Quan chức Triều Tiên bỏ trốn khỏi đại sứ quán ở TQ
Ít tuần sau khi phó đại sứ Triều Tiên ở Anh bỏ trốn, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Y tế nước này cũng biến mất bí ẩn cùng gia đình.
Bảo vệ trước cổng đại sứ quán Triều Tiên ở Trung Quốc.
Theo hãng tin Yonhap Hàn Quốc ngày 5.10 một quan chức cấp cao ở đại sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã bỏ trốn. Một thông tin khác cho biết 2 nhân viên đại sứ quán này cũng đang xin tị nạn ở Nhật Bản.
Nếu thông tin trên được xác thực thì đây là vụ việc mới nhất sau nhiều vụ bỏ trốn của quan chức cấp cao Triều Tiên thời quan qua. Điều này cũng cho thấy nhiều dấu hiệu bất ổn trong nội bộ đất nước.
Yonhap dẫn nguồn tin giấu tên ở Bình Nhưỡng cho biết vị quan chức bỏ trốn làm việc ở đại sứ quán Triều Tiên tại Trung Quốc. Người này công tác ở Bộ Y tế Triều Tiên và bỏ trốn cùng gia đình vào cuối tháng 9 vừa qua.
Nguồn tin cho biết vị quan chức này phụ trách cung cấp dược phẩm cho một phòng khám ở Bình Nhưỡng chuyên điều trị cho lãnh đạo Kim Jong-un và các thành viên gia đình.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc có chính sách không bình luận về những vụ bỏ trốn, đặc biệt là bởi quan chức cấp cao Triều Tiên, cũng nói rằng chưa xác nhận thông tin trên.
Trên tờ JoongAng Ilbo của Hàn Quốc có đăng bài viết nói rằng 2 quan chức khác tại đại sứ quán Triều Tiên ở Trung Quốc đang xin tị nạn tại Nhật Bản. Bài báo dẫn nguồn tin giấu tên khẳng định hai người này không phải cán bộ ngoại giao nhưng làm việc cho văn phòng chính phủ.
Video đang HOT
Phát ngôn viên chính phủ Nhật Yoshihide Suga phủ nhận bất kì thông tin nào liên quan tới việc xin tị nạn ở Nhật Bản: “Thông tin hai người Triều Tiên xin tị nạn ở đất nước chúng tôi là không chính xác. Chúng tôi không hề ghi nhận bất kì trường hợp nào như vậy”, Suga nói trong cuộc họp báo.
Ông Thae Yong-ho khi còn là phó đại sứ Triều Tiên ở Anh.
Triều Tiên thời gian qua chấn động vì loạt hành động bỏ trốn của các quan chức cấp cao, đặc biệt là khi phó đại sứ Triều Tiên ở Anh bỏ trốn sang Hàn Quốc. Trong bài phát biểu cuối tuần qua kỉ niệm Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã kêu gọi người Triều Tiên cần rời bỏ đất nước càng sớm càng tốt.
“Sẽ có thêm nhiều vụ bỏ trốn nữa ở tầng lớp tinh hoa Triều Tiên dù trước đây họ từng ủng hộ chính quyền”, bà Park nói. “Chúng tôi luôn mở rộng con đường cho các bạn tìm kiếm một hy vọng và cuộc sống mới”.
Quan hệ hai miền đã xuống mức rất thấp sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ hai trong năm 2016 và phóng tên lửa đạn đạo liên tiếp trong mấy tháng qua.
Theo Quang Minh – IBT (Dân Việt)
Bệnh dị thường xuất hiện nơi Triều Tiên thử hạt nhân
Những nạn nhân đầu tiên ở Triều Tiên đã bị nhiễm phóng xạ, dẫn đến đột biến trong các căn bệnh nan y, dị tật thai nhi và tử vong, một thập kỷ sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần đầu tiên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên kim Jong-un.
Theo Daily Star, các nhà lãnh đạo thế giới đã lên án Triều Tiên, sau khi nước này hai lần thử hạt nhân trong năm nay, bao gồm cả lần thử hạt nhân lớn nhất gần đây.
Triều Tiên nhiều lần uy hiếp các quốc gia khác bằng vũ khí hạt nhân và đe dọa sẽ tấn công Hàn Quốc, Mỹ. Nhưng những người dân Bình Nhưỡng lại là nạn nhân đầu tiên trong tham vọng hạt nhân của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Một người đào tẩu khỏi Triều Tiên chia sẻ trên Daily Star: "Nguồn nước gần khu thử hạt nhân ở ngọn núi Mantapsan đã bị nhiễm phóng xạ trầm trọng". Sau một thập kỷ, người dân sống ở thị trấn Kilju đã phải hứng chịu những hậu quả nặng nề.
"Những người uống nước nhiễm phóng xạ đã mắc phải căn bệnh nan y khác nhau, dị tật thai nhi và tỷ lệ tử vong cao bất thường", người này nói thêm
Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hạt nhân Yongbyon đã mở cửa trở lại.
Bà Kathryn Higley, người đứng đầu bộ phận kỹ thuật hạt nhân và vật lý y tế phóng xạ tại Đại học Bang Oregon ở Mỹ chia sẻ về cách mà phóng xạ lan rộng. "Gần như chắc chắn" là các vụ thử hạt nhân ngầm dưới lòng đất của Triều Tiên đã khiến mạch nước ngầm bị nhiệm xạ.
Ngoài ra, quá trình chế tạo vũ khí hạt nhân cũng có thể gây ra những căn bệnh kể trên. Trong quá khứ, Liên Xô từng đổ chất thải phóng xạ ra sông Techa, phía nam ngọn núi Ural.
"Phóng xạ đổ vào dòng sông mà chính quyền không cảnh báo với những người sống dưới hạ lưu", bà Higley nói.
Tuy vậy, nhà máy chế tạo vũ khí hạt nhân Triều Tiên đặt tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hạt nhân Yongbyon, cách thị trấn Kilju khoảng 321 km.
Khu thử hạt nhân Triều Tiên và trại tập trung Hwasong chỉ cách nhau chưa đến 16 km.
Hoặc người dân Triều Tiên bị nhiễm phóng xạ chính từ việc đào uranium dưới lòng đất tại Yongbyon. Nguồn cung cấp uranium của Triều Tiên được cho là "vô hạn" và các tù nhân ở trại tập trung bị buộc phải đi khai thác. Khu trại tập trung Hwasong chỉ cách khu thử hạt nhân Punggye-ri dưới 16 km.
Không chỉ phóng xạ là nguyên nhân khiến người dân Triều Tiên bị nhiễm độc, Tiến sĩ Higley chia sẻ. "Việc khai thác quá mức cũng có thể giải phóng thành phần độc tố vào dòng nước và mạch nước ngầm.
Bà Higley nói: "Đó có thể bắt nguồn từ chất nhiễm phóng xạ hoặc đơn giản chỉ là kim loại nặng. Nếu như muốn khai thác than, bạn phải phá vỡ các tảng đá. Trong quá khứ, thủy ngân và cyanua là một số giải pháp".
"Nếu những chất này trôi xuống nước, nguồn nước nhiễm độc mà không thể phân biệt bằng mắt thường", Tiến sĩ Higley nói trên Daily Star. Nhiễm phóng xạ nặng cung có thể dẫn đến dị tật đầu nhỏ, triệu chứng nổi tiếng với virus Zika.
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star (Dân Việt)
Indonesia: Biển quảng cáo hiện phim khiêu dâm hơn 10 phút Khi bộ phim người lớn được phát công khai trên bảng điện tử, nhiều tài xế tranh thủ dừng lại "thưởng thức". Biển quảng cáo chiếu cảnh phim khiêu dâm giữa giờ tan tầm ở Jakarta. Một người đàn ông Indonesia đã bị bắt giữ vì xâm nhập trái phép hệ thống bảng quảng cáo điện tử và truyền trực tiếp phim khiêu...