Quán bún hến 30 năm tuổi ở Hà Nội, ngày bán 2 tạ hến, 1 tạ bún
Bát bún hến ở đây có giá 20.000 đồng, thực khách đến ăn thường gọi thêm đĩa đậu rán chấm cùng nước mắm ớt chua ngọt.
Phú Xuyên là huyện nằm ở phía Nam Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km. Nơi đây được biết đến với rất nhiều làng nghề truyền thống, bên cạnh đó, có một món ăn chỉ bán vào mỗi buổi chiều và được rất nhiều người yêu thích, đó là bún hến.
Bún hến là món ăn nổi tiếng ở Phú Xuyên từ thời xa xưa, chủ yếu là những người cao tuổi ngồi bán. Bà Bảo là một trong những người trong làng còn bán bún hến, quán ở sâu trong ngõ, chỉ bán vào buổi chiều, nhưng luôn đông khách, đặc biệt là vào chiều tối: “Hến bây giờ mua khó hơn mua thịt lợn, nhiều hôm đông khách nhà tôi còn không có hến mà bán bún”, bà Bảo nói.
Lý do là bởi, hến ưa sống ở những vùng nước sạch, nhưng hiện nay các sông ngòi ngày càng ô nhiễm nên hến ngày càng hiếm.
Bát bún hến ở đây có giá 20.000 đồng, thực khách đến ăn thường gọi thêm đĩa đậu rán chấm cùng nước mắm ớt chua ngọt.
Gần 40 tuổi, bà Bảo mới bắt đầu bán bún hến, ban đầu bà học theo cách làm của những người cao tuổi trong làng, dần dần thay đổi theo công thức của riêng mình. Đến nay, quán bún hến của bà đã hơn 30 tuổi.
“Khởi nghiệp” với món bún hến là ngồi bán ngoài ngõ, căng nilon để tránh mưa nắng, bát bún khi ấy chỉ có giá 5.000 đồng. Sau đó, được đông khách ủng hộ, bà mới chuyển về bán ở nhà.
Video đang HOT
Quán bún ở sâu trong ngõ, nhưng luôn hút khách, đặc biệt là vào chiều tối.
1 tạ hến chỉ được 9kg ruột, những ngày giáp Tết nhà bà Bảo có thể bán được 4-5 tạ hến, tương đương khoảng 40kg ruột hến/1 ngày.
Anh Đạt (con trai bà Bảo) đang tiếp quản nghề từ mẹ mình cho hay: “Trước đây, ở sông Đáy rất nhiều hến, bây giờ, hến chỉ còn ở sông Mã, sông Hoàng Long, sông Cầu, cầu Dậm (Mỹ Đức, Hà Nội)…”.
Hến chọn để làm bún không quá to cũng không nhỏ, chỉ chọn những con hến có ruột nhỉnh hơn chiếc cúc áo.
Hến đã được xào sẵn cùng hành khô, nước mắm, xào chín tới để hến không bị dai, không còn mùi tanh mà vẫn giữ được độ ngọt.
Khách của quán chủ yếu là công nhân làm tại các khu công nghiệp, người buôn bán. Mọi người ăn thấy vừa miệng, hợp túi tiền rồi lại giới thiệu cho bạn bè, người thân tới ăn.
Bún hến có vị ngọt thanh của nước luộc hến, mùi thơm của thì là, rất dân dã.
Bún được nấu chín cùng nước hến, chứ không trần hoặc nhúng qua bún với nước sôi rồi chan nước dùng vào như mọi quán vẫn làm.
Nước hến và bún được nấu sôi rồi mới múc ra bát, sau đó thêm hến xào cùng hành lá, thì là.
Vì không có thời gian làm và không có nơi chứa vỏ hến, nên nhà bà Bảo đặt hến đã luộc chín từ một người thân trong làng, nhà họ có ao rộng để đổ vỏ hến.
Chị Hiền (con dâu bà Bảo) cùng chồng tiếp nối nghề bán bún hến được gần chục năm nay.
“Một năm nhà tôi chỉ nghỉ 3 ngày, mùng 3 Tết đã bán hàng rồi. Tết thì đông lắm, chen nhau, vừa múc bát bún còn chưa thêm đủ hến, khách đã bê đi luôn rồi”, chị Hiền cho hay.
Bà Bảo cho biết, có người trả bà hàng chục triệu để bà dạy nghề cho: “Tôi không nhận dạy nghề cho ai cả, vì bán hàng phải có duyên, họ học nghề xong về không bán được hàng tôi cũng không đành, nên tôi chỉ truyền lại công thức cho con trai và con gái”.
Ngoài bún hến, quán còn sáng tạo thêm món chả hến, hến xào. Chả hến được trộn cũng thịt lợn rồi làm thành từng miếng khoảng 100 gam. Món hến xào cũng được nhiều người ưa chuộng, hến được xào cùng bắp cải, cà chua và rau cần, thì là, ăn rất lạ miệng.
Tìm lại hương vị miền cố đô trầm mặc trong món bún hến dân dã
Xì xụp bát bún hến, tận hưởng hương vị đậm đà, cảm nhận cái tình quê của con người xứ Huế cứ dần lan tỏa là trải nghiệm thú vị khi đến Huế.
Du khách ghé miền đất cố đô Huế chắc hẳn đã ít nhất một lần được thưởng thức các đặc sản làm từ hến của nơi đây như hến xúc bánh đa, cơm hến, bún hến... Từ con hến nhỏ bé như đầu đũa sống dưới lòng sông Hương, được người dân vạn đò đánh bắt, đãi hết bùn đất, món ăn từ hến mang đến cho thực khách những ấn tượng đặc biệt khi nhớ về miền cố đô trầm mặc.
Cùng với rất nhiều những đặc sản của Huế, bún Huế cũng góp phần làm nên thương hiệu ẩm thực của đất thần kinh. Du khách có thể dễ dàng tìm thấy những quán bún hến trên những con phố nhỏ, những ngõ ngách của xứ Huế, đôi khi chỉ đơn giản là một gánh hàng rong bên mé đường. Chỉ cần một vài chiếc ghế nhựa, bên gánh hàng giản dị với các nồi niêu, chén bát, xì xụp bán bún hến, ngắm dòng người qua lại, cũng là những trải nghiệm thú vị.
Bát bún hến giản dị nhưng đốn tim thực khách bởi vị ngọt thơm đậm đà, dai dai của hến xào. Ảnh: Foody
Nghe thì đơn giản vậy thôi nhưng để làm bún hến cũng khá cầu kỳ, tỉ mỉ bởi bún hến gồm khá nhiều nguyên liệu. Những con hến nhỏ xíu đầy bùn đất được rửa sạch, ngâm 3-4 lần trong nước muối loãng rồi rửa sạch. Khi nước sôi, cho một chút muối rồi cho hến vào luộc sơ cho mở miệng, sau đó đãi hết vỏ. Thịt hến được xào cùng hành phi thơm, đến khi hến săn lại và ráo nước, cho thêm chút ớt sa tế, muối, bột nêm, đường, tiêu, rau răm, đậu phộng rang, mè trắng vào, đảo đều khi hến thấm gia vị thì tắt bếp.
Nước luộc hến sau khi được lắng để bỏ phần cặn thì đem dùng làm nước lèo, chính vì thế mà bát bún giữ được độ ngọt thơm đặc trưng của hến.
Bún hến được ăn kèm với hoa chuối non, rau môn, rau má thái nhỏ kèm với gia vị cay ớt, vị cay nồng của tỏi và chút đậm đà của mắm ruốc.
Các nguyên liệu để chế biến món bún hến dân dã. Ảnh: I.T
Khi có khách, chủ quán sẽ cho phần hến đã được xào chín lên tô bún trắng đã trần qua, thêm các loại rau sống, bì lợn thái nhỏ, lạc rang thơm phúc rồi chan nước kèm với nước lèo nóng bốc khói nghi ngút. Xì xụp bát bún hến, tận hưởng hương vị đậm đà, cảm nhận cái tình quê của con người xứ Huế cứ dần lan tỏa.
Loạt món ăn "nhạy cảm" khiến thực khách "đỏ mặt" thưởng thức Ngẩu pín bò, nầm lợn, cà dê,... là những món ăn được chế biến từ các bộ phận "nhạy cảm" của động vật khá phổ biến ở Việt Nam và được nhiều thực khách ưa chuộng. Ngẩu pín Ngẩu pín là món ăn được chế biến từ bộ phận sinh dục của con bò đực. Đây là loại thực phẩm dân dã được...