Quan chức Mỹ gọi drone Trung Quốc là ‘Huawei trên không’
Brendan Carr – thành viên của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đề nghị cơ quan này đưa công ty drone ( máy bay không người lái) DJI vào danh sách đen, vì lo ngại DJI sẽ trở thành “phiên bản trên không của Huawei”.
Nếu bị đưa vào danh sách FCC (covered list), những sản phẩm của DJI sẽ bị cấm mua bằng quỹ liên bang của chính phủ, nhưng không có nghĩa là bị cấm sản xuất hoàn toàn tại Mỹ. Những công ty nằm trong danh sách của FCC hiện có Huawei, ZTE, Hytera, Hangzhou Hikvision, Zhejiang Dahua.
Thực tế, sản phẩm của DJI hiện chiếm hơn 1/2 thị trường drone của Mỹ và có thời gian được sử dụng trong quân đội. Bộ Thương mại đưa DJI vào danh sách đen từ tháng 12 năm ngoái. Quốc hội Mỹ cũng cấm Bộ Quốc phòng mua hoặc sử dụng drone DJI từ năm 2019, còn Bộ Nội vụ sẽ “xếp xó” một đội drone DJI vào năm sau.
Newsweek dẫn lời ông Brendan Carr: “Drone của DJI và công nghệ giám sát trên các hệ thống này đang thu thập lượng lớn dữ liệu nhạy cảm, từ hình ảnh chất lượng cao về cơ sở hạ tầng trọng yếu của Mỹ, cho đến công nghệ nhận diện gương mặt và cảm biến từ xa có thể đo nhiệt độ cơ thể và nhịp tim của từng người”.
Video đang HOT
Drone Mavic của DJI
Ông khẳng định đã có nhiều bằng chứng về hoạt động thu thập dữ liệu của drone DJI. Chính phủ Mỹ đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn điều này, như tạm ngừng hoạt động cả một đội drone. Ông cho rằng các ứng dụng của DJI thu thập thông tin cá nhân trên smartphone của người điều khiển drone và chuyển về cho Bắc Kinh khai thác.
Từ năm 2019, Huawei đã nằm trong danh sách đen cũng vì Mỹ lo những thiết bị của công ty có thể giúp Trung Quốc tiến hành hoạt động do thám. Ông Brendan Carr sợ rằng Trung Quốc sẽ dùng drone với mục đích tương tự.
Huawei bị tố gây sức ép buộc công ty Mỹ cài đặt cửa hậu
Nhà thầu Mỹ Business Efficiency Solutions (BES) vừa đệ đơn tố Huawei không chỉ ăn cắp công nghệ mà còn gây áp lực buộc họ cài đặt cửa hậu dữ liệu cho một dự án thực thi pháp luật ở Lahore, Pakistan.
Lại thêm những lo ngại liên quan đến cửa hậu đằng sau thiết bị Huawei
Theo Engadget , đơn kiện được BES nộp lên Tòa án Liên bang ở Mỹ cho biết hệ thống nói trên cho phép Huawei có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu cửa hậu, nơi họ có thể thu thập dữ liệu nhạy cảm của công dân và chính phủ "quan trọng đối với an ninh quốc gia của Pakistan".
BES cáo buộc Huawei đã cố gắng tạo cửa hậu tương tự như phiên bản cung cấp ở Tô Châu, Trung Quốc, để cung cấp cho họ quyền truy cập trực tiếp vào dữ liệu Pakistan. Trong khi BES muốn có sự cho phép của giới chức Pakistan trước khi tiến hành, Huawei được cáo buộc là không cần sự cho phép đó và đe dọa sẽ cắt bỏ thỏa thuận nếu BES không tiếp tục. Công ty Trung Quốc sau đó cho biết họ đã xin phép nhưng từ chối cung cấp bằng chứng về việc này khi được yêu cầu.
Phản ứng trước lời buộc tội này, Huawei nói "không có bằng chứng" cho thấy họ đã cài đặt cửa hậu trong bất kỳ sản phẩm nào. Trong một tuyên bố, công ty thừa nhận hệ thống giám sát ở Trung Quốc nhưng vẫn khẳng định nó hoàn toàn là phiên bản thử nghiệm "cách ly" với mạng thực khiến không thể trích xuất dữ liệu.
Còn trong tuyên bố từ Muhammad Kamran Khan, đại diện chính quyền Lahore, một cuộc điều tra đang được tiến hành nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy hành vi đánh cắp dữ liệu xảy ra.
Bất chấp những phản hồi từ Huawei và chính quyền Lahore, vụ kiện của BES cho thấy những lo ngại thực sự đang diễn ra về việc Huawei có thể hỗ trợ giám sát mục tiêu từ xa cho chính phủ Trung Quốc thông qua cửa hậu cài đặt sẵn - điều mà công ty Trung Quốc luôn phủ nhận. Trước đó, chính phủ Mỹ, Anh và nhiều quốc gia khác đưa Huawei vào danh sách đen của mình.
Apple tố Huawei sao chép nhãn hiệu Apple phản đối việc Huawei đặt tên tai nghe là MatePod, nhưng khiếu nại này bị cơ quan quản lý bác bỏ. Trong tài liệu gửi đến Cục Sở hữu Trí tuệ Trung Quốc (CNIPA), Apple cho rằng Huawei "sao chép một cách ác ý" các nhãn hiệu của Apple. Cụ thể, thương hiệu điện tử của Trung Quốc sử dụng tên "MatePod"...