Quan chức ngoại giao đốt đại sứ quán
Ông Shinya Yamada, 30 tuổi và là thư ký thứ 3 tại Đại sứ quán Nhật Bản ở thủ đô Kinshasa của Cộng hòa Dân chủ Congo, đã bị bắt giữ tại Tokyo.
Trụ sở đại sứ quán Nhật Bản ở Kinshasa bị cháy ngày 20/6
Cảnh sát Nhật Bản hôm 2/12 đã bắt giữ một quan chức ngoại giao nước này vì nghi ngờ có liên quan đến vụ phóng hỏa đại sứ quán Nhật Bản ở Cộng hòa Dân chủ Congo hồi tháng 6.
Ông Shinya Yamada, 30 tuổi và là thư ký thứ 3 tại Đại sứ quán Nhật Bản ở thủ đô Kinshasa của Cộng hòa Dân chủ Congo, đã bị bắt giữ tại Tokyo.
Video đang HOT
Vụ cháy xảy ra tại một tòa nhà tư nhân được dùng làm trụ sở đại sứ quán Nhật Bản ở Kinshasa hôm 20/6. Vụ việc đã khiến 2 tầng của tòa nhà này hư hại nhưng may mắn không có ai bị thương. Sau cuộc điều tra, cảnh sát cho biết hung thủ dùng xăng để gây án và phát hiện khoản tiền 260.000 USD tại cơ sở ngoại giao này đã không cánh mà bay.
Ông Fumio Kishida, Ngoại trưởng Nhật Bản đã công khai xin lỗi về vụ tấn công đốt phá
Trước vấn đề mang tính nhạy cảm trên, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã yêu cầu cảnh sát Tokyo tiến hành làm rõ vụ việc. Cơ quan điều tra cho biết đã có được bằng chứng cho thấy ông Yamada là người cuối cùng rời khỏi tòa nhà ngay sau khi đám cháy xảy ra. Tuy nhiên, ông Yamada đã phủ nhận tất cả các cáo buộc trên sau khi bị bắt giữ.
Giới truyền thông Nhật Bản đưa tin ông Yamada là một khách hàng quen thuộc tại các sòng bạc ở Kinshasa, đồng thời thường xuyên mượn tiền của đồng nghiệp. Vì thế, cảnh sát tin rằng ông ta đã biển thủ tiền của Đại sứ quán để dùng để đánh bạc, rồi đốt đại sứ quán nhằm hủy bằng chứng.
Theo sau vụ bắt giữ, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã công khai xin lỗi về vụ tấn công đốt phá và cam kết sẽ xử lý nghiêm vụ việc.
Theo Xahoi
Trung - Ấn tiếp diễn căng thẳng biên giới
Hồi tháng trước, hai nước đã ký kết hiệp ước nhằm tránh tránh đụng độ ở biên giới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bìa phải) họp bàn với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (bìa trái) ở Bắc Kinh ngày 23/10/2013
Hôm 30/11, Trung Quốc kêu gọi phía Ấn Độ không nên làm trầm trọng thêm các vấn đề biên giới sau khi Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đi thăm khu vực tranh chấp giữa hai nước một ngày trước đó.
Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên Tần Cương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Chúng tôi hy vọng Ấn Độ hợp tác với Trung Quốc trong việc bảo vệ mối quan hệ sâu rộng vốn có và sẽ không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp vấn đề bảo vệ hòa bình và an ninh biên giới".
Tổng thống Ấn Độ đến thăm bang Arunachal Pradesh ở phía đông dãy Himalaya, nơi mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, ngày 29/11. Tại khu vực này đã nổ ra cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi giữa Bắc Kinh và New Delhi năm 1962 à kéo dài đến tận ngày nay.
Hồi tháng trước, hai nước đã ký kết hiệp ước nhằm tránh tránh đụng độ ở biên giới. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn tuyên bố hơn 90.000 km vuông thuộc khu vực phía đông Himalaya bị New Delhi tranh chấp, còn Ấn Độ tố cáo Trung Quốc chiếm 38.000 km vuông ở phía tây cao nguyên Aksai Chin của nước này.
Trước cảnh báo của Trung Quốc, Tổng thống Mukherjee khẳng định chuyến thăm của ông tới Arunachal Pradesh là một hoạt động thường niên trong nhiều thập kỷ nay và đó là nơi mà Ấn Độ thường xuyên tổ chức các cuộc bầu cử.
Theo Xahoi
Hốt hoảng phát hiện kim dài 5 cm trong sữa bột trẻ em Bà mẹ người Anh hốt hoảng khi phát hiện một cây kim dài hơn 5cm trong hộp sữa mà cô đang chuẩn bị pha cho con uống Bà mẹ trẻ hốt hoảng khi phát hiện cây kim dài hơn 5 cm trong hộp sữa mới Cô Julie Wakeling mới mua một hộp sữa nhãn hiệu Cow & Gate từ siêu thị Sittingbourne khoảng...