Quan điểm của Áo, một đối tác của dự án Nord Stream 2, về vụ đầu độc Navalny
Theo chính quyền Áo, đường ống dẫn khí Nord Stream 2 không thể trở thành con tin trong vụ đầu độc nhà đối lập chính trị người Nga Alexe Navalny. Áo không tính đến khả năng đóng băng dự án này để trừng phạt Điện Kremlin, bất chấp áp lực của Mỹ.
Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen (phải) và người đồng cấp Ukraine Zelensky
“Dự án kinh tế này phải được quyết định ở châu Âu chứ không phải ở Washington”, Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen tuyên bố và nói thêm rằng ông không nhận thấy “bất kỳ mối liên hệ nào giữa vụ Navalny và Nord Stream 2″. Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cho biết thêm: “Đó là một điều tốt nếu chúng ta đa dạng hóa việc phân phối khí đốt của Nga”.
Hai nhà lãnh đạo Áo đã nói chuyện với các nhà báo trước sự chứng kiến của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người đang có chuyến thăm chính thức tới Áo và một lần nữa tố cáo đường ống dẫn khí đốt này nhằm tăng cường tuyến đường tránh Ukraine.
Video đang HOT
Công ty dầu khí OMV của Áo đang tham gia đầu tư xây dựng đường ống trị giá 10 tỷ euro sắp hoàn thành này, sẽ nối Nga với Tây Âu dưới Biển Baltic để bổ sung cho đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1, hoạt động từ năm 2012.
Alexe Navalny, nhà đối lập chính trị số một của Điện Kremlin, lâm bệnh nặng vào ngày 20/8. Tại Tây Âu, nơi ông được chuyển đến, 3 phòng thí nghiệm chẩn đoán ông bị ngộ độc Novichok, một chất độc thần kinh có từ thời Liên Xô. Chính phủ Nga đã từ chối chịu trách nhiệm về vụ việc này.
Hoa Kỳ đang đe dọa trừng phạt các công ty tham gia Nord Stream 2. Ba Lan, Đan Mạch và các nước Baltic cũng phản đối.
Vì vụ Navalny, về phần mình Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt với Nga trong khi Đức không loại trừ việc đóng băng Nord Stream 2.
Liên Hợp Quốc hối thúc điều tra độc lập vụ Navalny
Cao ủy Nhân quyền LHQ Bachelet kêu gọi Nga hợp tác hoặc tiến hành cuộc điều tra độc lập, khách quan về vụ Navalny "nghi bị đầu độc".
"Chính quyền Nga có trách nhiệm điều tra đầy đủ ai là người đứng sau sự việc rất nghiêm trọng được thực hiện ngay trên đất Nga này", Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet cho biết hôm 8/9, đề cập đến vụ lãnh đạo đối lập Alexei Navalny nghi bị đầu độc.
Người đứng đầu cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc kêu gọi Moskva nhanh chóng thực hiện hoặc phối hợp với một "cuộc điều tra kỹ lưỡng, minh bạch, độc lập và khách quan", sau khi có cáo buộc rằng Navalny bị tấn công bằng chất độc thần kinh Novichok.
Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet tại Geneva hồi tháng 9/2019. Ảnh: Reuters.
Navalny, 44 tuổi, lãnh đạo đảng đối lập Liên minh Nhân dân Nga, bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva hôm 20/8, buộc máy bay chở ông phải hạ cánh khẩn. Trợ lý của Navalny cho rằng ông bị đầu độc khi uống trà tại quán cà phê ở sân bay Tomsk, Siberia, trước khi lên máy bay.
Anh, Đức tuyên bố Navalny đã bị đầu độc bằng Novichok, loại chất độc thần kinh có từ thời Liên Xô và được cho là từng được sử dụng trong vụ tấn công cựu điệp viên Nga Sergei Skripal ở Anh năm 2018.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã gọi tuyên bố trên là "thiếu căn cứ". Các bác sĩ Nga cho biết thêm họ không tìm thấy dấu vết nào của chất độc trong cơ thể Navalny, thêm rằng tình trạng của ông là do giảm đột ngột lượng glucose trong máu vì mất cân bằng trao đổi chất.
Điện Kremlin nhiều lần bác mọi cáo buộc liên quan tới vụ Navalny, khẳng định không lý do gì để đổ lỗi hay trừng phạt Nga. Moskva cũng hy vọng vấn đề này không hủy hoại tới quan hệ của họ với phương Tây.
Anh triệu đại sứ Nga vì vụ Navalny Ngoại trưởng Anh Raab thông báo triệu đại sứ Nga tại nước này để bày tỏ quan ngại về "vụ đầu độc Alexei Navalny". "Chúng tôi đã triệu Đại sứ Nga tại Anh để bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ đầu độc Alexei Navalny. Hoàn toàn không thể chấp nhận việc một vũ khí hóa học bị cấm đã được sử...