Quán bún Sài Gòn lấy chả cá mỗi ngày từ Khánh Hòa
Quán nhỏ của gia đình chị Lệ nằm trước một chung cư cũ ở quận 5, bán món bún chả cá đúng vị Nha Trang.
Rời quê hương Vạn Giã, Khánh Hòa từ 6 năm trước, gia đình chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ (42 tuổi) đến Sài Gòn để sinh sống. Chị Lệ cho biết, quán bún chả cá được mở vào khoảng thời gian này.
“Tôi không ngờ món ăn lại được lòng người Sài Gòn như vậy. Từ lúc mở đến giờ, chúng tôi chỉ bán đúng một chỗ ở chung cư đường Trần Tuấn Khải”, chủ quán nói.
Quán nằm ở trước một chung cư trên đường Trần Tuấn Khải.
Mặt tiền của quán là chiếc tủ kính dùng để chứa các dụng cụ, nguyên liệu nấu nướng. Khi lại gần tủ, bạn có thể ngửi được mùi thơm của nước lèo tỏa ra.
Theo chủ quán, cái khó nhất là làm sao để giữ được hương vị món ăn cho giống ở quê nhà. Từ nỗi trăn trở này, gia đình quyết định lấy chả cá từ quê để phục vụ cho thực khách. “Cứ cách ngày, chúng tôi phải ra bến xe thật sớm để chở những mẻ chả cá tươi ngon về”, chị Lệ cho hay.
Địa chỉ này chỉ phục vụ bữa sáng nên những nguyên liệu như bún, rau… được mua ở chợ từ sớm. Món ăn được phục vụ kèm đĩa rau gồm giá đỗ và xà lách xắt nhỏ. Bạn có thể yêu cầu trụng sơ qua nếu thích, nhưng đúng điệu thì nên ăn sống.
Khi có khách đến, chủ quán đeo bao tay rồi lấy bún trụng sơ, xếp vào tô, bên trên là những miếng chả cá được thái miếng to. Nước lèo trong veo chan ngập. Nhờ được thêm thắt gia vị theo bí quyết riêng và hầm với xương, cà chua mà vị nước lèo được nhiều người đánh giá là đậm đà.
Chả cá được vận chuyển mỗi ngày từ Nha Trang.
Video đang HOT
Sức hút của địa chỉ này nằm ở miếng chả cá. Tô thập cẩm có 2 loại: chả cá chiên và chả hấp. Bên trong bát còn có thịt viên được ướp trước khi nấu. Tuy không có nguồn gốc ở thành phố, nhưng nhiều món ăn như bún chả cá lại chiếm trọn tình cảm của thực khách Sài Gòn muốn thay đổi bữa ăn của mình.
Chỉ với 23.000 đồng, bạn có thể thưởng thức một bữa sáng đầy đặn. Chị Linh (sống ở Tân Bình) cho hay, tuy là lần đầu tiên thử qua món ăn nhưng khá ưng ý bởi hương vị giống với ở Nha Trang. “Tôi từng nhiều lần ăn bún cá tại Nha Trang. Mùi vị ở đây khá giống, nước lèo nấu trong, ngọt tự nhiên”, thực khách này nhận xét.
Mỗi suất ăn có giá 23.000 đồng.
Chồng và con trai của chị Lệ cũng phụ bán như bưng bê, dọn dẹp, tính tiền. Chính vì vậy mà giờ cao điểm, khách không mất quá lâu để chờ đợi. Quán nằm ngay mặt tiền đường Trần Tuấn Khải. Bạn chỉ cần đi vào con đường và quan sát kỹ ở khu chung cư là có thể tìm ra. Xe của khách đậu ngay trước quán, có người trông.
Theo Vnexpress
Tô phở to như nồi lẩu ở Sa Đéc
Quán nhỏ bán phở kết hợp lẩu bò của gia đình Hai Hiển nằm bên sông Mekong ở Đồng Tháp đã tồn tại gần 50 năm.
Miền đất Sa Đéc xưa nay gắn liền với đặc sản hủ tiếu trứ danh cả nước. Tuy nhiên, du khách đến đây có thể đổi món bằng tô phở bò 43 năm tại quán Hai Hiển.
Quán được mở vào năm 1976 bởi bà Trần Thị Thu Mai (còn gọi là bà Hai, 76 tuổi). Thương hiệu quán là tên mọi người thường gọi bà kèm tên người chồng là ông Hiển.
Nước lèo của quán được nấu hàng giờ với xương ống bò nên có vị ngọt nguyên chất. Vừa bán phở vừa bán lẩu nên chủ quán dùng một chiếc nồi khổng lồ để nấu nước đủ tiêu thụ cả ngày.
Xương nhiều thịt sau khi hầm được để riêng để khách gọi ăn thêm.
Bánh phở ở đây là kiểu sợi nhỏ đặc trưng miền Nam, màu trắng hơi trong, dai mềm như bánh ướt, không bở hay chua. "Sở dĩ có được chất phở như vậy là sợi được làm từ bột gạo lọc, theo công thức truyền thống của làng nghề bột hơn trăm năm ở Sa Đéc, nổi tiếng trong và ngoài nước", chủ quán tiết lộ.
Điều khiến nhiều thực khách lần đầu đến quán này ngạc nhiên là tô phở bưng ra to gần bằng nổi lẩu. Nước lèo được chan ngập. Tô phở này có giá 35.000 đồng.
Ngoài phở, quán bắt đầu bán lẩu bò từ năm 1990. "Vì tận dụng luôn nước phở, nồi lẩu có mùi thơm từ nhiều loại gia vị và không bị hôi mùi bò như nước cốt xương", ông (53 tuổi) là con trai bà Hai cho biết. Thịt nhúng lấy từ những bộ phận ngon nhất của bò như gân, đuôi, móng, bì, óc, sách, nội tạng, thịt viên.
Tất cả nguyên liệu trong phần ăn đều là đồ lòng bò. Bạn có thể gọi các loại tuỳ theo sở thích.
Món lẩu của quán mang đậm phong cách miền Nam thể hiện qua bếp nấu và rổ rau nhúng. Với lò đất than củi, lửa cháy âm ỉ nên không làm nước trong nồi sôi sục, tránh bị cạn, mặn. Tuy nhiên nhiệt độ vẫn đủ nóng để làm chín các đồ nhúng.
Rổ rau sống không thể thiếu rau cần ngoài cải đắng, bắp cải, giá đỗ. Quán còn phục vụ cả các loại rau thơm ăn phở. Bạn tuỳ thích gọi thêm rau mà không mất tiền. Một nồi lẩu bò thập cẩm có giá 120.000 - 150.000 đồng.
"Ngồi lai rai nồi lẩu ngon, bổ, rẻ cùng chút rượu bên mé sông mát rượi thật tuyệt", ông Hai (55 tuổi) nói.
Vừa gọi thêm chén óc bò thơm béo giá 20.000 đồng, bạn Hiền (sống tại Cao Lãnh) khoe: "Thỉnh thoảng có bạn ở tỉnh khác tới chơi mình đều dẫn đến đây. Quán ăn có không gian xưa cũ đặc trưng ở Sa Đéc nên bạn mình thích lắm".
Có không gian gần gũi và giá cả bình dân, quán Hai Hiển được nhiều người dân địa phương ưa chuộng. Quán mở cửa từ 6h đến 21h. Hiện quán có hai cơ sở ở đường Nguyễn Tất Thành do bà Hai đứng bán và chi nhánh đường Nguyễn Trường Tộ cho vợ chồng ông Vinh (con trai bà Hai) tiếp quản.
Theo Vnexpress.
Quán lươn từ bán rong đến nức tiếng thành phố Vinh Quán nhỏ của gia đình bà Ngọ (TP Vinh, Nghệ An) luôn tấp nập thực khách nhờ hương vị gia truyền. Cháo hay miến lươn từ lâu đã là đặc sản níu chân du khách mỗi khi có dịp dừng chân tại xứ Nghệ. Nằm trong một con ngõ nhỏ ở đầu đường Dốc Thiết, TP Vinh là quán bà Ngọ, nổi tiếng...