Quan chức của Trump âm thầm liên hệ với nhóm của Biden
Một nhóm quan chức đương nhiệm cũng như cựu quan chức của chính quyền Trump đã âm thầm liên hệ với nhóm chuyển giao quyền lực của Biden.
Động thái này là dấu hiệu cho thấy việc Tổng thống Donald Trump từ chối chấp nhận kết quả bầu cử và việc Nhà Trắng cản trở chuyển giao quyền lực cho Biden đang bắt đầu gây thất vọng cho những người liên hệ chặt chẽ với chính quyền của Trump.
Tổng thống Trump tại Nhà Trắng ngày 13/11. Ảnh: Reuters .
Cơ quan Dịch vụ Công quyết vẫn chưa ký thư công nhận chiến thắng của Biden và bắt đầu quá trình chuyển giao chính thức. Do đó, Biden và nhóm của ông vẫn không thể làm việc với các cơ quan liên bang, các quỹ ngân sách để đẩy nhanh tốc độ tuyển dụng nhân viên cho chính quyền mới, cũng như tiếp cận các tài liệu tình báo mật.
Một cựu quan chức của Trump cho biết họ coi nỗ lực tiếp cận với nhóm của Biden là “đặt trách nhiệm với đất nước lên trên tính toán đảng phái”. Các nguồn tin cho hay những cuộc trò chuyện giữa các quan chức của Trump với đội ngũ của Biden không chi tiết như các cuộc họp cung cấp thông tin thường diễn ra trong quá trình chuyển đổi, nhưng ít nhất, chúng cũng giúp nhóm của Biden hiểu được họ sẽ phải giải quyết những vấn đề gì khi nhậm chức.
Video đang HOT
Một quan chức đương nhiệm hôm 18/11 xác nhận nội bộ chính quyền Trump đã tiếp cận phi chính thức với nhóm của Biden. “Chúng tôi không làm việc gì để gặp rắc rối cả”, người này nói. “Đó chỉ là một lời đề nghị giúp đỡ. Họ hiểu chúng tôi muốn gì cũng như những điều chúng tôi có thể hay không thể làm hoặc nói”.
Một cố vấn cấp cao của Biden thừa nhận đã có nhiều người trong chính phủ tiếp cận với nhóm, nhưng từ chối bình luận. Một phụ tá riêng của Biden cho hay sự hỗ tợ được đánh giá cao và trong một số trường hợp, đã thể hiện sự phát triển vượt bậc các mối quan hệ đã có từ trước trong từng lĩnh vực cụ thể, nhưng lưu ý nó không mạnh bằng một cuộc chuyển giao quyền lực chính thức.
“Nó đòi hỏi nhiều hơn việc các cựu quan chức lựa chọn bước tiếp và giúp đỡ để đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực suôn sẻ”, Kate Bedingfield, phó giám đốc chiên dịch kiêm cố vấn quá truyền chuyển giao quyền lực cho Biden, nói. “GSA nên tuân thủ luật và xác định chắc chắn kết quả bầu cử để người Mỹ được thấy sự hợp tác nhịp nhàng và hiệu quả giữa hai chính quyền”.
Đã hơn một tuần từ khi các hãng truyền thông lớn của Mỹ xướng tên Joe Biden là tổng thống đắc cử. Kể từ đó, chiến dịch của Trump liên tục khởi kiện kết quả bầu cử ở một số bang.
Nhân viên Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) hôm 18/11 được thông báo nếu bất kỳ ai trong đội chuyển giao của Biden liên lạc với họ, họ không được phép liên hệ và phải thông báo cho Phó tổng sĩ quan quân y.
Bộ trưởng HHS Alex Azar trong một cuộc họp ban hôm 18/11 cũng thông báo nhân viên không được phép làm việc với đội chuyển giao của Biden tới khi GSA ký quyết định công nhận Biden là tổng thống đắc cử.
“Chúng tôi đã làm rõ rằng khi nào GSA ký quyết định, chúng tôi đảm bảo sẽ hoàn thiện, hợp tác chuyển giao một cách chuyên nghiệp”, Azar nói. “Chúng tôi tuân thủ quy định. Chúng tôi đang nghiên cứu vaccine và các phương pháp điều trị, thu thập dữ liệu thử nghiệm lâm sàng và cứu người. Đây là việc chúng tôi đang tập trung làm”.
Trum khởi kiện ngăn Nevada công nhận Biden thắng
Chiến dịch tái tranh cử của Trump đệ đơn kiện lên tòa án Nevada nhằm ngăn bang này công nhận chiến thắng của Biden.
Đơn kiện của chiến dịch Trump yêu cầu tòa án ra phán quyết rằng ông phải được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Nevada, hoặc hủy kết quả bầu cử ở bang và không công nhận người nào giành chiến thắng.
Nguyên đơn là một nhóm thành viên đảng Cộng hòa được đảng này lựa chọn làm "đại cử tri". Nếu Trump thắng phiếu phổ thông ở bang Nevada, 6 đại cử tri này sẽ là người đại diện cho bang bỏ phiếu bầu ông làm tổng thống.
Trong đơn kiện, họ cho rằng "tình trạng gian lận và lạm dụng đã khiến kết quả bầu cử dự kiến ở Nevada không hợp pháp", song không đưa ra bằng chứng.
Vụ kiện này của chiến dịch Trump tập trung vào một máy xác minh chữ ký mà họ cho là "có sai sót" ở Nevada. Máy này được sử dụng ở hạt Clark, bao gồm cả Las Vegas, thành phố đông dân nhất bang. Chiến dịch Trump còn cáo buộc các quan sát viên đảng Cộng hòa đã không được tiếp cận "một cách có ý nghĩa" với quá trình kiểm phiếu tại đây.
Nhân viên bầu cử scan phiếu bầu qua thư tại hạt Clark, bang Nevada hôm 5/11. Ảnh: AP.
Dan Kulin, phát ngôn viên của cơ quan bầu cử hạt Clark, cho biết vụ kiện của chiến dịch Trump dường như "chỉ lặp lại các cáo buộc sai lầm từ những thành phần đảng phái không trực tiếp chứng kiến sự việc".
"Chúng tôi vẫn chưa được xem đơn kiện của họ, nhưng có vẻ họ đang lặp lại những cáo buộc đã bị tòa án bác bỏ", Kulin nói.
Theo văn phòng Tổng thư ký bang Neveda, ứng viên Dân chủ Joe Biden đã giành được 703.486 phiếu bầu tại bang này, nhiều hơn 33.596 phiếu so với Tổng thống Trump. Truyền thông Mỹ dự đoán Biden đã nắm chắc 6 phiếu đại cử tri tại Neveda.
Chiến dịch tranh cử và những người ủng hộ Tổng thống Trump trước đó cũng đệ đơn kiện ở Pennsylvania, Michigan để ngăn giới chức bang công nhận chiến thắng của Biden. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Pennsylvania đã bác một đơn kiện quan trọng của họ, trong khi hạt Wayne cũng đã chứng nhận kết quả bầu cử sau vài giờ lâm vào thế bế tắc.
Các chuyên gia cho rằng nếu không trình ra được bằng chứng thuyết phục về tình trạng gian lận bầu cử có hệ thống hoặc quy mô lớn, cuộc chiến pháp lý mà chiến dịch Trump đang tiến hành không thể giúp lật ngược tình thế.
Tương lai cặp vợ chồng quyền lực Ivanka khi rời Nhà Trắng Những màn ăn mừng tràn ngập phố ở New York sau chiến thắng của Biden dường như cho thấy gia đình Trump không còn được chào đón ở đây nữa. Đối với Tổng thống Donald Trump, người đã chuyển từ New York tới sống ở Florida năm ngoái, đây có vẻ không phải tổn thất gì nghiêm trọng. Nhưng với con gái Ivanka...