Quan chức giám sát vắcxin rởm Trung Quốc từng bị kỷ luật vì sữa melamine
Tôn Hàm Trạch, chịu trách nhiệm về vụ sữa nhiễm melamine năm 2008, cũng chính là người giám sát an toàn vắcxin của Trung Quốc.
Em bé được tiêm vaccine ở Quảng Tây, Trung Quốc ngày 24/7.
Ít nhất 4 trẻ em đã chết và hơn 10.000 người nhập viện vào năm 2008, sau khi sau khi dùng sữa công thức của tập đoàn Tam Lộc có chứa melamine – hóa chất công nghiệp độc hại được sử dụng để làm tăng lượng protein trong các bài kiểm tra chất lượng.
Khủng hoảng y tế gây chết người có thể chấm dứt sự nghiệp của các quan chức chính phủ ở nhiều nước, nhưng bê bối vắcxin được phanh phui tuần trước ở Trung Quốc lại xảy ra dưới sự giám sát của quan chức từng chịu trách nhiệm vụ nhiễm độc sữa nói trên, theo SCMP.
Tôn Hàm Trạch là người giám sát quy định an toàn tại Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm năm 2008. Tôn bị khiển trách, mức kỷ luật nhẹ nhất trong số 10 quan chức bị xử lý vì bê bối sữa.
6 năm sau, Tôn lại được chỉ định làm người giám sát an toàn dược phẩm trong cơ quan nói trên cho đến khi ông nghỉ hưu vào tháng ba.
Dưới sự giám sát của Tôn, bê bối vắcxin đã xảy ra, trở thành cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ nhất của Trung Quốc trong nhiều năm qua. Công ty dược phẩm Công nghệ sinh học Trường Sinh ở tỉnh Cát Lâm đã bán 252.600 liều vắcxin DPT (bạch hầu, ho gà và uốn ván) không đạt chuẩn cho cơ quan y tế Sơn Đông kể từ tháng 11 năm ngoái.
Video đang HOT
“Người từng giám sát vụ Tam Lộc cũng chịu trách nhiệm về vụ vắcxin lần này, tuyệt đấy!”, một người dùng mạng mỉa mai.
Tôn Hàm Trạch. Ảnh: cn-healthcare.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi đầu tuần khẳng định giới chức sẽ tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng. Chính quyền trung ương đã gửi một nhóm điều tra đến tỉnh Cát Lâm. Giám đốc điều hành và 14 cán bộ cấp cao của công ty Trường Sinh bị bắt ngày 25/7.
Sự trở lại của Tôn sau bê bối sữa melamine không phải là trường hợp cá biệt. Một số chính trị gia và quan chức khác từng bị trừng phạt vì những lỗi lớn cũng đã được quay lại các vị trí quản lý.
Trong số đó có Ngô Hiển Quốc, bí thư thành ủy Thạch Gia Trang, nơi công ty Tam Lộc đặt trụ sở. Ông bị sa thải vào 2008. Tuy nhiên, 5 năm sau, Ngô trở lại với một vị trí khiêm tốn hơn, giám sát các vấn đề nông thôn trong chính quyền tỉnh.
Tông Quốc Anh là bí thư huyện Bình Hải, Thiên Tân, nơi vụ nổ kho dự trữ chất độc hại bất hợp pháp đã cướp đi 165 mạng người năm 2015. Tông là quan chức cấp cao nhất trong hơn 100 người bị trừng phạt vì liên quan đến việc giám sát tuân thủ an toàn. Sự nghiệp của Tông cất cánh một lần nữa vào năm ngoái, khi ông trở thành phó tỉnh trưởng Vân Nam.
Zhuang Deshui, chuyên gia từ Đại học Bắc Kinh, nói rằng một số hình phạt hành chính chỉ có thể tác động nhẹ đến sự nghiệp của quan chức và có thể không cản trở quan lộ của cán bộ đảng. “Cảnh cáo là hình thức nhẹ nhất. Quan chức phải đợi hơn một năm để có thể được thăng chức”, Zhuang nói.
Các hình phạt khác bao gồm khiển trách, giáng chức, sa thải và bị điều tra. “Có sự khác biệt, tùy thuộc vào việc quan chức đó được quy trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp”, ông nói.
Zhuang nói rằng trong khi đảng Cộng sản Trung Quốc có quy định rõ ràng về các loại hình phạt thì việc một quan chức phải chờ đợi bao lâu để được tái xuất không rõ ràng.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ đánh giá một cán bộ bị sa thải trước khi người đó trở lại, nhưng thông tin này không bao giờ được công khai”, ông nói.
Theo VnExpress
Tòa án Mỹ nói ông Trump vi phạm tự do ngôn luận vì chặn người chỉ trích trên Twitter
Một thẩm phán liên bang đưa ra phán quyết rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã vi phạm hiến pháp về quyền tự do ngôn luận trực tuyến vì có hành động chặn các tài khoản chỉ trích ông trên mạng xã hội Twitter.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Thẩm phán liên bang Mỹ ở New York Naomi Reice Buchwald ngày 23/5 đã cấm Tổng thống Trump không được chặn các tài khoản mạng xã hội Twitter chỉ trích ông. Theo phán quyết của bà Buchwald, hành động chặn của ông Trump sẽ khiến những người dùng không thể đọc và tương tác với những bài viết của ông trên Twitter, vi phạm quyền tự do ngôn luận trực tuyến. Điều này được cho là đi ngược lại với Tu chính án thứ Nhất trong Hiến pháp Mỹ.
Kết luận này được đưa ra sau khi một nhóm người dùng mạng xã hội Twitter đã nộp đơn kiện ông Trump. Do ông Trump sử dụng Twitter như công cụ để thông báo các chính sách, các quyết định quan trọng của chính phủ, nên đây được coi là "diễn đàn công cộng". Vì vậy, ông Trump không được phép loại bỏ những ý kiến phản biện, trái chiều chỉ vì khác biệt về mặt quan điểm chính trị.
Bà Buchwald cho rằng ông Trump không có quyền vi phạm quyền tự do ngôn luận của người khác theo luật định. Vì vậy, bà đã chấp nhận xem xét vụ kiện ông Trump và trợ lý truyền thông xã hội Dan Scavino và cho biết bà mong chờ Nhà Trắng sẽ tuân thủ theo phán quyết của bà.
Nữ thẩm phán cho rằng không một quan chức chính phủ nào có thể "sống trên luật pháp", vì vậy bà cho rằng văn phòng Tổng thống Mỹ sẽ sớm có giải pháp cho hành động chặn người dùng Twitter mà bà phán quyết là vi hiến.
Hiện thời, Nhà Trắng chưa có bình luận gì về kết luận trên của thẩm phán Buchwald.
Trong vụ kiện, 7 nguyên đơn gồm giáo sư đại học Maryland, một sĩ quan cảnh sát ở Texas và một số người khác đã kiện ông Trump vì tài khoản Twitter của ông đã chặn họ khi họ đưa ra ý kiến chỉ trích chính sách của chính phủ.
Giới quan sát chính trị cho rằng phán quyết của tòa liên bang Mỹ có tính đột phá trong thời đại mạng xã hội đang "lên ngôi" và giới chính trị bắt đầu sử dụng công cụ này như một nền tảng giao tiếp mới.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Để mất rừng, nhiều cán bộ bị kiểm điểm Ngày 17/5, ông Phạm Văn Nam, Chủ UBND huyện An Lão (Bình Định) cho biết, vừa yêu cầu kiểm điểm đối với Ban Quản lý Rừng Phòng hộ An Lão, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất... liên quan đến công tác bảo vệ rừng. Theo ông Nam, lý do kiểm điểm vì chưa thực hiện tốt...