Quan chức Mỹ bác giả thuyết Beirut ‘bị tấn công’
Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết không có dấu hiệu cho thấy vụ nổ làm rung chuyển thủ đô Beirut, Lebanon, hôm 4/8, là cuộc “tấn công”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng ngày cho biết các tướng lĩnh Mỹ đã nói với ông rằng vụ nổ ở thủ đô Beirut dường như là “một kiểu đánh bom”. Tuy nhiên, ba quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định họ không biết Tổng thống đang nói gì.
Một quan chức giấu tên cho hay nếu có bất cứ dấu hiệu cho thấy một ai đó gây ra vụ nổ lớn như vậy, cơ chế tăng cường bảo vệ binh sĩ và tài sản của Mỹ ở khu vực đã được tự động kích hoạt. Cơ chế này được áp dụng khi xảy ra lo ngại về các cuộc tấn công trả đũa.
Tuy nhiên, sau vụ nổ ở Beirut, vẫn chưa có động thái nào được thực hiện, quan chức quốc phòng Mỹ nhấn mạnh. Một phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho hay Bộ Quốc phòng Mỹ đang chuyển đề nghị bình luận thêm về sự việc sang Nhà Trắng.
Khói bốc lên từ hiện trường xảy ra vụ nổ ở thủ đô Beirut, Lebanon, hôm 4/8. Ảnh: AFP.
Đã xuất hiện nhiều báo cáo mâu thuẫn về nguyên nhân xảy ra vụ nổ, ban đầu được cho là bắt nguồn từ vụ cháy lớn tại một nhà kho chứa pháo nổ gần cảng. Lãnh đạo Tổng cục An ninh Quốc gia Lebanon sau đó cho biết vụ nổ bắt nguồn từ các “vật liệu có nguy cơ gây nổ cao” bị tịch thu và cất trữ trong nhà kho nhiều năm, song không nêu thêm chi tiết.
Video đang HOT
Quan chức Lebanon cũng không mô tả vụ nổ ở thủ đô Beirut là một cuộc tấn công. Trong khi Thủ tướng Hassan Diab cho biết vụ nổ xuất phát từ kho chứa 2.780 tấn phân bón tại bến cảng Beirut.
Vụ nổ lớn làm rung chuyển khắp Beirut được cho là cú sốc mạnh với đất nước đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ cùng đại dịch Covid-19. Nhiều quốc gia trên thế giới, gồm cả đồng minh và đối thủ của Lebanon đều gửi lời chia buồn và đề nghị giúp đỡ.
Khu vực xảy ra vụ nổ ở thủ đô Beirut, Lebanon, hôm 4/8. Đồ họa: CNN.
Bệnh viện bị san phẳng sau vụ nổ ở Lebanon
Một số bệnh viện ở Beirut, Lebanon, trong đó có nơi đang điều trị bệnh nhi ung thư, hư hại nặng và quá tải sau vụ nổ hôm 4/8.
St. George, một trong những bệnh viện lớn nhất ở trung tâm thủ đô Beirut bị hư hại nặng tới mức phải đóng cửa và gửi bệnh nhân đi nơi khác, sau vụ nổ kinh hoàng tàn phá khu cảng thủ đô Beirut của Lebanon hôm qua, khiến ít nhất 78 người chết và hàng nghìn người bị thương. Hàng chục bệnh nhân và người nhà tại bệnh viện St. George bị thương do các mảnh vỡ và kính.
"Toàn bộ bệnh viện bị phá hủy", bác sĩ Peter Noun, trưởng khoa Huyết học và Ung thư nhi của bệnh viện St. George, nói. "Tôi chưa từng thấy điều này ngay cả trong chiến tranh. Thật là một thảm họa", ông nói.
Ghi âm cuộc gọi từ bác sĩ Joseph Haddad, quản lý bộ phận chăm sóc tích cực tại Bệnh viện St. George, gửi cho NYTimes cũng cho thấy thêm mức độ tàn phá của vụ nổ. "Các bạn của tôi. Tôi là bác sĩ Joseph Haddad, gọi cho các bạn từ bệnh viện St. George. Không còn bệnh viện St. George nữa. Nó sập rồi, bị san phẳng rồi. Bệnh viện đã bị phá hủy, toàn bộ. Cầu Chúa phù hộ".
Nhân viên y tế ở bệnh viện St. George, Beirut, Lebanon, phải sử dụng đèn pin do bệnh viện mất điện sau vụ nổ lớn ngày 4/8. Ảnh: Twitter/Haitham Hreibe.
Bên trong bệnh viện St. George, nơi cách vụ nổ khoảng 1 km, "mọi thứ sụp xuống, cửa sổ bị phá hủy, trần nhà vỡ thành từng mảnh", bác sĩ Noun nói, thêm rằng một số bệnh nhân của ông, trong đó có những đứa trẻ ung thư và các thành viên gia đình của họ, cũng bị thương.
Hai phụ huynh của bệnh nhi đang trong tình trạng nguy kịch, trong đó một người bố vừa vào thăm con, bị mảnh kính vỡ từ cửa sổ găm vào mặt và cơ thể, khiến ông bị trọng thương. Người đàn ông này đã được đưa sang một bệnh viện khác, đặt nội khí quản và trong tình trạng nguy kịch.
Trong khi đó, Bệnh viện Tập đoàn Y tế Bikhazi có 60 giường, phải điều trị cho 500 bệnh nhân trong vòng vài giờ sau vụ nổ, dù bệnh viện này cũng hư hỏng trên diện rộng do hậu quả vụ nổ, Rima Azar, giám đốc bệnh viện, cho biết.
"Bệnh viện có rất nhiều kính vỡ, cửa ra vào của bệnh viện bị vỡ hoàn toàn", bà Azar nói. "Cả mảng trần sập xuống một số bệnh nhân. Áp lực thật kinh khủng. Chúng tôi nghe thấy tiếng nổ lớn và sau đó mọi thứ đều rung chuyển".
Các nhân viên y tế cũng lo lắng về kho dự trữ vaccine và thuốc của Lebanon nằm trong kho Karantina gần cảng, nơi xảy ra vụ nổ. Họ cho biết hàng trăm nghìn liều vaccine cung cấp cho các trung tâm y tế trên khắp Lebanon đang được lưu trữ trong nhà kho nằm ở khu vực có các tòa nhà bị hư hỏng nặng.
Vụ nổ hôm qua được cho là cú sốc mạnh với đất nước đang quay cuồng vì khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ cùng đại dịch Covid-19, đẩy gần một nửa dân số vào cảnh nghèo đói. Đồng nội tệ lao dốc, các doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt.
Nhiều nước trên thế giới đã gửi lời chia buồn. Ngay cả Israel, đối thủ của Lebanon, cũng đề nghị gửi viện trợ. Tổng thống Donald Trump ban đầu nói rằng các tướng lĩnh Mỹ "dường như nghĩ đây là một vụ tấn công, một kiểu đánh bom". Tuy nhiên, giới chức Lebanon không mô tả vụ nổ là một cuộc tấn công.
Vị trí cảng Beirut, nơi xảy ra vụ nổ, hôm 4/8. Đồ họa: AFP.
Dân Beirut cảm thấy như 'bị nguyền rủa' sau vụ nổ Mây hình nấm sau vụ nổ ở Lebanon Cảnh tượng như tận thế sau vụ nổ Beirut 15 Một người Việt bị thương trong vụ nổ ở Lebanon
Dân Beirut cảm thấy như 'bị nguyền rủa' sau vụ nổ Thủ đô Beirut chìm trong hỗn loạn và người dân hoảng loạn sau vụ nổ chiều 4/8 khiến 78 người thiệt mạng và 4.000 người bị thương. Khi làn khói màu nâu bắt đầu tan đi, những đống đổ nát như trong ngày tận thế hiện ra khắp khu vực phía đông Beirut. Cửa kính nhiều toà nhà ở cách vụ nổ tới...