Quán cháo lòng gần 80 năm ở Sài Gòn
Quán cháo lòng Bà Út được xem là một trong những quán cháo lòng lâu đời nhất TP HCM. Quán có số tuổi còn hơn cả số tuổi thật của chủ quán hiện nay
Quán cháo lòng bà Út bán trước số nhà 193 Cô Giang, từ lâu đã là địa chỉ thân quen của các thực khách khu vực lân cận. Cháo được nấu với xương ống và lòng khá ngon, đặc biệt có dồi trường và nước mắm chấm do quán tự làm rất đặc trưng.
Quán bán từ 6h đến khoảng 11h trưa.
Bà Út kể, 60 năm trước bà tiếp quản gánh cháo lòng của mẹ và bán quanh khu vực đường Cô Giang, cầu Ông Lãnh, quận 1. Sau bà, anh bà và cô cháu gái tên Chín cũng tiếp tục với gánh cháo gia truyền. Trước đây bà gánh hàng cháo đi vòng quanh, sau năm 1975 mới ngồi bán cố định.
Hiện tại cháu gái của bà Út là người bán chính, nhưng bà vẫn ra ngồi phụ vì nhớ nghề và cả nhớ khách.
Video đang HOT
Cháo lòng ở đây trông khá đặc biệt từ màu sắc đến hương vị. Cháo có màu xỉn hơi ngả đen nhờ được nấu cùng huyết tươi, được pha chế và luộc theo công thức gia truyền. Gạo tẻ sau khi được rang vàng mới được nấu chín nhừ, sánh đặc. Nước ngọt của cháo lòng cũng do huyết tươi tạo ra. Huyết vì được pha và luộc tại nhà nên đạt được độ mềm, dai vừa đủ chứ không như huyết luộc sẵn bán ngoài chợ.
Cháo ngon nhờ có huyết tươi nấu cùng.
Để có được vị cháo thơm béo, cháo được nấu cùng xương ống, xương vai và nước luộc lòng. Nhờ vậy mà ngoài gan, huyết, lòng non, dồi, dạ dày… mỗi phần cháo còn có một cục sườn lớn thơm béo. Lòng heo cũng được luộc chín khi có khách gọi và xắt to bản, nên có độ giòn, ngon.
Dồi trường của quán bà Út cũng là một trong những điểm đặc biệt, khiến thực khách nhớ đến. Ngoài thịt băm, lá thơm, gia vị, dồi còn được nhồi cùng sụn băm giòn sừn sựt. Sau khi được nhồi trong lớp da dày, dồi được hấp chín rồi đem chiên vàng tạo nên lớp vỏ dồi dày, màu nâu đẹp, dai, thơm hương sả. Khi ăn các phần nhân, lòng heo được chấm cùng nước mắm chua ngọt đặc trưng, khá lạ miệng.
Giò cháo quẩy chiên vàng ăn kèm cháo cũng làm cho tô cháo thêm phần hấp dẫn. Giá cho một tô cháo thập cẩm là 27.000 đồng. Ngoài cháo lòng, quán còn có nước sâm đường phèn giải nhiệt nhà nấu hơi ngọt, đắng vừa vị.
Theo Bảo Châu / Báo Phụ Nữ TP.HCM
3 quán cháo lòng lâu năm của Sài Gòn
Cháo tiều cô Út, cháo lòng cô Ba... điều có điểm chung là bán lâu năm, gần các khu chợ sầm uất, tô cháo đầy đặn, giá cao và đông khách.
Nằm trong hẻm 51 đường Cao Thắng, quận 3, TP HCM, cháo Tiều cô Út từ lâu là quán cháo quen thuộc với người dân khu vực chợ Bàn Cờ và thực khách sành ăn Sài Gòn nói chung. Ảnh: Huỳnh Hằng.
Món cháo của quán có 2 đặc trưng. Môt là lòng heo chỉ luộc chín khi có khách gọi và xắt to bản, nên có độ giòn. Hai là cháo được nấu theo phong cách núi biển của người Tiều.Giá các món cháo tại đây từ 21.000-60.000 đồng/tô. Ảnh: Huỳnh Hằng.
Nhắc đến cháo lòng ở chợ Đa Kao, người ta nghĩ ngay đến Cô Ba, quán cháo lòng trên đường Nguyễn Huy Tự, quận 1, TP HCM. Ảnh: Huỳnh Hằng.
Quán có thâm niên trên 50 năm. Nhiều khách quen cho biết, nếu đã quen với hương vị của món ăn này tại đây, dù có đi đâu, bạn cũng chỉ muốn trở lại thưởng thức. Ảnh: Huỳnh Hằng.
Một tô cháo lòng tại quán có giá 45.000 đồng. Bạn có thể yêu cầu người bán để lòng chung trong tô cháo, hay để riêng ra đĩa. Ảnh: Huỳnh Hằng.
Nếu hai quán cháo trên ghi điểm với đặc trưng riêng của dân tộc (Tiều) hay vùng (miền Nam), cháo lòng Minh Khai ở hẻm 153 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP HCM lại được nhiều thực khách đánh giá là sự hòa trộn giữa văn hóa ẩm thực Bắc - Nam. Ảnh: Petialia.
Điều này được thể hiện qua phần cháo với giá, nước dùng tách biệt với cháo theo kiểu sơn thủy. Đĩa lòng với hai loại dồi có nhân khác nhau. Chén nước mắm có ít gừng, ớt xắt đi kèm. Ảnh: Bepgiadinh.
Theo Zing
Những món ăn vặt bán từ 15h ở khu chợ Đa Kao Cháo lòng, bánh mì khô bò, kem nhãn... đều là những món với thâm niên không dưới 10 năm luôn có sức hút khó cưỡng đối với thực khách tại khu chợ Đa Kao. Cháo lòng cô Ba: Với "tuổi thọ" hơn 30 năm, có lẽ gánh cháo lòng chợ Đa Kao đã chứng kiến bao thay đổi của cuộc sống, xã hội....