Quan chức Hungary nhận định EU là bên thua cuộc trong xung đột Ukraine
Liên minh châu Âu (EU) đã chịu thiệt hại nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn chính trị trong việc giải quyết xung đột ở Ukraine và có thể bị coi là bên thua cuộc trong cuộc chiến này.
Khí tài quân sự bị phá hủy ở thị trấn Rubezhnoe ở Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng, miền đông Ukraine. Ảnh: Sputnik
Theo đài RT (Nga), Chủ tịch Quốc hội Hungary Laszlo Kover cáo buộc Brussels đã thất bại trong việc ngăn chặn xung đột giữa Nga – Ukraine bằng giải pháp chính trị, kết quả là “không thể khôi phục hòa bình bằng ngoại giao”.
“Dưới áp lực từ bên ngoài, EU đang hành động ngược lại với các lợi ích kinh tế cơ bản nhất của mình và nên bị coi là bên thua cuộc trong xung đột. Bất kể bên nào trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột đều tuyên bố mình là bên thắng cuộc”, ông Kover nói.
Chủ tịch Quốc hội Hungary cho biết các cường quốc bên ngoài châu Âu đang cảnh báo các thành viên EU về nguy cơ tổn hại quân sự, thất bại chính trị, mất năng lực kinh tế – năng lượng, mắc nợ tài chính và bất ổn xã hội, nếu Brussels tiếp tục hỗ trợ Kiev đối phó với Moskva..
Sau khi áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga do hoạt động của sự của nước này ở Ukraine, EU đã phải vật lộn với giá khí đốt tự nhiên tăng vọt, viễn cảnh thiếu hụt năng lượng vào mùa đông và lạm phát cao kỷ lục. Cùng với Mỹ, Brussels đang cố tìm cách làm suy yếu nền kinh tế Nga thông qua các lệnh trừng phạt, đồng thời cung cấp vũ khí và viện trợ tài chính cho Kiev.
Về phần mình, Hungary đã duy trì quan điểm trung lập kể từ khi chiến sự nổ ra vào cuối tháng 2. Nước này từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine, liên tục chỉ trích các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với Moskva và gọi đó là hành động “tự đánh mất mình”. Budapest, quốc gia phụ thuộc lớn vào năng lượng của Nga, cũng nỗ lực đàm phán giành quyền miễn trừ lệnh cấm dầu Nga của toàn khối.
Tuần trước, ông Mikulas Bek – Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Cộng hòa Séc, chủ tịch Hội đồng EU – cảnh báo lập trường của Hungary đối với Nga về mặt lý thuyết có thể khiến nước này rời khỏi khối. Ông bình luận: “Hungary đã trải qua một chặng đường dài, chạm đến bờ vực thẳm. Giờ đây, đất nước này phải quyết định quay trở lại hay mạo hiểm nhảy xuống bờ vực đó”.
Video đang HOT
Nga khó tìm linh kiện để sửa chữa vũ khí
Mỹ và các đồng minh đã kiểm soát các công nghệ quan trong đối với Moskva trong bối cảnh cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine.
Các chuyên gia Ukraine phát hiện nhiều chip do Mỹ sản xuất trên hệ thống điện tử quang học của một máy bay Ka-52 mà Kiev thu giữ. Trong ảnh là chiếc trực thăng tấn công Ka-52 đáp xuống cánh đồng ở ngoại ô Kiev ngày 24/2/2022. Nguồn: AP
Theo tờ Politico, 6 tháng kể từ khi phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, Nga đang bị kìm hãm bởi những thiếu hụt công nghệ do các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Sử dụng hỏa lực tên lửa nhiều hơn dự kiến ban đầu, lực lượng của Nga được cho là đang ngày càng dựa vào kho vũ khí từ thời Liên Xô cũ, trong khi phía Ukraine được hỗ trợ bởi vũ khí phương Tây tìm cách lật ngược tình thế ở miền nam, phản công bằng những cuộc tấn công chính xác nhằm vào các kho chứa đạn dược và cơ sở hạ tầng quan trọng.
Kiev nhận thức sâu sắc rằng kết quả của cuộc xung đột có khả năng phụ thuộc vào việc liệu Nga có lấy lại quyền tiếp cận các chip công nghệ cao hay không cũng như việc đảm bảo rằng họ sẽ không có được chúng.
Để nhấn mạnh tầm quan trọng của điều này, Ukraine đã phát đi cảnh báo quốc tế rằng Điện Kremlin đã lập danh sách mua sắm các thiết bị bán dẫn, vật liệu cách điện và các linh kiện khác, hầu hết do các công ty ở Mỹ, Đức, Hà Lan, Anh, Đài Loan/Trung Quốc và Nhật Bản sản xuất.
Tờ Politico đã được xem một trong những danh sách như vậy của Nga, trong đó chia thành ba thứ tư ưu tiên, từ các linh kiện quan trọng nhất cho đến ít quan trọng nhất. Bản danh sách thậm chí còn có cả giá cho mỗi mặt hàng mà Moskva dự kiến chi trả.
Mặc dù Politico không thể xác minh nguồn gốc của danh sách này một cách độc lập, hai chuyên gia về chuỗi cung ứng quân sự khẳng định nó phù hợp với các nghiên cứu khác về nhu cầu và thiết bị quân sự của Nga.Do chỉ sở hữu những công nghệ nội địa rất cơ bản, những năm trở lại đây Nga vẫn phụ thuộc vào các công ty chủ chốt ở Mỹ, EU và Nhật Bản để có được các thiết bị bán dẫn. Tuy nhiên, nguồn cung này hiện đã bị ngắt do các lệnh trừng phạt.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal nhấn mạnh cuộc chiến đã đi đến một ngã rẽ khi mà lợi thế công nghệ đang tỏ ra quyết định. Ông nói với Politico: "Theo thông tin của chúng tôi, người Nga đã sử dụng gần một nửa ... kho vũ khí của họ".
Ông Shmyhal nói thêm rằng Ukraine ước tính rằng Nga đã giảm chỉ còn "bốn tá" tên lửa siêu thanh. "Đây là những thiết bị có độ chính xác và độ chính xác là do các vi mạch bên trong. Nhưng do lệnh trừng phạt áp đặt đối với Nga, việc cung cấp thiết bị vi mạch công nghệ cao này đã bị dừng lại và họ không có cách nào để bổ sung kho dự trữ này".
Tên lửa Kh-101 trên một máy bay Tu-95 của Nga. Ảnh: The Drive
Trong số 25 mặt hàng mà Nga đang tìm kiếm, hầu hết là vi mạch do các công ty Mỹ Marvell, Intel, Holt, ISSI, Microchip, Micron, Broadcom và Texas Instruments sản xuất. Ngoài ra còn có các chip của công ty Renesas (Nhật Bản) vốn đã mua lại IDT của Mỹ; Infineon của Đức - đã mua lại Cypress có trụ sở tại Mỹ, vi mạch của công ty Vicor - Mỹ và các đầu nối của công ty AirBorn - Mỹ.
Một số mặt hàng có thể dễ dàng tìm thấy trong các nhà bán lẻ điện tử trực tuyến, trong khi những mặt hàng khác đã hết hàng trong nhiều tháng qua do tình trạng thiếu vi mạch toàn cầu.
Mặt hàng rẻ nhất trong danh sách ưu tiên hàng đầu là bộ thu phát ethernet gigabit do Marvell sản xuất, có giá khoảng 7 euro. Mặt hàng đắt nhất là mảng mạch bán dẫn do Intel sản xuất, được nêu giá 1.107 euro mỗi chiếc (trước khi xảy ra tình trạng khan hiếm chip, chỉ có giá dưới 20 euro)
Với danh sách ưu tiên trung bình, người Nga đang săn lùng một loạt các loại vỏ và đầu nối của công ty Herting (Đức) và Nexperia (Hà Lan).
Ông James Byrne, giám đốc phân tích và tình báo nguồn mở tại tổ chức nghiên cứu quốc phòng và an ninh RUSI, cho biết có khả năng Nga đã mua dự trữ vi mạch của phương Tây và các thiết bị thiết yếu khác trong nhiều năm, nhưng hiện có thể sắp hết.
Ông Byrne bình luận rằng, chương trình mua sắm quân sự của Nga "rộng rãi, được cấp kinh phí tốt, và họ có một cơ sở quân sự và công nghiệp khổng lồ sản xuất thiết bị. Nhưng bây giờ họ đã tiêu tốn quá nhiều ở Ukraine, họ cần một lượng lớn nguồn cung cấp mới. Và các lệnh trừng phạt sẽ gây khó khăn hơn cho Nga... Vì vậy, họ sẽ phải ưu tiên những thứ quan trọng, và đó là lý do tại sao chúng ta thấy những tài liệu này".
Ảnh được cho là bảng mạch từ tên lửa hành trình Kh-101 của Nga, được phía Ukraine "mổ xẻ" để nghiên cứu các linh kiện bên trong. Ảnh: The Drive
Kể từ khi xung đột tại Ukraine bùng phát, các nước phương Tây đã thắt chặt trừng phạt, ngày càng nhắm vào các chuỗi cung ứng vi mạch để làm giảm khả năng quân sự của Nga.
Các biện pháp trừng phạt mới được áp dụng sau nhiều năm thị trường thiết bị bán dẫn được kiểm soát chặt chẽ hơn theo danh mục "hàng hóa lưỡng dụng" (ứng dụng quân sự và dân sự) được quy định ở các thỏa thuận quốc tế như Thỏa thuận Wassenaar và các quy định gần đây của EU.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng các chế độ kiểm soát xuất khẩu này thường không thể ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ cho các thực thể không mong muốn.
Diederik Cops, nhà nghiên cứu cấp cao về xuất khẩu và buôn bán vũ khí tại Viện Hòa bình Flemish, cho biết: "Một khi thiết bị chip đã rời khỏi nhà máy, rất khó để biết chắc chắn chúng sẽ đi đến đâu".
Ông Cops cho biết các thực thể Nga cung cấp thiết bị cho quân đội có nhiều cách khác nhau để có được hàng hóa quan trọng, từ việc mua chúng trên các chợ trực tuyến không được kiểm soát cho đến sử dụng các công ty bình phong để đưa thiết bị công nghệ cao vào Nga.
Một cuộc điều tra của Reuters và RUSI vào tháng 8 cho thấy các linh kiện của Mỹ và các công ty công nghệ phương Tây khác vẫn còn đầy rẫy trong các thiết bị quân sự Nga được tìm thấy trên chiến trường.
Chuyên gia Byrne của RUSI cho biết: "Tên lửa, bộ vi xử lý và cảm biến của Nga được chế tạo bằng các thành phần của Nga. Nhưng các linh kiện quan trọng nhất, công nghệ cao nhất trong đó, là của phương Tây".
"Nga đã sử dụng [ở Ukraine] rất nhiều thiết bị cao cấp của họ - tên lửa hành trình và đạn đạo, đạn chính xác, xe chiến đấu bộ binh mới nhất. Giờ đây, họ đang sử dụng những thiết bị cũ hơn lấy từ các kho lưu trữ. Các biện pháp trừng phạt đã làm chậm việc mua sắm các linh kiện công nghệ cao, và về cơ bản làm suy yếu khả năng sử dụng các thiết bị cao cấp của người Nga, vì vậy họ sẽ ngày càng phải phụ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị lỗi thời" - ông Cops nhận xét và nói thêm rằng: "Ngày càng nhiều tên lửa lỗi thời được tìm thấy ở Ukraine, chứng tỏ Nga đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng".
Thủ tướng Hungary: Nỗ lực làm suy yếu Nga đã không thành công Hungary cho rằng xung đột Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt liên quan có thể gây ra tình trạng thiếu hụt năng lượng ở châu Âu. Thủ tướng Hungary Viktor Orban phát biểu tại Budapest ngày 8/9. Ảnh: MTI Hãng thông tấn Hungary (MTI) dẫn lời Thủ tướng nước này Viktor Orban ngày 8/9 cho biết, những nỗ lực nhằm làm...