Quán cơm 2000 đồng ở Sài Gòn: Tử tế và tự trọng
Mỗi trưa, quanh những cái bàn ăn tại quán cơm giá rẻ này, có biết bao nhiêu điều để học…
Mới đây, một câu chuyện tử tế ở Sài Gòn sau khi đăng tải lên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Một cụ già cầm 2000 đồng vào quán cơm, nhưng đồ ăn đã hết. Đầu bếp ở đây tốt bụng châm cho cụ tô mì gói, còn bỏ thêm thịt, thêm rau. Câu chuyện nhỏ nhưng khiến người ta không khỏi nao lòng vì những phận người nhọc nhằn ở Sài Gòn hoa lệ, và cũng vì cả sự tử tế mà người với người đem đến cho nhau.
Qua mẩu chuyện này, nhiều người Sài Gòn mới biết về việc có tồn tại của một quán ăn như thế, trong khi một số người khác đã nghe về nó từ lâu rồi.
Bữa cơm nồng hậu chung của những phận đời riêng lẻ
Quán cơm Nụ cười được mở ra từ năm 2012 (7 năm trước). Chủ nhiệm của quán, cũng là người đồng sáng lập ra dự án trợ giúp thức ăn giá rẻ của quỹ từ thiện Tình thương TP.HCM là ông Nam Đồng – một nhá báo kì cựu được biết đến nhiều với bút danh Nguyễn Minh Lộc.
Mức giá 2000 đồng dễ khiến người ta hình dung được, bữa cơm tại quán không phải là một cuộc giao dịch sòng phẳng, đó là một sự đỡ đần.
Các món ăn của quán đủ đầy và tươm tất, có cơm, có canh, có món xào, cũng trái cây tráng miệng. Người đến ăn mỗi người một phần, ăn hết cớm có thể tự do lấy thêm, nhưng tuyệt nhiên không được mang về. Bên cạnh sự đủ đầy và ngon miệng, yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm được những người nấu nướng đặt lên thành tiêu chí hàng đầu.
Thi thoảng, sẽ có trường hợp khách đến muộn hay đông bất thường, hết cơm, đầu bếp sẽ pha mì và cho thêm thịt bò để đủ chất.
Cánh cửa quán không ngăn bất kì người nào, ai đến ăn chỉ cần mua thẻ, giá 2 nghìn đồng là có thể dùng bữa. Chủ nhiệm của quán cho biết, nguyên tắc ở đây là không hỏi bất cứ điều gì về nhân thân, lai lịch của người đến ăn.
Họ đa phần là những người có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, từ người già neo đơn, người bán vé số, người lượm ve chai, trẻ mồ côi… và cả những sinh viên tỉnh lẻ.
Cụ Hương năm nay đã hơn 80 tuổi, không chồng, không con, sống một mình trong một căn nhà nhỏ ở đường Trần Hưng Đạo. Mỗi buổi trưa, cụ đạp xe đạp tầm 20 phút để đến đây dùng cơm, tính ra cũng 2 năm ròng. Thật may vì đôi chân của cụ già khòm lưng này vẫn còn có thể đủ sức để đạp xe đi đi về về như thế.
Cụ Hương móm mém khen cơm ngon, còn bảo thêm ‘ăn ở đây vui nữa, có người nói chuyện, ăn một mình ở nhà tủi thân lắm’.
Chị Vân đến đây ăn khi quán sắp đóng cửa, chị không ăn cá, chỉ xin rau vì hôm nay ăn chay. Chị mặc đồ bộ, da ngăm, tóc kẹp gọn ra sau. Lại hỏi thăm hoàn cảnh, chị lắc đầu trước nhiều câu hỏi về nhân thân của mình.
Chị chỉ chia sẻ rằng mình đang sống ở chân cầu và hiện đang tồn tại qua ngày với những hộp cơm từ thiện hay những quán bán cơm giá rẻ thế này.
Lý do đằng sau mức giá 2000 đồng
Con số 2000 đồng ở Sài Gòn có khác gì cho, nhưng quán không miễn phí hẳn mà vẫn duy trì mức giá ấy.
Ông Nam Đồng – chủ nhiệm của quán cơm này giải thích: ‘Thứ nhất, với số tiền ấy, quán vẫn là nơi cung cấp dịch vụ, người đến ăn vẫn là khách, quán có thể phục vụ người ăn tận tình, chu đáo nhất theo cách một quán ăn có thể phục vụ khách của mình. Thứ hai, người đến ăn sẽ không mang nỗi mặc cảm đây là của bố thí’.
Còn việc quán chỉ cung cấp suất ăn tại chỗ mà không cho mang về là để tránh tình trạng lợi dụng, trục lợi.
Ông Nam Đồng – Chủ nhiệm của chuỗi quán cơm 2000 đồng.
Sau quán Nụ cười 1 được mở đầu tiên ở quận 1 cách đây 5 năm, quán hiện tại đã có thêm chi nhánh khác là 2-4-6-7-8. Quán không có chi nhánh số 5 vì ngày mới mở, ông Nam có nói đùa, ‘làm cực quá cực, mở tới quán số 5 chắc tôi chết chứ không sống nổi’, nên bạn bè né số 5 đi vì sợ. Còn quán số 8 chính là quán số 3 cũ chuyển thành.
Mỗi ngày, tất cả các chi nhanh bán ra khoảng 1600 suất cơm, mỗi chi nhanh trung bình tầm 350 khách.
Khách tự dọn dẹp phần khay, muỗng, đĩa của mình sau khi ăn xong.
Bên cạnh phục vụ tại chỗ, mỗi chi nhánh cũng phối hợp thêm với phường, mang phần cơm đến tận nhà cho những người khó khăn trong việc đi lại. Theo chia sẻ, chi phí để mỗi chi nhánh hoạt động là hơn 100 triệu đồng/tháng. Số tiền này do các mạnh thường quân tứ phương ủng hộ.
Một người đàn ông ngồi xe lăn, không thể vào trong, được phục vụ ngồi ăn cơm ngay ngoài cửa quán.
Ông Nam Đồng chia sẻ: ‘Mình là người quản lý các chuỗi quán ăn nhưng chỉ có vai trò cầu nối. Bên đây là mạnh thường quân, bên này là người đến ăn, còn mình là ở chính giữa’. Từ quán cơm, ông Nam Đồng lại bắc nhịp cầu về những nơi xa hơn nữa. Gạo được người ta cho nhiều, quán trữ lại dùng không kịp lên mốc. Ông đích thân mang từng xe gạo về các huyện vùng biên, vùng núi, trao cho người nghèo.
‘Người Sài Gòn tự trọng lắm’
Lúc mới bắt tay gầy dựng, ông Đồng cũng có những trăn trở của riêng mình: ‘ Ngày trước, tôi cứ nghĩ đến trường hợp thế này. Gia đình có một chồng, một vợ, 3 đứa con. 5 người cứ ở trong nhà coi phim Tàu, lười lao động, đến bữa lại cầm 10 nghìn ra quán ăn qua ngày… Nhưng 7 năm rồi, tôi biết mình sai, tôi chưa gặp trường hợp ấy bao giờ, người Sài Gòn tự trọng lắm’.
Ông kể tiếp: ‘ Có hôm tôi khảo sát thử, 100 người vào quán thì có duy nhất một người mang giày, một người đi xe tay ga, còn lại thì toàn quần áo bạc màu, toàn đi dép lê….
Nhiều người nhút nhát cứ đứng trước của dòm vô, mình lại hỏi thì người ta mới rụt rè nói ‘không biết tui có được vào hay không?’, mình nói ‘được’ người ta mới dám vào.
Có hôm nọ có cô làm giúp việc theo giờ, đến quan ăn tay còn cầm theo một bịch bột ngọt, nói ‘tới ăn không thì kì quá, nên góp chút đỉnh cho quán nấu nướng’, nhỏ vậy, mà thấy trân quý, thấy nghĩa tình’.
Có đôi lần, một vài người ăn vận sang trọng, đỗ xe hơi ngay trước của quán rồi vào ăn. Họ lạ lẫm so với hầu hết mọi người ở đó. Nhưng khi dùng bữa xong, họ đến và gửi lại quán 5 triệu, 10 triệu đồng. Hóa ra. người ta đến ủng hộ nhưng muốn tự mình ăn thử bữa cơm rồi mới an tâm quyên góp.
Cái tử tế ấy chẳng những thấy được từ những thực khách đến ăn mà còn chính từ những người tình nguyện phục vụ cho quán. Ở quán Nụ Cười, chỉ có đầu bếp và kế toán là nhận lương, những người còn lại đều làm không công.
Khi được hỏi về tình nguyên viên đặc biệt từng gặp gỡ, ông Nam Đồng nhớ ngay về một bạn học sinh 11 tuổi từng có thời gian đến quán phụ việc vào nhiều năm trước.
‘Thấy đứa bé đến xin làm, tôi hỏi trước, ‘cực lắm đó, nhắm có làm nổi không’, nó vẫn gật đầu ‘dạ con làm được’.
Tôi hỏi lại kĩ mẹ bé thế nào, là do mẹ kêu đi hay con xin đi. Mẹ cháu nói: ‘Là cháu đòi đi nhưng tôi khuyến khích, ở đây, quán sẽ thay tôi dạy cháu nhiều thứ…’
‘Chị mong cháu sẽ học được gì, học cách lau bàn, hay rửa chén…’
‘Cháu nó sẽ học được lòng nhân ái’.
Câu trả lời vỏn vẹn vậy thôi, nhưng khiến người nghe khó lòng quên được. Ừ, có vẻ quán này, thiếu nhiều thứ, chỉ có lòng nhân ái là đủ đầy!
Đỡ đần người ta được phần nào thì mừng phần đó
Từng có một số ý kiến trái chiều rằng, việc ăn bữa cơm 2 nghìn đồng là ‘ăn bám’, là ‘không có lòng tự trọng’, đặc biệt nhắm vào các bạn sinh viên trẻ. Nhưng chủ nhiệm của quán chưa từng nghĩ thế, ông cho rằng: ‘Nghĩ như vậy là xúc phạm. Đó đâu phải là sự lợi dụng, đó là sự đỡ đần. Mình tự làm điều này cho họ mà. Với lại, đó có là bao, có lớn lao gì đâu, mỗi bữa như thế họ chỉ tiết kiệm được mười mấy nghìn, mỗi tháng thì chắc hơn 300 nghìn là cùng. Nhưng giúp được họ được phần nào, tôi thấy mừng phần đó’.
Và cũng bởi vì, họ đến đây ăn cơm nào phải vì vị kỉ cho riêng họ, mà có thể đang đỡ đần cho một gánh nặng nào đó khác. Cậu sinh viên đi học thành phố, ở quê là người cha, người mẹ ngày ngày làm nông vất vả, chắt chiu từng cắc, từng đồng. Người cha chạy xe ôm đi ăn một bữa cơm 2 nghìn, âu cũng chỉ muốn chiếc cặp cũ của con mình được thay bằng một chiếc cặp mới lành lặn hơn.
Và biết đâu, chính những người từng lót lòng bằng chén cháo, lá rau ở đây, lại trở về, đứng ra góp sức cho quán cơm nhân ái này trong những năm tháng về sau…
Theo baodatviet
Mẫu ảnh đang nổi ở Sài Gòn: Lạnh lùng nhưng đầy 'chất' riêng
Huỳnh Như (sinh năm 1998) đang là mẫu ảnh nổi tiếng ở Sài Gòn. Cô bạn sở hữu vóc dáng nhỏ bé nhưng rất cân đối và thần thái chuyên nghiệp.
Huỳnh Như (sinh năm 1998, quê Quảng Ngãi) là gương mặt mẫu ảnh đang nổi tiếng ở Sài Gòn. Cô bắt đầu thu hút sự chú ý khoảng 2 năm trở lại đây nhờ gương mặt góc cạnh, thần thái tạo dáng chuyên nghiệp không thua gì người mẫu.
Trên trang cá nhân, Huỳnh Như rất chăm chỉ đăng ảnh khoe outfit hàng ngày. Cô thường xuyên thử sức với nhiều phong cách khác nhau, từ dịu dàng nữ tính tới sang trọng, phá cách. 9X cao 1,6m với 3 vòng cân đối.
Hiếm khi nào dân mạng tìm được một bức ảnh cười tươi của hot girl Sài Gòn. Cô bạn có đôi mắt sắc, sống mũi cao tự nhiên và luôn tự tin nhìn thẳng vào ống kính.
Huỳnh Như được đánh giá là "đa di năng" khi có thể theo đuổi phong cách cá tính lẫn dịu dàng. Ngoài mẫu ảnh, 9X còn là gương mặt đại diện cho nhiều nhãn hàng.
Rất nhiều người tò mò về chuyện tình cảm của mẫu ảnh nổi tiếng Sài Gòn. Ở những dịp lễ đặc biệt, Huỳnh Như cũng khoe quà tặng như bao người nhưng danh tính "đằng ấy" của cô nàng tới giờ vẫn là một ẩn số.
Ở một vài khung hình, có nhiều người nghi ngờ Huỳnh Như đã đụng chạm dao kéo ở mũi. Tuy nhiên trong vài story, cô bạn từng khẳng định chưa từng thay đổi gì trên cơ thể.
Trước khi trở thành mẫu ảnh nổi tiếng, Huỳnh Như từng xuất hiện trên vài diễn đàn tìm kiếm trai xinh gái đẹp. Kể từ đó đến nay, cô bạn thay đổi khá nhiều mà điển hình nhất là phong cách: từ cô nàng theo đuổi hình tượng baby trở thành hot girl lookbook lạnh lùng.
Theo Zing
Đừng hỏi 'Hà Nội có view nào đẹp?', học ngay 9X điển trai 'hô biến' những cảnh 'ai cũng biết'! Hà Nội mùa nào cũng đẹp, thật đấy! Chỉ cần bạn chọn một góc cảnh vừa mắt, mặc một set đồ yêu yêu một chút, khỏi cần đi đâu cũng 'auto' có ảnh đẹp! Từ phố cổ bình yên đến góc quán cà phê ven đường, từ những mùa hoa lãng mạn đến lối hẹn mộng thơ ở Hà Nội, tất cả đều...