Quán cafe chỉ có… 2 chỗ ngồi
Ngoài nơi đứng của người bán hàng, quán cafe này chỉ có đủ chỗ ngồi cho 2 khách hàng ngồi.
Một chàng trai 28 tuổi mới đây đã khai trương quán cà phê trên mặt bằng chỉ… 2 mét vuông tại thành phố Lincoln (Anh quốc).
Trong cửa hàng, ngoài chỗ đứng của người bán thì chỉ có 2 chỗ ngồi dành cho khách. Diện tích nhỏ xinh này cũng chỉ cho phép nhiều nhất 4 người cùng lúc lưu lại trong quán.
Quán cafe với diện tích chỉ 2 mét vuông
Video đang HOT
Ông chủ trẻ tuổi Adam cho biết: “Quán của tôi còn nhỏ hơn cửa hàng cafe 5 mét vuông mở ra cách đây không lâu. Nó xứng đáng được sở hữu danh hiệu quán cafe nhỏ nhất thế giới”.
Mặc dù sở hữu vẻ ngoài khá bắt mắt và đặc biệt nhưng tính từ thời điểm khai trương đến nay quán café này cũng mới chỉ phục vụ được 35 khách hàng – một con số vô cùng khiêm tốn và không mấy khả quan cho việc kinh doanh.
Ông chủ quán Adam đang rất hy vọng nhận được kỷ lục thế giới cho danh hiệu quán cafe nhỏ nhất
Bên trong quán cafe tý hon
Theo VNN
Thăm khu chợ sạch "nhất Hà Nội"
Nằm cuối con ngõ nhỏ trên đường Tô Ngọc Vân, Hà Nội, chợ phiên cuối tuần Tây Hồ hoạt động nhộn nhịp vào mỗi thứ Bảy. Chỉ diễn ra nhanh chóng trong khoảng ba tiếng đồng hồ nhưng phiên chợ luôn để lại cho du khách ấn tượng về những gian hàng xanh, sạch với các "thương gia" nước ngoài thân thiện.
Từ năm 2009, khu vực phường Quảng An xuất hiện một khu chợ nhỏ của người nước ngoài sống tại Hà Nội. Người mua hàng đa số là khách quốc tế, vì vậy tiếng Anh trở thành ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu khi trao đổi, mua bán ở đây. Trong khoảng sân chỉ chừng 300 mét vuông tập trung hơn 20 quầy hàng thực phẩm, quần áo, giày dép và các sản phẩm thủ công khác.
Các du khách hẳn không quá lời khi cho rằng đây là khu chợ sạch nhất Hà Nội, trong đó từ "sạch" được hiểu theo nhiều nghĩa. Cũng bày bán trứng, thịt gà, thịt vịt, tôm và các loại rau, nhưng khu vực bán hàng tại đây không hề có rác thải vứt la liệt hay "mùi đặc trưng" như ở các chợ khác. Những người bán hàng luôn có ý thức quét dọn, giữ gìn vệ sinh và thẩm mỹ cho quầy hàng của mình. Thay vì dùng túi bóng, người bán thường dùng các túi giấy để đựng thực phẩm cho khách. Các bà nội trợ tới đây cũng đã quen với việc mang theo túi xách và nói không với túi nilon.
Thực phẩm tại chợ được gói trong túi giấy để bảo vệ môi trường
Về chất lượng sản phẩm, các loại thực phẩm trong chợ được đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng. Các loại bánh ngọt, bơ, pho mát, mật ong, trứng cá hồi, rượu... đều mang phong cách châu Âu. Hàng hóa đều do các cơ sở uy tín sản xuất và cấp chứng chỉ. Người bán hàng cho biết, trứng gà được lấy từ hai trang trại tại xã Thanh Xuân và Nam Sơn, huyện Sóc Sơn. Gà cũng được nhập từ hai trang trại trên, nuôi theo mô hình "chăn thả", ăn những thức ăn tự nhiên, hoàn toàn không có chất kháng sinh.
Chị Emma Lawrence đến từ Anh cho biết, việc đi chợ vào sáng thứ Bảy đã trở thành một thói quen của chị và con gái. Là cô giáo tại một trường mẫu giáo quốc tế, Emma đặc biệt quan tâm tới việc lựa chọn sản phẩm sạch cho gia đình. "Các loại rau củ này có thể mua được ở bất cứ cửa hàng nào tại Hà Nội, nhưng thực phẩm hữu cơ sẽ có lợi cho sức khỏe hơn. Giá của thực phẩm hữu cơ đắt hơn bình thường một chút, nhưng chất lượng thì tốt hơn rất nhiều", chị cho biết.
Nụ cười luôn thường trực trên môi những người bán hàng
Tới chợ Tây không chỉ để mua sắm, đối với nhiều người nước ngoài đây còn là địa điểm gặp gỡ bạn bè. Cả khu chợ nhộn nhịp, rộn rã tiếng cười. Những vị khách tới đây, dù là khách quen hay lần đầu tới thăm vì tò mò cũng đều được người bán hàng nồng nhiệt tiếp đón. Trong khu thực phẩm, có gian hàng mật ong của anh Alain Fiorucci, người Pháp lúc nào cũng đông khách. Tất cả là nhờ tài ăn nói khéo léo, dí dỏm, cộng với khả năng nói lưu loát cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt của ông chủ. Những nhân viên bán hàng người Việt Nam đa số còn rất trẻ và nhiệt tình. Họ luôn nhanh nhẹn giúp khách lựa đồ, gói sản phẩm kèm theo nụ cười thân thiện.
Góc nhỏ quyên góp đồ từ thiện trong chợ
Khách tới chợ đa phần là người nước ngoài, lác đác vài người dân địa phương tới thăm quan. Tuy sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, nhưng tại chợ Tây, Thùy Anh (Hoàng Hoa Thám, Q. Tây Hồ) lại được một người bạn nước ngoài "xung phong" làm hướng dẫn viên du lịch. Ở đây, chính những vị khách quốc tế lại là người giới thiệu cho Thùy Anh về những nét văn hóa của họ. Chị Linh, nhân viên bán hàng tại gian đồ thủ công Q&A hào hứng giới thiệu các mặt hàng và vui vẻ bắt chuyện khi biết Thùy Anh lần đầu tới chợ phiên Tây Hồ: "Hôm nay trời lạnh và hơi mưa nên một số gian hàng cũng nghỉ, những tuần khác còn đông đúc hơn như thế này nhiều. Có những gian hàng bán cố định hàng tuần, nhưng cũng có những gian hàng không thường xuyên. Muốn biết chắc chắn hôm nay chợ bán những gì, khách hàng nên vào website của chợ, ở đó luôn cập nhật các mặt hàng của ngày thứ Bảy".
Ngoài những quầy hàng kinh doanh, chợ còn dành một góc cho các tổ chức từ thiện. Khách quen tới chợ thường cầm theo một vài món đồ nhu yếu phẩm, đồ y tế và sách tới quyên góp. Những món đồ cũ tại đây sẽ được tái sử dụng, trở thành sự khởi đầu mới cho những trẻ em thiệt thòi ở Việt Nam.
Ấn tượng về khu chợ sạch không chỉ về sự gọn gàng, ngăn nắp, mà còn vì sự thân thiện của những người bán hàng nhiệt tình, tốt bụng. Chợ phiên Tây Hồ đang góp phần tạo nên những hình ảnh đẹp của Hà Nội.
Theo ANTD
Cần lấp những kẽ hở trong thương mại điện tử Sự việc nào cũng có hai mặt, thương mại điện tử giúp người tiêu dùng và người bán hàng giao dịch được với nhau bất kể vị trí địa lý, nhưng sẽ rất khó khăn khi có tranh chấp xảy ra, bên cạnh đó, vấn đề về bảo mật thông tin cá nhân cũng hết sức quan trọng... Thận trọng khi giao dịch...