Quan chức WHO bị tố ‘xoá báo cáo bất lợi về Covid-19 Italy’
Một quan chức WHO bị cáo buộc loại báo cáo tiết lộ tình trạng quản lý yếu kém tại Italy khi Covid-19 mới bùng phát ở nước này.
Báo cáo bị xóa là của chuyên gia Francesco Zambon của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng 10 đồng nghiệp khác ở châu Âu, được chính phủ Kuwait tài trợ, nhằm cung cấp thông tin cho các quốc gia chưa bị ảnh hưởng bởi Covid-19, tờ Guardian của Anh hôm nay đưa tin. Italy là quốc gia châu Âu đầu tiên bị đại dịch nhấn chìm hồi đầu năm.
Tài liệu mang tên “Thử thách chưa từng có: Phản ứng ban đầu của Italy với Covid-19″ dài 120 trang được xuất bản ngày 13/5 song bị gỡ xuống ngay hôm sau và tờ Guardian đưa tin lần đầu hồi tháng 8.
Báo cáo này nhận định kế hoạch phòng chống đại dịch của Italy không được cập nhật từ năm 2006. Do không được chuẩn bị, phản ứng đầu tiên của các bệnh viện ở Italy là “ngẫu hứng, hỗn loạn và tùy cơ ứng biến” trong lúc đợi chờ hướng dẫn.
Ranieri Guerra, trợ lý giám đốc WHO phụ trách sáng kiến chiến lược, bị nghi đưa ra yêu cầu xóa báo cáo nói trên. Guerra là một trong các chuyên gia thuộc tổ công tác đặc biệt chống Covid-19 của chính phủ Italy.
Guerra đứng đầu bộ phận phụ trách y tế dự phòng của Bộ Y tế Italy năm 2014-2017, khi đó chịu trách nhiệm cập nhật kế hoạch chống đại dịch theo hướng dẫn mới của WHO và Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC).
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân bằng cáng chuyên dụng vào bệnh viện Columbus Covid 2 tại Rome, Italy ngày 17/3. Ảnh: AP .
Video đang HOT
Các công tố viên tại Bergamo thuộc tỉnh Lombardy, địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất từ Covid-19 ở Italy, coi kế hoạch phòng chống dịch lỗi thời là một yếu tố quan trọng trong cuộc điều tra về khả năng sơ suất mang tính hình sự của giới chức. Italy là vùng dịch lớn thứ 7 thế giới và thứ 4 châu Âu, ghi nhận gần 1,8 triệu ca nhiễm và gần 63.000 ca tử vong.
Chuyên gia Zambon, làm việc tại văn phòng WHO ở Venice, ba lần được công tố viên Italy triệu tập song WHO không cho phép vì “quyền miễn trừ”. Guerra tham gia phiên điều trần với các công tố viên Italy hồi đầu tháng 11 song nội dung chưa được tiết lộ.
Sau lần triệu tập đầu tiên, WHO yêu cầu các công tố viên tại Bergamo cần chuyển yêu cầu của họ thông qua Bộ Ngoại giao Italy. Tuy nhiên, Zambon bị từ chối cho tới gặp các công tố viên trong lần triệu tập hôm 10/12 dù trước đó giới chức Italy đã chuyển yêu cầu.
Zambon cáo buộc bị Guerra dọa đuổi nếu không sửa đổi một phần báo cáo nhắc đến kế hoạch chống dịch đã lỗi thời. Zambon cho biết đã thông báo với các quan chức cấp cao của WHO về mối đe dọa cùng rủi ro với tính minh bạch và trung lập của tổ chức, song không cuộc điều tra nội bộ nào được mở.
Binh sĩ Italy bên ngoài bệnh viện dã chiến gần Milan hôm 20/3. Ảnh: AFP .
WHO trong thông cáo tuần trước giải thích việc xóa báo cáo của Zambon vì tài liệu “chứa những điểm chưa chính xác và không nhất quán”. Tuy nhiên, chuyên gia Zambon khẳng định nhóm điều tra “nghiên cứu kỹ lưỡng” và phát hiện kế hoạch sau năm 2006 được “ sao y bản chính” những năm trước, “không thay đến một từ hay dấu phẩy nào”.
“Báo cáo không chỉ trích chính phủ Italy mà nêu bật những vấn đề quan trọng phải đối mặt trong xử lý đại dịch, bắt đầu từ kế hoạch ứng phó đại dịch cũ chỉ được ‘xác nhận lại’ và ‘chưa hề cập nhật vào năm 2017″, Zambon nói.
Bộ Y tế Italy phủ nhận liên quan đến cáo buộc, cho biết “đây không phải tài liệu chính thức của WHO và chưa bao giờ được gửi tới chúng tôi”. “Bất cứ thông tin nào liên quan đến (báo cáo) đều không đến từ nguồn của các tổ chức”, Bộ Y tế Italy cho biết trong thông cáo.
Nếu các công tố viên tại Bergamo xác nhận Italy không cập nhật kế hoạch ứng phó đại dịch, tất cả bộ trưởng y tế và thủ tướng từ năm 2013 có nguy cơ phải ra tòa. “Italy không chuẩn bị cho Covid-19 và nhiều hành động tùy cơ ứng biến đã diễn ra. Chúng ta cần tìm hiểu tại sao Italy có nhiều nạn nhân hơn nơi khác”, công tố viên trưởng Antonio Chiappani cho biết.
Covid-19 bùng phát hồi tháng 12/2019, xuất hiện tại 218 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 71 triệu ca nhiễm, gần 1,6 triệu ca tử vong và gần 49,3 triệu người đã hồi phục.
Báo Anh nói WHO ra quyết định dựa vào dữ liệu khả nghi
Guardian cho biết WHO và một số chính phủ thay đổi chính sách đối phó Covid-19 dựa trên dữ liệu khả nghi từ Surgisphere, công ty Mỹ ít được biết đến.
Guardian cho biết trong bài báo đăng ngày 3/6 rằng Surgisphere có đội ngũ nhân viên thiếu nền tảng khoa học, "dường như bao gồm một nhà văn khoa học viễn tưởng và một người mẫu nội dung người lớn". Surgisphere đã cung cấp dữ liệu cho nhiều nghiên cứu về Covid-19 nhưng không giải thích thỏa đáng được dữ liệu hoặc phương pháp thu thập.
Sapan Desai, giám đốc điều hành của Surgisphere. Ảnh: Gore Medical.
Dữ liệu mà họ tuyên bố đã thu được một cách hợp pháp từ hơn 1.000 bệnh viện trên toàn thế giới đã được các nhà khoa học sử dụng để đưa ra các nghiên cứu, dẫn đến thay đổi về chính sách điều trị Covid-19 ở các nước Mỹ Latinh. Chúng cũng dẫn đến việc WHO và các viện nghiên cứu trên thế giới dừng thử nghiệm thuốc sốt rét hydroxychloroquine.
Hai trong số các tạp chí y khoa hàng đầu thế giới, Lancet và New England, đã công bố các nghiên cứu dựa trên dữ liệu của Surgisphere. Giám đốc điều hành của Surgisphere Sapan Desai là đồng tác giả những nghiên cứu này.
Guardian cho biết dù Surgisphere tự nhận họ điều hành một trong những cơ sở dữ liệu về bệnh viện lớn nhất và nhanh nhất thế giới, họ gần như không có sự hiện diện trực tuyến. Tài khoản Twitter của họ có chưa đến 170 người theo dõi, không có bài đăng trong khoảng tháng 10/2017 đến tháng 3/2020. Trang Wikipedia về Desai đã bị xóa sau khi nhiều nghi ngờ nổi lên về Surgisphere.
Cộng đồng y tế đã đặt nhiều câu hỏi về Surgisphere trong vài tuần qua. Ngày 22/5, Lancet công bố nghiên cứu nói rằng thuốc sốt rét hydroxychloroquine có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn ở bệnh nhân Covid-19 và làm tăng các vấn đề về tim. Nghiên cứu nói rằng họ đã phân tích dữ liệu Surgisphere thu thập từ gần 15.000 người nhiễm nCoV đã vào 1.200 bệnh viện trên thế giới, được cho dùng hydroxychloroquine hoặc kết hợp với kháng sinh.
Tuy nhiên, Guardian phát hiện có lỗi trong dữ liệu về Australia. Nghiên cứu cho biết họ đã lấy dữ liệu từ 5 bệnh viện, ghi nhận 600 người nhiễm nCoV và 73 trường hợp tử vong tính đến ngày 21/4. Nhưng dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins cho thấy chỉ 67 trường hợp tử vong được ghi nhận tại Australia tính đến 21/4. Đến ngày 23/4, con số này mới tăng lên 73.
Guardian đã liên lạc với 5 bệnh viện ở Melbourne và hai bệnh viện ở Sydney. Tất cả đều bác bỏ cung cấp thông tin cho cơ sở dữ liệu và cho biết họ chưa từng nghe đến Surgisphere.
Desai nói rằng công ty của ông chỉ có 11 nhân viên và Surgisphere đã hoạt động từ năm 2018, "sử dụng rất nhiều trí tuệ nhân tạo và học máy để tự động hóa quá trình phân tích dữ liệu y tế". Desai khẳng định cách Surgisphere thu thập dữ liệu "luôn phù hợp với luật pháp và quy định của địa phương".
Peter Ellis, nhà khoa học dữ liệu trưởng của Nous Group, công ty tư vấn quản lý quốc tế thực hiện các dự án tích hợp dữ liệu cho các cơ quan chính phủ, bày tỏ lo ngại rằng cơ sở dữ liệu của Surgisphere "gần như chắc chắn là một trò lừa đảo".
Ngày 2/6, sau khi được Guardian tiếp cận, Lancet đã bày tỏ quan ngại về nghiên cứu họ đã công bố. Tạp chí Y học New England cũng đưa ra thông báo tương tự. Lancet cho biết các tác giả không liên quan đến Surgisphere đang tiến hành một cuộc kiểm toán độc lập về nguồn gốc và tính hợp lệ của dữ liệu.
WHO: cuộc chiến mới là thuyết phục người dân tiêm vắc xin Covid-19 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết thuyết phục công chúng về giá trị của vắc xin Covid-19 sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc cố gắng bắt buộc tiêm chủng. WHO lưu ý việc bắt buộc tiêm chủng vắc xin Covid-19 là quan điểm sai lầm. REUTERS Trong buổi họp báo trực tuyến ngày 7.12, giám đốc bộ phận...