Quán bánh canh hơn 30 tuổi ở miền Tây
Từ gánh hàng rong bán quanh xóm, bánh canh Bến Có được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và trở thành món ăn nổi tiếng miền Tây.
Chị Nguyễn Thị Điệp ở ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành (Trà Vinh) cho biết gia đình khởi nghiệp từ gánh bánh canh của mẹ là bà Lâm Thị Hên. Năm 1982, cụ Hai Hên bắt đầu gánh bánh canh bán khắp xóm ở Bến Có chạy dài sang phường 7, 8 của thị xã Trà Vinh, nay là TP Trà Vinh.
Hơn chục năm sau cụ Hên gom góp vốn mở quán bánh canh ở ấp Bến Có, giáp ranh TP Trà Vinh. Năm 2013 cụ bà qua đời, quán bánh canh được con trai út là anh Nguyễn Minh Hảo tiếp quản.
Bánh canh làm từ bột gạo do cậu của chị Điệp sản xuất mỗi ngày.
Trước khi bán cho khách, bánh được cho vào nồi nước súp đang sôi để trụng nóng.
Video đang HOT
Khoảng một chén bánh được vớt ra tô vừa đủ một người ăn. Dù làm bằng bột gạo nhưng bánh khá dai, không bị rã.
Thịt và lòng heo luộc ăn cùng bánh canh. Ngoài ra còn có giò heo nếu khách cần.
Tô bánh canh Bến Có giá 35.000 đồng.
Sợi bánh trắng đục, nước súp xương hầm với gia vị vừa phải khiến khách khó quên khi thưởng thức bánh canh Bến Có nổi tiếng miền Tây. Ngày 3/2/2010, anh Hảo nộp đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ và bánh canh Bến Có được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong 10 năm.
Ngoài bánh canh, quán anh Út Hảo còn có món ngon là bánh tét Trà Cuông.
Theo Zing
Những món ăn vặt bán từ 15h ở khu chợ Đa Kao
Cháo lòng, bánh mì khô bò, kem nhãn... đều là những món với thâm niên không dưới 10 năm luôn có sức hút khó cưỡng đối với thực khách tại khu chợ Đa Kao.
Cháo lòng cô Ba: Với "tuổi thọ" hơn 30 năm, có lẽ gánh cháo lòng chợ Đa Kao đã chứng kiến bao thay đổi của cuộc sống, xã hội. Một tô cháo tại đây đủ sức gây "choáng" với không ít thực khách lần đầu đến quán. Song, nếu đánh giá khách quan, tô cháo tại quán không chỉ hoành về chất lượng mà còn đầy đặn về số lượng. Nổi bật nhất của hàng cháo là những lát dồi heo chiên vàng với phần thịt thăn được tẩm ướp kỹ bên trong và chén hành ngâm chua cay ngon miệng.
Bánh mì khô bò cùng giờ bán và nằm liền cạnh cháo lòng cô Ba. Sài Gòn có khá nhiều loại nhân cho bánh mì từ nhân bì, chả đơn giản, đến nhân thịt phong phú và đầy đặn, nhưng bánh mì nhân khô bò lại ít thấy. Người bán cho hay xe bánh mì đã gần 12 năm. Phần khô bò được làm từ thịt, gan bò và do anh tự làm. Bánh mì khô bò ăn kèm đậu phộng rang, tương ớt và bán từ 3h chiều hàng ngày.
Ốc bươu nhồi thịt: Dù Sài Gòn có bao nhiêu loại và bao nhiêu cách chế biến thì ốc bươu nhồi thịt, món ăn dân dã của miền Bắc, vẫn có chỗ đứng nhất định. Không đậm đà như các món ốc khác, ốc bươu nhồi thịt chiều khách với những miếng thịt ốc dai giòn, hương sả thoang thoảng, vị cay nhẹ của gừng, thanh của ớt, thơm của tia tô và rau thơm. Tuy vậy, món ốc này lại thuộc dòng món ăn ngán, khó ai có thể một mình ăn hết 10 con.
Kem nhãn: Cùng giờ bán nhưng các quán kem nhãn trên đường Trương Hán Siêu chỉ thực sự đông khách từ 18h. Vào thời điểm đó, nếu không may, bạn sẽ mất 5 - 10 phút để "săn" chỗ ngồi. Tuy đông nhưng quán phục vụ khá nhanh, kem ngon, dẻo, thơm mùi nhãn. Nhiều người lại thích những hạt nhãn bên trong và phần đậu phộng rang bùi, giòn, không bị mềm như các quán khác. Ngoài hương kem nhãn truyền thống, hiện quán có hàng loạt vị khác nhau như cà phê, sầu riêng, dứa, trà xanh... Giá 10.000 đồng/ly.
Bánh mì Bảy Hổ: Bên cạnh điểm cộng như ổ bánh vừa phải, giờ bán đúng thị hiếu, các loại nguyên liệu hoàn toàn tự làm, xe bánh mì này còn được đánh giá cao về phục vụ. Bánh mì có giá từ 10.000-12.000 đồng, mức giá không quá mềm so với các xe bánh mì khác, song do hương vị đặc trưng nên từ lúc mở bán đến khi dẹp hàng, xe bánh mì này không có lúc nào ngơi khách. Thậm chí, có người còn đến mua 10, 20 ổ mang về chia cho bạn bè, người thân.
Bánh canh cô tóc bạc: Còn có tên gọi khác như bánh canh một giờ, bánh canh 60 phút là tên quán bánh canh trên đường Nguyễn Phi Khanh. Có tên gọi như thế vì quán chỉ mở bán lúc 15h và đóng cửa vào lúc 16h. Lý do của việc ngưng bán, theo chia sẻ của một trong những người phụ quán là "do không kịp làm giò". Theo đó, giò heo được nhập từ sáng sớm, sau đó, mọi người bắt đầu sơ chế, chế biến, đến khoảng gần 15h thì dọn bán và ... bán hết thì nghỉ chứ không làm thêm. Tuy vậy, mỗi ngày, quán bánh canh này phục vụ hàng trăm lượt khách với doanh số hàng trăm tô/ngày, một con số đáng mơ ước của nhiều hàng quán.
Huỳnh Hằng
Theo Zing
Ăn bánh canh Bến Có đúng điệu tại Sài Gòn Món bánh canh Bến Có ra đời và được thực khách thập phương yêu thích đã hơn 20 năm. Tên của món ăn này gắn liền với một địa danh ở tỉnh Trà Vinh: ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành. Đặc sản bánh canh Bến Có đến từ miền Tây Nam Bộ xa xôi đã nhanh chóng được các đầu...