Quan chức Trung quốc bị điều tra vì “thô lỗ” với dân
Bí thư quận uỷ Bình Sơn, tỉnh Hà Bắc, bị đình chỉ chức vụ và điều tra hành vi thô lỗ, sau khi ông nhận tin nhắn của người dân mà chỉ trả lời, “Biến đi”.
Quyết định đình chỉ với Yin Huiqiang được Đảng uỷ thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc đưa ra hôm 13/9, 1 ngày sau khi xảy ra vụ việc.
Hai đội điều tra của Uỷ ban kỷ luật Thành uỷ đã được thành lập để điều tra thêm các vấn đề của ông Yin, kết quả điều tra sẽ được công khai cho người dân trong tuần này.
Yin Huiqiang, Thường vụ Huyện ủy kiêm Bí thư Chính trị quận Bình Sơn, tỉnh Hà Bắc. Ảnh: 6 Park News
Ảnh chụp màn hình tin nhắn giữa Yin và một phụ nữ trú quận Bình Sơn cho thấy, bà đã gửi một tin nhắn cho vị Bí thư quận vào lúc 1h 38 phút sáng Chủ nhật, 12/9. Nội dung bà viết khá dài, báo cáo nhiều vấn đề, bao gồm cả việc bồi thường cho việc phá dỡ ngôi nhà của bà và tiền bồi thường.
Trong phần đầu của tin nhắn, bà cũng tự giới thiệu bản thân và đính kèm một số liên kết tin tức. Bí thư Yin đã trả lời vào lúc 8h5 phút sáng cùng ngày rất ngắn gọn “Biến đi!”.
Video đang HOT
Người thân của bà đã chụp lại màn hình hội thoại này đăng lên mạng xã hội khiến vụ việc nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân suốt những ngày qua.
Ngay hôm sau, một nhân viên quận đã gọi điện cho người phụ nữ để giải thích. Ngày 14/9, sau khi bị đình chỉ chức vụ, ông Yin cũng gọi điện xin lỗi bà.
Trong đoạn ghi âm cuộc điện thoại do bà lưu lại, cựu bí thư Yin giải thích, mọi chuyện thực sự là một sự hiểu lầm. “Tôi đã nhìn thấy tin nhắn vào lúc nửa đêm. Nó chỉ là một liên kết, một số chữ cái, ký hiệu… Bà cũng không giới thiệu mình là ai, nên tôi nghĩ đó là một tin nhắn văn bản lừa đảo. Tôi xin lỗi vì phản ứng không phù hợp và mong bà thông cảm “.
Người phụ nữ cho biết, bà không chấp nhận lời xin lỗi không chân thành này. Bà nói giải thích của ông Yin vô lý, vì tin nhắn của bà bao gồm phần giới thiệu bản thân, báo cáo các vấn đề và cuối cùng, bà mới đính kèm 3 liên kết web.
Trung Quốc lập hơn 450 trung tâm cách ly tập trung ở thành phố Thạch Gia Trang
Ngày 21/1, giới chức địa phương cho biết tổng cộng 458 trung tâm giám sát ở thành phố Thạch Gia Trang, thủ phủ của tỉnh Hà Bắc, phía Bắc Trung Quốc, đang được sử dụng cho việc cách ly tập trung.
Cảnh sát gác tại thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày 7/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thạch Gia Trang đang là một trong những tâm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong làn sóng lây nhiễm dịch mới tại Trung Quốc đại lục.
Phát biểu họp báo, bà Mạnh Tường Hồng, Phó Thị trưởng Thạch Gia Trang, cho biết các trường hợp mắc COVID-19 lẻ tẻ trên địa bàn thành phố đã giảm dần và hầu hết các ca mắc mới được phát hiện ở các trung tâm giám sát. Tất cả các cá nhân bị cách ly đều phải xét nghiệm axit nucleic 2 ngày một lần. Tính tới trưa 21/1, tổng cộng 34.029 người đã được cách ly tại các trung tâm trên.
Trong ngày 21/1, tỉnh Hà Bắc đã ghi nhận 20 ca mắc COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng và 4 trường hợp không có triệu chứng lây nhiễm trong cộng đồng. Tất cả các ca mắc này đều ở Thạch Gia Trang.
* Ngày 21/1, Bộ trưởng Giáo dục Australia Alan Tudge cảnh báo các trường đại học của nước này rằng Australia sẽ "rất khó" tiếp tục nhận một số lượng lớn du học sinh tới học tập trong năm 2021.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trả lời truyền thông địa phương, ông Tudge cho biết sẽ có nhiều thách thức trong việc vực dậy lĩnh vực giáo dục quốc tế vào cuối năm nay trong bối cảnh chính phủ liên bang ưu tiên đưa công dân Australia bị mắc kẹt ở nước ngoài trở về nước và bảo đảm an toàn dịch bệnh trong nước. Tuy nhiên, ông khẳng định chính phủ sẽ theo dõi sát tình hình dịch bệnh hằng tuần và sẽ đưa ra quyết định phù hợp theo khuyến cáo của giới chức y tế.
Hy vọng của sinh viên nước ngoài được quay trở lại học ở Australia trong học kỳ mới của năm 2021 đã bị tiêu tan trong những tuần gần đây sau khi Chính phủ Australia quyết định siết chặt giới hạn số người được nhập cảnh. Vào đầu tuần này, chính quyền bang Victoria, bang có nhiều du học sinh nhất đến học, thừa nhận không có khả năng tiếp đón hàng nghìn sinh viên quốc tế trong thời gian tới.
Ngành giáo dục quốc tế Australia ước tính sẽ mất 8 tỷ AUD (6 tỷ USD) học phí đại học của học kỳ I nếu không có sinh viên nước ngoài nào được phép nhập cảnh. Con số thiệt hại này sẽ tăng lên 10 tỷ AUD (7,5 tỷ USD) nếu không có sinh viên quốc tế nào tới trong năm nay.
Trong năm ngoái, hơn 12.000 nhân viên và giảng viên các trường đại học ở Australia đã bị mất việc làm. Các chuyên gia giáo dục đại học dự đoán tình hình năm 2021 sẽ còn khó khăn hơn nếu học phí từ các sinh viên quốc tế không đủ cho các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học.
* Liban ngày 21/1 thông báo gia hạn thêm 2 tuần lệnh phong tỏa được áp dụng vào đầu tháng này trong bôi cảnh số ca mắc COVID-19 đang khiến hệ thống y tế quá tải.
Chính phủ Liban cho biết những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt về hoạt động di chuyển trên toàn quốc, dự kiến sẽ hết hạn vào 25/1 tới, giờ đây sẽ có hiệu lực tới ngày 8/2. Quyết định này được đưa ra nhằm đối phó với sự gia tăng số ca mắc COVID-19 và số bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt.
Trong ngày 20/1, Bộ Y tế Liban thông báo có thêm 4.332 ca mắc và 64 ca tử vong do COVID-19. Hiện số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên hơn 250.000 ca trong khoảng 6 triệu dân.
* Cùng ngày, Hạ viện Ai Cập đã thông qua sắc lệnh của tổng thống về việc gia hạn tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc thêm 3 tháng, kể từ ngày 24/1 tới. Quyết định này được đưa ra nhằm đối phó với "tình trạng y tế và an ninh nguy hiểm đang diễn ra trong nước".
Theo sắc lệnh, các lực lượng vũ trang và cảnh sát sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để chống khủng bố và hoạt động tài trợ khủng bố, duy trì an ninh trên toàn quốc, bảo vệ tài sản công và tư, cũng như tính mạng của người dân. Theo Hiến pháp Ai Cập, các quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp của tổng thống phải được quốc hội thông qua.
Ai Cập đã áp đặt tình trạng khẩn cấp vào năm 2017 sau hai vụ đánh bom tại nhà thờ khiến ít nhất 45 người thiệt mạng. Kể từ đó, quy định về tình trạng khẩn cấp liên tục được đổi mới để phù hợp với Hiến pháp.
Thế giới tuần qua: Nước Mỹ rối ren trước lễ nhậm chức của ông Biden, cuộc chiến chống COVID-19 còn cam go Đấu đá chính trị nội bộ, nguy cơ bất ổn an ninh trước thời điểm ông Joe Biden lên nhậm chức cùng với những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu là hai chủ đề nổi bật trong tuần. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (giữa) cùng các quan chức Hạ viện công bố điều khoản luận tội...