Quan chức TQ sẽ phải dùng vé máy bay giá rẻ
Trung Quốc có kế hoạch cấm quan chức chính phủ dùng vé máy bay nguyên giá trong các chuyến công cán như một phần của chiến dịch tiết kiệm đang diễn ra, ChinaDaily và AsiaNewsNetwork đưa tin.
Theo đánh giá của các chuyên gia, động thái này sẽ chất thêm sức ép lên các hãng hàng không lớn trong nước.
Trong một thông báo chung ra ngày 22/4 của Bộ tài chính và Cục hàng không dân dụng, các quan chức chính phủ khi đi công cán nên đặt vé theo nguyên tắc tiết kiệm và ủng hộ hàng không trong nước.
Quy định mới sẽ được ban hành vào ngày 1/6 ghi rõ, viên chức chính phủ khi đi công cán phải chọn giá vé thấp bất kỳ lúc nào có thể. Về nguyên tắc, vé nguyên giá là bị cấm dùng. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không phải trường hợp đặc biệt, vé nguyên giá sẽ không được thanh toán.
Video đang HOT
Ngoài ra, khi công du nước ngoài, viên chức chính phủ phải chọn các chuyến bay của những hãng hàng không trong nước. Nếu không có chuyến bay trực tiếp, họ phải đi chuyến bay nội địa tới một địa điểm gần đó rồi chuyển sang hãng nước ngoài.
Vé máy bay phải được đặt trước tại những hãng hàng không được chỉ định. Các hãng hàng không sẽ giảm giá vé máy bay theo những gì đã ghi trong thỏa thuận trước. Theo đó, các hãng hàng không sẽ giảm thêm 5% cho các vé máy bay đã được chiết khấu giá, hoặc giảm 12-15% cho vé nguyên giá
Bất chấp ý định được nêu rõ của nhà chức trách là đẩy mạnh sự phát triển của hàng không nội địa, quy định mới có thể là một cú đồn đối với các hãng hàng không trong nước, giới phân tích nhận định.
“Nó sẽ làm giảm lợi nhuận ròng của hàng không trong nước vì lợi nhuận từ vé nguyên giá bán cho viên chức chính phủ là rất quan trọng với doanh thu của họ”, Li Lei, một chuyên gia phân tích về hàng không dân dụng, cho hay.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Nga,Trung bắt tay "chặn" đòn trừng phạt phương Tây
Nga và Trung Quốc có kế hoạch hoàn tất tiến trình đàm phán kéo dài 10 năm liên quan đến hợp đồng cung cấp khí đốt trước khi Tổng thống Vladimir Putin đến thăm Bắc Kinh vào tháng 5 tới, báo chí dẫn lời Phó Thủ tướng Arkady Dvorkovich hồi đầu tuần cho biết.
Phó Thủ tướng Arkady Dvorkovich
Ông Dvorkovich cũng cho biết, Trung Quốc quan tâm đến các dự án năng lượng thay thế trên bán đảo Crimea ở Biển Đen. Bán đảo này vừa được sáp nhập vào Nga hồi tháng 3.
Moscow và Bắc Kinh đang tiến hành các cuộc đàm phán tích cực để tiến tới việc ký kết một hợp đồng khủng, theo đó Nga sẽ cung cấp khí đốt tự nhiên cho khách hàng khổng lồ Trung Quốc. Hiện tại, giá cả đang là bước cản trở chính trong thoả thuận giữa Nga và Trung Quốc.
"Các cuộc đàm phán khí đốt đang gần hoàn tất. Cả Moscow và Bắc Kinh đều nhất trí sẽ nỗ lực hoàn tất tiến trình đàm phán trước chuyến thăm của Tổng thống Nga đến Trung Quốc vào tháng 5 năm nay", hãng tin Interfax dẫn lời Phó Thủ tướng Dvorkovich cho biết trong cuộc gặp với Thủ tướng Dmitry Medvedev.
Tuần trước, ông Dvorkovich đã dẫn đầu một phái đoàn Nga đến thăm Trung Quốc để bàn về mối quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng.
Tổng thống Putin đã kêu gọi các công ty Nga mở rộng hoạt động của họ sang Châu Á khi nền kinh tế Châu Âu đang loạng choạng và các nước ở khu vực này đang tìm cách giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga. Châu Âu là thị trường nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ Nga. Tuy nhiên, các nước này đang tìm cách trừng phạt Nga vì vụ sáp nhập Crimea. Một hợp đồng được ký kết giữa Nga và Trung Quốc sẽ giúp Moscow vô hiệu hoá đòn trừng phạt từ phương Tây.
Tập đoàn năng lượng hàng đầu của Nga - Gazprom có kế hoạch cung cấp cho thị trường Trung Quốc đến 38 tỉ mét khối khí đốt/1 năm, bắt đầu từ năm 2018. Con số này chiếm khoảng 1/4 trong tổng số xuất khẩu năng lượng của Nga đến Châu Âu.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Máy bay Malaysia mất tích: Mở điều tra khả năng khủng bố Một cuộc điều tra khủng bố với sự tham gia của FBI và các đơn vị chống khủng bố khắp thế giới đã được mở vào ngày 9/3 đối với máy bay chở 239 người của Malaysia bị mất tích trên Biển Đông, trong khi 4 người trên chiếc máy bay bị nhắm tới. Các thành viên của Đội hỗ trợ đặc biệt...