Quán bún cá nổi tiếng ở chợ Châu Đốc chỉ bán 2 tiếng mỗi ngày
Quán bún dưới gốc me của bà Lệ được người dân trong vùng yêu thích nhưng không nhiều du khách biết tới.
Quán bún cá của bà Lệ ở chợ Châu Đốc. Video: Di Vỹ.
Bún cá Châu Đốc không do người Việt sáng tạo mà du nhập từ Campuchia. Qua năm tháng, món ăn được biến đổi thành phần, trở nên quen thuộc với nhiều người miền Tây.
Nép dưới tán cây me đại thụ, quán bún cá của vợ chồng bà Lệ đã mở ngót nghét được 10 năm. Bà Lệ cho biết, ngày trước bà cũng bán bún cá nhưng gánh trên vai. “Đó giờ tôi chỉ bán quanh khu vực chợ Châu Đốc này thôi. Do có một lượng khách đông mà tôi mở được hàng nhỏ bên đường gần chục năm nay”, bà Lệ chia sẻ.
Bà Lệ (bên trái) là người trực tiếp ngồi ở bếp. Ảnh: Linh Sea.
Bún cá Châu Đốc trông không đẹp mắt khi bày trên bàn nhưng nếm thử sẽ thấy nước lèo ngọt thanh và có mùi thơm lừng. Thành phần chính làm nên món ăn chỉ đơn giản là cá lóc, nước lèo và bún tươi.
Sau khi làm sạch, con cá lóc đồng được luộc chín. Đầu bếp khéo léo gỡ hết phần xương, ướp thêm một ít gia vị, cho lên chảo xào sơ qua với nghệ. Khi thịt bắt đầu săn lại, chuyển màu vàng đẹp mắt và tỏa mùi thơm thì người chế biến tắt bếp.
Theo chủ quán, sự thành công của món ăn nằm ở vị nước lèo, đây cũng là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất. Để nấu một nồi nước ngon, người ở đây thường hầm với xương ống. “Phải vớt bọt liên tục để nước có độ trong”, bà Lệ nói. Sau một khoảng thời gian, xương được vớt ra và cá đã xào được cho vào trong nồi. Đến lúc này, nồi nước đã hoàn tất, chỉ đợi múc cho khách.
Gia vị để nêm nếm có thêm cả mắm cá linh, mắm ruốc hòa tan đã lược bỏ xác. Ngải bún, củ nghệ giã nát cho vào chén nước lèo hòa tan rồi lọc bã. Nhờ bắc trên bếp lửa riu, cá hòa cùng nước hầm xương trước đó tạo nên thứ nước lèo quyến rũ.
Suất ăn bình thường có giá 20.000 đồng, thêm thịt heo quay thì khách trả thêm 5.000 đồng. Ảnh: Di Vỹ.
Sự hấp dẫn của món ăn đến từ màu vàng nghệ bắt mắt. Khi có khách gọi món, bà Lệ là người trực tiếp chế biến. Chồng và vài nhân viên hỗ trợ bà phục vụ đồ ăn. Nhờ cách trụng bằng nước lèo mà sợi bún đậm đà, khi ăn ngon miệng.
Bên trong tô bún có các loại rau ở dưới cùng, không thể thiếu thứ đặc sản từ những cánh đồng miền Tây là bông điên điển. Khách có thể gọi thêm rau, yêu cầu trụng sơ qua theo sở thích. Sau đó tới bún và lớp cá rải bên trên. Bà Lệ thường cho thêm một chút ớt, bạn nên dặn trước nếu không ăn được cay.
Thịt heo chấm cùng nước chấm được pha riêng. Ảnh: Di Vỹ.
Bún cá Châu Đốc là món ăn thích hợp cho tất cả các bữa ăn trong ngày. Quán bà Lệ mở chỉ hơn 2 tiếng từ khoảng 6h hơn. Bạn phải đến sớm mới có thể thưởng thức được món ăn. Khách ở quán này chủ yếu là người dân quanh đó, ít khách du lịch. Không gian quán nhỏ, bày trí vài bộ bàn ghế nhựa cho thực khách.
Theo Vnexpress
Những quán ăn "mê hoặc" thực khách ở Sài Gòn
Bánh mì Bảy Hổ, quán cháo lòng qua 4 đời chủ hay quán phở Bắc là những quán ăn "mê hoặc" thực khách Sài Gòn nhiều năm qua.
Cháo lòng đến 4 đời chủ
Quán cháo lòng nằm tại đường Cô Giang, quận 1, TP.HCM có thâm niên hơn 80 năm, và trải qua 4 lần đổi chủ, chuyển nhiều vị trí nhưng món ăn vẫn giữ được nguyên hương vị và thu hút thực khách mỗi ngày.
Tô cháo đầy đủ đồ lòng, hương vị đậm đà. Ảnh: Thanh niên
Dù 4 lần đổi chủ nhưng đều là những người trong gia đình, họ giữ nguyên công thức gia truyền suốt gần một thế kỷ, nên tô cháo nơi đây mang một hương vị đặc biệt khó quên. Mỗi phần cháo bao gồm đầy đủ các nguyên liệu dồi, phèo, tim, gan, lưỡi, bao tử, huyết, ít rau, giá, nước mắm, ăn kèm bánh quẩy. Đặc biệt, dồi chiên nơi đây được đánh giá là "đặc sản không thể tìm được ở nơi khác", vì người chủ có một công thức nêm nếm gia vị trong thịt bằm rất riêng.
Các nấu cháo cũng rất đặc biệt, thường là loại gạo tốt, mang đi rang cho dậy mùi thơm, khi nấu lại không bị nở nhiều, nên cháo không bị nhựa. Các nguyên liệu trừ hành, tỏi, hành lá, sả, ớt,... được làm trước, còn lại đều được mua và chế biến mỗi sáng sớm nên luôn luôn tươi mới. Tô cháo vì vậy luôn đảm bảo chất lượng thơm ngon nhất.
Giá một tô cháo đầy đủ khoảng 35.000 đồng. Quán mở từ sáng sớm đến trưa.
Quán phở 70 năm bán gần 400 tô mỗi ngày
Quán phở nằm trong một căn nhà nhỏ trên đường Đoàn Văn Bơ, khu chợ Xóm Chiếu, quận 4. Con đường hẹp này hễ giờ tan tầm là đông đúc, nhưng nhiều người không ngại tìm đến quán để thưởng thức vị phở gia truyền.
Theo lời kể của chủ quán, nồi nước lèo được nấu từ hơn 10 vị thảo mộc, kèm theo đó là xương hầm cùng đuôi bò. Mỗi ngày, nồi nước này sẽ được chia ra thành nhiều phần, một phần bắc trên bếp, phần còn lại để châm khi hết. Nhiều người ưa thích món ăn này bởi hương vị của nồi nước lèo được nấu mang vị miền Bắc nhưng vì bán ở Sài Gòn nên nhiều năm qua, chủ quán phải thêm thắt gia vị cho hợp với khẩu vị của người miền Nam.
Mỗi một tô phở có giá 35.000 đồng. Ảnh: VNE
Khi ăn bạn sẽ ngửi thấy mùi thuốc bắc thoang thoảng theo làn khói khi tô phở được bưng ra nhưng khi ăn lại không nặng vị thuốc bắc.
Giống với những địa chỉ có thâm niên khác, quán cũng tự tay làm một số nguyên liệu, đem lại sự đặc biệt cho món ăn nhằm giữ chân thực khách. Chẳng hạn, bò viên được nhiều người đánh giá có độ dai, giòn sần sật và ít bột.
Mỗi tô phở có giá 35.000 đồng. Quán mở của từ 16h đến khuya.
Xe bánh mì 80 năm, chỉ bán hơn 3 tiếng mỗi ngày
Chủ đầu tiên của xe bánh mì nổi tiếng này là ông Trần Văn Hậu. Ông mở bán từ những năm 30 của thế kỷ trước. Ban đầu, xe bánh mì nằm ở đầu đường Tây Hồ. Sau nhiều lần đổi chỗ, hiện quán nằm trên đường Huỳnh Khương Ninh, quận 1.
Nhân bánh mì rất đầy đặn, với nhiều nguyên liệu. Ảnh: I.T
Anh Hồ Quốc Dũng (32 tuổi), cháu ngoại ông Hậu là chủ đời thứ 3 của quán cho biết toàn bộ nguyên liệu đều được chế biến mỗi ngày, "bán ngày nào làm ngày đó". Các công đoạn này bắt đầu từ 4h sáng, do các thành viên trong gia đình thực hiện. Khách đến đây hay ăn bánh mì pate kẹp chả hoặc thịt, cho thêm chà bông. Khoảng một năm nay, anh bán thêm bánh mì kẹp thịt gà xé.
Thực khách có thể yêu cầu thêm xíu mại nóng hổi, tuy nhiên món này số lượng có hạn nên nếu muốn ăn bạn phải đến sớm. Ảnh: Di Vĩ
Điều khiến bạn khó lòng quên được hương vị bánh mì ở đây là pate. Ngoài pate, chả và thịt nguội cũng được làm theo công thức gia truyền. Khi ăn, bạn sẽ ngửi thấy mùi thơm, cảm nhận vị đậm đà, có chút béo.
Một suất bánh mì tại đây có giá 13.000 đồng hoặc 15.000 đồng tuỳ theo yêu cầu của khách.
Theo Dân Việt
Quán phở gốc Bắc mở 24/24h ở trung tâm Sài Gòn Nằm ở quận 1, lại mang đến hương vị phở chuẩn gốc Bắc, quán ăn trên đường Hải Triều nhanh chóng thu hút được lượng khách nhất định. Nép mình gần toà nhà cao bậc nhất thành phố trên đường Hải Triều, quận 1, quán phở cùng tên đường được mở bởi một gia đình gốc Bắc được hơn 4 tháng. Chủ quán...