Quan chức EC: Từ bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga là nhiệm vụ bất khả thi
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Maros Sefcovic dự báo trong năm nay, EU có thể nhập khẩu 40 tỷ m3 khí đốt của Nga nhưng từ bỏ hoàn toàn khí đốt Nga vẫn là nhiệm vụ gần như bất khả thi.
Nhà máy xử lý khí đốt của Tập đoàn Gazprom, Nga ở Khanty-Mansiysk. (Ảnh: ITAR-TASS/TTXVN)
Trả lời phỏng vấn báo Handelsblatt của Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Maros Sefcovic cho rằng từ bỏ hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt của Nga là “nhiệm vụ gần như bất khả thi.”
Theo ông Sefcovic, năm 2022, châu Âu đã giảm nhập khẩu khí đốt của Nga từ 150 tỷ m3 xuống dưới 80 tỷ m3.
Phó Chủ tịch EC dự báo trong năm nay, con số này có thể chỉ là 40 tỷ m3, kể cả khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Ông khẳng định: “Vì vậy, tôi có thể nói rằng từ bỏ hoàn toàn khí đốt Nga vẫn là nhiệm vụ gần như bất khả thi.”
Video đang HOT
Ông Sefcovic cũng nhấn mạnh nếu Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và thiết lập các mối quan hệ đối tác mới, biện pháp này có thể làm giảm thêm lượng nhập khẩu LNG từ Nga trong những tháng tới.
Theo ông, EC đang dần đảm bảo khí đốt được nhập khẩu thông qua nền tảng mua sắm chung của EU thay vì đến từ Nga.
Phó Chủ tịch EC nhấn mạnh mỗi nguồn lực quan trọng mang tính chiến lược phải đến từ ít nhất 3 nhà cung cấp.
Từ khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine, nhiều nước châu Âu đã tìm kiếm giải pháp thay thế cho nguồn cung khí đốt từ Nga. Tuy nhiên, một số nước châu Âu vẫn phải phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Phát biểu trên kênh truyền hình ORF ngày 4/9, Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết việc mua khí đốt của Nga là điều không dễ chịu nhưng nước này cần khí đốt của Nga để đảm bảo an ninh năng lượng.
Trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình truyền hình về việc liệu Áo có từ bỏ khí đốt của Nga hay không, ông Nehammer đã lưu ý đến tầm quan trọng của nguồn khí đốt từ Nga đối với an ninh năng lượng của Áo.
Ông Nehammer nói: “Ưu tiên hàng đầu của chúng ta là đảm bảo an ninh năng lượng. Nếu vi phạm điều này, hệ thống sản xuất, cung cấp năng lượng cho người dân sẽ bị gián đoạn. Trước hết, chúng ta nghĩ đến việc đảm bảo an ninh năng lượng. Và với tư cách Thủ tướng, nghĩa vụ của tôi là phải làm điều đó.”
Trong khi đó, số liệu do công ty năng lượng Tây Ban Nha Enagas công bố cho thấy Nga đã trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của Tây Ban Nha trong tháng 6/2023. Khí đốt từ Nga chiếm 26,8% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của Tây Ban Nha, nhiều hơn vị trí thứ hai và ba là Algeria với 21% và Mỹ với 18,5%.
Tổng cộng, trong 6 tháng đầu năm 2023, Tây Ban Nha đã mua 41.145 GWh khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Nga, tăng gần gấp đôi so với con số 22.948 GWh trong cùng kỳ năm 2022./.
Áo và một số thành viên EU khác chặn đảm bảo an ninh cho Ukraine
Thủ tướng Áo Karl Nehammer tuyên bố rằng các nước thành viên EU vốn đang duy trì tính trung lập không thể đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Các lãnh đạo quốc gia thành viên EU tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels ngày 30/6. Ảnh: Euronews
Tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, các nước thành viên chỉ nhất trí về "các cam kết an ninh trong tương lai" đối với Ukraine. Bảo đảm an ninh toàn diện không thành công do quyền phủ quyết của Áo và một số quốc gia EU khác không thuộc NATO.
Như vậy, tại thời điểm hiện tại, Ukraine không thể hy vọng vào những đảm bảo an ninh sâu rộng từ EU. Tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels cuối tuần này, 27 quốc gia thành viên chỉ có thể đồng ý về một tuyên bố mơ hồ về ý định đối với "các cam kết an ninh trong tương lai".
Lý do cho sự lựa chọn từ ngữ thận trọng là thái độ của các quốc gia như Áo, Ireland, Malta và Síp, những quốc gia không phải là thành viên của NATO.
Thủ tướng Áo Karl Nehammer tuyên bố rằng các nước thành viên EU vốn đang duy trì tính trung lập không thể đảm bảo an ninh cho Ukraine.
"Đối với chúng tôi, với tư cách là những quốc gia trung lập, rõ ràng là chúng tôi không thể đưa ra những đảm bảo an ninh như vậy", hãng tin Reuters dẫn lời Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết.
Trong thời gian chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh, một số thành viên EU đã nhấn mạnh rằng EU nên tham gia vào các nỗ lực nhằm đảm bảo an ninh cho giai đoạn sau khi có thể kết thúc cuộc xung đột Nga - Ukraine. Ví dụ, đó có thể là những cam kết cụ thể về viện trợ quân sự hoặc đảm bảo hỗ trợ trong trường hợp bị tấn công.
Tuyên bố của hội nghị thượng đỉnh EU cũng chi tiết ở hai điểm khác: Thứ nhất, các quốc gia EU muốn hỗ trợ Ukraine nhiều hơn trong việc lên kế hoạch cho một hội nghị thượng đỉnh hòa bình quốc tế mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có thể tổ chức tại Thụy Sĩ. Thứ hai, EU sẽ cung cấp hỗ trợ thêm cho Ukraine sau khi đập Kakhovka bị phá hủy, bên cạnh hỗ trợ bảo vệ dân sự đã được cung cấp.
Tóm lại, hiện tại EU không cam kết với Ukraine bất kỳ đảm bảo an ninh sâu rộng nào trong giai đoạn sau khi có thể kết thúc cuộc xung đột. Tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước thành viên chỉ có thể đồng ý tuyên bố mơ hồ về sự sẵn sàng đóng góp cho "các cam kết an ninh trong tương lai". Thuật ngữ này được hiểu là không có hỗ trợ quân sự trực tiếp, do đó nó được coi là "yếu hơn" so với đảm bảo an ninh.
LNG của UAE lần đầu đến Đức, Áo vẫn phụ thuộc khí đốt Nga Ngày 15/2, Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) thông báo đã vận chuyển lô khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên đến Đức. Lô LNG của UAE lần đầu đến Đức. Nhà ga Wilhelmshaven LNG mới khai trương, do Uniper SE vận hành, ở Wilhelmshaven, Đức. (Ảnh: Liesa Johannssen/Bloomberg) ADNOC...