Quán cà phê với đa số nhân viên là người khiếm thính
Pallet Café đã góp phần tạo cơ hội việc làm cho người khiếm thính ở Kenya – những người đối mặt với phân biệt đối xử trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống.
Người phục vụ và khách hàng của Pallet Café giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu, cử chỉ và điệu bộ.
Pallet Café nằm ẩn mình trong một khu phố giàu có ở thủ đô Nairobi của Kenya. Kể từ khi khai trương vào năm 2019, quán tuyển dụng nhân viên khiếm thính, những người đối mặt với phân biệt đối xử trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống. Pallet Café cho thấy khung cảnh của một sự hòa nhập khác lạ.
Trong quán cà phê sân vườn này, nhân viên nhận đơn đặt hàng từ khách bằng cách sử dụng Ngôn ngữ ký hiệu Kenya, diễn đạt bằng điệu bộ hoặc cử chỉ. Quán cũng trưng bày nhiều tấm áp phích giới thiệu về một số ngôn ngữ ký hiệu cơ bản, chẳng hạn, nhân viên phục vụ có thể diễn đạt điệu bộ run rẩy khi muốn hỏi khách có muốn nước lạnh không, còn khách hàng có thể xác nhận bằng giơ ngón tay cái.
Edward Kamande, 26 tuổi, trở thành nhân viên của Pallet Café ngay sau khi quán mở cửa vào năm 2019. Anh bắt đầu làm bồi bàn và hiện đã là quản lý. Kamande chia sẻ, người sáng lập Pallet Café là doanh nhân Feisal Hussein, một cựu nhân viên viện trợ, người muốn mở một nơi không chỉ phục vụ những món ăn tuyệt vời như trứng Benedict và shakshuka (một món trứng cay của Bắc Phi), mà còn hỗ trợ những người khuyết tật và giúp họ có công việc.
Video đang HOT
Edward Kamande, người từng làm bồi bàn, hiện là quản lý của Pallet Café
Hussein chia sẻ: “Kiếm được việc làm trên khắp châu lục là một thách thức đối với người khuyết tật, mặc dù họ hoàn toàn có thể làm được bất cứ công việc gì. Tôi muốn cho những người có năng lực làm việc cơ hội có việc làm để họ được bình đẳng như những người khác”. Ngoài ra, Hussein cũng đảm bảo những người phục vụ được đào tạo trước khi làm việc tại quán cà phê, vì họ thường xuyên được tiếp xúc và đào tạo trong công việc. Hiện tại doanh nghiệp của Hussein có 3 chi nhánh, nơi Kamande làm việc là chi nhánh Pallet Café ở Lavington (một vùng ngoại ô của Nairobi), với hơn 30 trong số 40 nhân viên là người khiếm thính.
3 năm trước, khi mới vào làm việc ở Pallet Café, Kamande tỏ ra e dè và lo lắng, nhưng hiện tại chàng trai 26 tuổi đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc điều hành quán. Kamande không chỉ quản lý nhân viên mà còn giám sát tài chính và theo dõi nguồn cung cấp.
Phần lớn nhân viên của Pallet Café chưa từng có việc làm trước đây, chính công việc này đã thay đổi cuộc sống của họ. Ban đầu, Hussein phải chật vật để tìm nhân viên nhưng giờ đây luôn có người đến quán xin vào làm. Trên thực tế, Pallet Café đã thành công đến mức các doanh nghiệp khác cũng muốn thuê những người lao động khiếm thính.
Feisal Hussein muốn tìm cách hỗ trợ cộng đồng người khiếm thính
Theo Kamande, trở ngại lớn nhất mà người khiếm thính gặp phải ở Kenya là cơ hội được làm việc ngay từ đầu. Anh nói: “Rất nhiều người khiếm thính không có cơ hội việc làm”. Ước tính có ít nhất 600.000 người khiếm thính trên cả nước, mặc dù hiến pháp cấm phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật, họ vẫn tiếp tục gặp phải những trở ngại lớn về khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe, giáo dục và việc làm.
Trong khi đó, không có nhiều người hiểu ngôn ngữ ký hiệu của Kenya cũng như rất ít kiến thức về loại ngôn ngữ này trong giới công chức. Chưa kể có rất ít thông dịch viên về ngôn ngữ ký hiệu ở Kenya và không có hệ thống đăng ký hoặc kiểm tra trình độ chuyên môn được công nhận trên toàn quốc. Mặc dù các chương trình truyền hình được cho là kết hợp ngôn ngữ ký hiệu, song có rất ít những chương trình như vậy. Kamande nói: “Chúng ta cần giáo dục về các vấn đề khiếm thính ở đất nước này”.
Kamamde cũng chia sẻ rằng có lần một người bạn của anh bị cảnh sát dừng lại và yêu cầu xuất trình thẻ căn cước. Vì không thể nghe nên người này không thể trả lời. Kamande đã tìm cách đến giúp đỡ người bạn và giải thích với cảnh sát rằng anh ta bị điếc.
Pallet Café không chỉ mang đến cho Kamande một không gian an toàn để có việc làm mà còn là nơi chắp cánh cho tình yêu của đời mình. Kamande gặp vợ hiện tại là Jacqueline, người cũng bị điếc, khi cô đang làm bồi bàn ở quán. Hiện cả hai có một cậu con trai 11 tháng tuổi tên là Godwin, không gặp vấn đề về thính giác. Kamande thường tự hào khoe ảnh con trai qua điện thoại. “Nhờ quán cà phê này, tôi đã vươn xa hơn trong cuộc sống”.
Báo hoa mai đi lạc vào nhà máy ô tô Mercedes-Benz Ấn Độ và cái kết
Con báo hoa mai đi lạc vào nhà máy Mercedes-Benz Ấn Độ khiến công nhân phải sơ tán, tạm nghỉ trong vài tiếng đồng hồ.
Khi các công nhân ca sáng đến nhà máy thì phát hiện một con báo hoa mai khoảng 3 tuổi bên trong khu vực nhà máy Mercedes-Benz ở Maharashtra, miền tây Ấn Độ.
Con báo hoa mai đi lạc vào nhà máy ô tô Mercedes-Benz Ấn Độ
Nhân viên an ninh đã báo cảnh sát và các nhân viên kiểm lâm khu rừng Junnar. Đội xử lý khủng hoảng của nhà máy Mercedes-Benz Ấn Độ đã bố trí xe buýt để sơ tán công nhân ra ngoài an toàn.
Yogesh Mahajan, nhân viên kiểm lâm cho biết họ đã tìm cách để đưa con báo hoa mai ra ngoài an toàn với sự giúp đỡ của trung tâm cứu hộ báo Manikdoh ở Junnar.
Yogesh Mahajan nói: "Con báo hoa mai bị mắc kẹt trong một vòng vây. Nhân viên của chúng tôi và bác sĩ thú y, đã bắn một phi tiêu thuốc an thần từ khoảng cách thích hợp nhằm mục đích làm cho con báo bất tỉnh tạm thời. Sau đó, chúng tôi có thể đưa con báo ra ngoài một cách an toàn rồi đưa nó đến trung tâm để kiểm tra sức khoẻ và phục hồi".
Con báo hoa mai may mắn được giải cứu an toàn nếu không không biết chuyện gì sẽ xảy ra khi nó vẫn đi lang thang trong các khu sản xuất của nhà máy ô tô Mercedes-Benz Ấn Độ.
Đại diện nhà máy Mercedes-Benz Ấn Độ cho biết: "Chúng tôi đã có một vị khách rất đặc biệt ghé thăm Mercedes-Benz Ấn Độ vào sáng nay. Một con báo đã đi lạc vào cơ sở sản xuất của nhà máy và sau đó được giải cứu nhờ sự hỗ trợ nhanh chóng của nhân viên kiểm lâm và cảnh sát địa phương".
Trước đó, người dân địa phương ở ngôi làng Beslar, Maharasra, Ấn Độ đã cùng nhau giải cứu con báo hoa mai rơi xuống giếng sâu. Con báo hoa mai 7 tuổi vật lộn, ngó đầu lên khỏi mặt nước, loay hoay tìm cách nổi lên sau khi bị rơi xuống giếng.
Nó dùng mọi cách, 'chèo thuyền' điên cuồng để giữ mình nổi lên mặt nước, ngăn khỏi chết đuối. Người dân địa phương kêu gọi sự giúp đỡ từ kiểm lâm để giải cứu con báo.
Báo hoa mai thường rình rập xuất hiện xung quanh ngôi làng ở Maharasra, một số con không chú ý đã bị ngã xuống giếng sâu.
Nhân viên kiểm lâm quản lý tại khu rừng Range cho biết: "Từ trong khu rừng, báo hoa mai thường tìm kiếm, bắt mồi trong các giếng mở quanh làng và đi lạc vào khu dân cư ở Maharasra. Chúng tôi khuyến cáo dân làng thực hiện các biện pháp phòng ngừa bằng cách đậy các giếng lộ thiên, làm rào chắn xung quanh giếng".
Nhân viên chuyển hàng đơ người khi làm đổ tủ lạnh "Lấy tiền đâu mà đền cái tủ lạnh này đây", 2 nhân viên said.