tự lập bằng một cách rất riêng và gây ấn tượng với nhiều bậc phụ huynh. Cụ thể là câu chuyện về bé Sam - cậu con trai 5 tuổi của chị thường đi nhặt rác vào 5h30 sáng mỗi ngày để tiết kiệm tiền đi học. Mới nghe qua và nhìn vào kinh tế gia đình chị nhiều người sẽ vô cùng thắc mắc vì sao nhà không nghèo khó mà mẹ lại cho con đi nhặt rác để tiết kiệm tiền.
Nhưng người mẹ nào cũng thương con và có cách dạy con của riêng mình. Khi đọc hết chia sẻ của chị, ai cũng vô cùng tán thưởng và hưởng ứng cách làm cực kỳ thông minh và nhân văn của chị với con trai mình.
Bé Sam cùng người chị trong khu nhà phân loại rác và xếp gọn để mang đi bán.
Hành trình đưa phế liệu đi đến cửa hàng thu mua của hai bạn nhỏ.
Nguyên văn chị chia sẻ như sau:
"Mẹ không biết lý do gì có thể khiến chàng trai của mẹ có động lực mạnh mẽ đến vậy. Khi 5h30 sáng ba mẹ còn đang ngủ thì con gõ cửa lộc cộc đi vào, ôm lấy mẹ và nói "Mẹ đi nhặt rác với con".
Mẹ dù mệt phờ người nhưng vì con thích nên cũng cố dậy. Hai mẹ con đeo khẩu trang, xách một cái túi bóng cùng xe đẩy, lộc cộc xuống tầng 19 đón chị Tí và bắt đầu hành trình vào nhà rác từng tầng. Mẹ dạy các con cách phân loại rác thải, và con hăng say chọn bìa, vỏ lon, chai nhựa... xếp lên xe. Hơn 1 tiếng buổi sáng trôi qua trong tiếng cười, tiếng nói chuyện vui vẻ.
Ba giúp mình kéo xe ra hàng phế liệu, cân cân, đếm đếm được 21k. Mẹ bảo chia cho chị Tí 11k, con 10k, hai chị em về nuôi lợn đất. Con vui lắm, líu ríu cả một ngày. Hôm sau lại đòi đi nhặt tiếp. Con nói con muốn đi nhặt phế liệu để thực hiện mơ ước học ngôi trường con thích, dù phi thực tế nhưng với mẹ, đó là điều ước vô cùng đẹp đẽ của một cậu bé 5 tuổi. Công việc của mẹ bận rộn, mẹ chẳng có nhiều thời gian cho 2 anh em.
Hai bé chờ đợi khoảnh khắc cầm trên tay những đồng tiền đầu tiên mình kiếm được.
Những phút giây bên nhau ấy, mẹ hiểu rằng trải nghiệm của con nhưng cũng là một trải nghiệm đáng tự hào cho mẹ. Rằng nghề nghiệp chân chính nào trong xã hội cũng đáng được tôn trọng, chẳng có nghề nghiệp nào là sang hèn, là thấp kém cả. Rằng môi trường của các con, nếu không biết bảo vệ sẽ ngày một ngập chìm trong biển rác và ô nhiễm. Rằng con rồi cũng cần ra đời, cũng cần kiếm sống, mẹ càng cho con sự dạn dĩ sớm, con càng độc lập và mạnh mẽ hơn trong tư duy. Cảm ơn con - chàng trai nhỏ nhưng ý chí không nhỏ.
Cảm ơn con thật nhiều vì những khoảnh khắc tuyệt vời ấy, cho mẹ cảm nhận hơn hành trình làm mẹ diệu kỳ biết nhường nào".
Sau khi thành công, được bố tháp tùng về nhà trên chiếc xe kéo quen thuộc.
Trao đổi thêm với chúng tôi, người mẹ này chia sẻ rằng: " Nhà mình ở gần một trường học. Buổi chiều mình hoặc ba bạn ấy hay dẫn hai bạn nhỏ đi dạo quanh khu khuôn viên ngoài trường. Bạn Sam thích trường vì thấy trường to đẹp và mẹ kể những hoạt động vui và bổ ích tại trường nên rất hứng thú.
Sau đó lần nào đi qua trường bạn ấy cũng chỉ tay vào trường và khoe rằng: Đây là trường con đấy mẹ. Việc con đi nhặt rác là do con tự đề xuất đấy, mình rất ngạc nhiên khi con đưa ra đề nghị này. Mỗi chiều đi dạo thấy có vỏ chai nước ngọt ở trên đường, đột nhiên 1 hôm Sam bảo "Từ mai con đi nhặt vỏ lon, vỏ chai về bán lấy tiền bỏ lợn để học, ko cần mẹ nuôi nữa".
Khi được hỏi về dự định có cho con học trường tiểu học trong tương lai, mẹ của Sam cho biết do gia đình có hai bé sàn sàn tuổi nhau. Để theo được ngôi trường con mơ ước sẽ cần một khoản chi phí không nhỏ nên sẽ cân nhắc thêm. Nhưng mục tiêu vẫn là tìm được môi trường cho con phát huy hết tất cả những năng lực mà con có.
Thấy con bị trừ điểm vì làm bài sai, mẹ chụp ảnh bài toán lên mạng hỏi ý kiến vô tình tạo ra cuộc tranh cãi nảy lửa Người mẹ nghi ngờ cô giáo chấm sai bài con mình nên đã đăng ảnh bài tập lên để hỏi ý kiến cộng đồng mạng. Năm học đầu tiên của bậc tiểu học là khi các con bước vào lớp 1, ai cũng nghĩ học sinh lớp 1 mới bắt đầu sẽ nhận được những bài tập dễ dàng, vừa sức với khả...