‘Quân bài mặc cả’ trong phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Biển Đông
Cam kết không dùng “quân bài mặc cả” ở Biển Đông là điểm nổi bật trong phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại Đối thoại Shangri-La, nhưng cũng có lo ngại về điều này.
Bộ trưởng Mattis phát biểu trong phiên toàn thể tại Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Trọng Giáp
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm 3/6 có bài phát biểu đầu tiên về chính sách của Mỹ đối với châu Á – Thái Bình Dương kể từ khi ông nhậm chức tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á, hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 tại Singapore. Bộ trưởng Mattis đã hoan nghênh cam kết mới của Trung Quốc trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng ông khẳng định Triều Tiên không phải là “một tài sản” với Trung Quốc.
“Việc tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên không có nghĩa là Washington sẽ không chống lại các hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông”, ông Mattis tuyên bố.
Tim Huxley, giám đốc khu vực châu Á, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), cho rằng dù đối mặt nhiệm vụ khó khăn do chính quyền mới của Mỹ có xu hướng không theo chủ nghĩa quốc tế, ông Mattis đã làm “rất tốt”, trả lời một loạt câu hỏi về các chủ đề và phát biểu dài hơn dự kiến.
“Không thoả thuận, không đổi cái này lấy cái kia”, đó là một điểm then chốt trong bài phát biểu, ông Huxley trả lời VnExpress bên lề Đối thoại Shangri-La, trong bối cảnh một số nước tại khu vực đang lo lắng Mỹ mặc cả với Trung Quốc về Biển Đông để gây sức ép lên Triều Tiên.
“Trung Quốc hợp tác với Mỹ về Triều Tiên vì đó là lợi ích của Trung Quốc khi làm điều đó, không phải vì Mỹ đang cho Trung Quốc sức ảnh hưởng để đổi lấy điều gì”, ông Huxley nhận định.
Tuy nhiên, ông Ei Sun Oh, cố vấn trưởng trung tâm Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương, có góc nhìn khác về vấn đề. “Ông tái đảm bảo với chúng ta rằng họ sẽ không dùng chúng ta, một số nước nước Đông Nam Á, làm quân bài mặc cả, có thể với Trung Quốc. Nhưng ông không tái đảm bảo rằng chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) sẽ không là quân bài mặc cả”, ông Ei tỏ ra lo ngại.
Mỹ tháng trước cử tàu chiến vào vùng 12 hải lý quanh đá Vành Khăn, một trong 7 thực thể Trung Quốc bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là cuộc tuần tra đầu tiên kể từ tháng 10 năm ngoái, cũng là lần đầu tiên kể từ khi ông Trump lên nắm quyền hồi tháng một. Động thái được cho là xoá tan nghi ngại rằng Washington từ bỏ lợi ích ở châu Á.
Video đang HOT
Theo chuyên gia Ei, dưới thời chính quyền cựu tổng thống Barack Obama, chiến dịch dựa trên nguyên tắc tự do hàng hải. Dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục thực hiện FONOP, nhưng một số chuyến có thể được dùng làm “quân bài mặc cả”, có thể nhằm được nhượng bộ về thương mại song phương.
Cách tiếp cận song phương của Mỹ về tranh chấp thương mại rất giống cách tiếp cận của Trung Quốc về tranh chấp lãnh hải, ông Ei nhận định.
“Rõ ràng có nhiều người thất vọng về quyết định về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng đồng thời, nó dẫn chúng tôi tới các hướng tiếp cận song phương và các hướng tiếp cận đa phương khác mà chúng tôi sẽ can dự”, ông Mattis phát biểu.
Mỹ lần đầu đề xuất cơ chế trung gian
Theo chuyên gia Ei, phần lớn bài phát biểu của ông Mattis không mới, đã được các bộ trưởng quốc phòng tiền nhiệm đề cập, như Mỹ cam kết với châu Á – Thái Bình Dương. Trước lo ngại về sự bất định của chính quyền Tổng thống Donald Trump, mục tiêu chính của phát biểu là tái bảo đảm với các đồng minh về cam kết của Mỹ về sự tiếp nối chính sách cũ.
Tuy nhiên, cũng có những điểm mới trong bài phát biểu, đó là đề xuất cơ chế trung gian để giải quyết tranh chấp Biển Đông. “Mỹ chưa bao giờ đề xuất một điều như thế mà chỉ nói hãy tuân thủ trật tự dựa trên luật lệ”, ông Ei nói, cho rằng Washington ám chỉ chính mình là bên trung gian.
Tuy nhiên, ông thừa nhận Trung Quốc sẽ không thích điều này, do Bắc Kinh nhiều lần kêu gọi giải quyết song phương tranh chấp lãnh hải.
Trung tướng Nguyễn Đức Hải, Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, trưởng đoàn Việt Nam dự hội nghị, cho rằng ông Mattis vừa nhậm chức Bộ trưởng và thời kỳ Tổng thống Trump cũng mới bắt đầu, nên Mỹ “đang rất thận trọng khi đưa ra những giải pháp cụ thể”, một mặt nhằm xem phản ứng của các nước trong khu vực, một mặt có thể thăm dò thái độ các bên.
Trọng Giáp (từ Singapore)
Theo VNE
Mỹ được kỳ vọng phát thông điệp mạnh mẽ về Biển Đông tại Đối thoại Shangri-La
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis được kỳ vọng sẽ tuyên bố tiếp tục chiến dịch tự do hàng hải trên Biển Đông và hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài.
Đại tướng James Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Ảnh: Militarytimes
Bộ trưởng Mattis sẽ phát biểu trong phiên họp toàn thể với chủ đề "Mỹ và an ninh châu Á - Thái Bình Dương" tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 ở Singaporetừ ngày 2 đến 4/6. Đây là bài phát biểu đầu tiên của ông Mattis về khu vực này kể từ khi ông giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hồi tháng một.
"Tôi tin phái đoàn Mỹ sẽ có thông điệp mạnh mẽ về Biển Đông", Alexander Neill, chuyên gia cao cấp của Đối thoại Shangri-La, trả lời VnExpress. Ông cho rằng Bộ trưởng Mattis sẽ đề cập đến các biện pháp Mỹ sẽ áp dụng ở Biển Đông. "Những biện pháp cụ thể sẽ là tiếp tục chiến dịch tự do hàng hải và tập trận quân sự Mỹ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông cũng như các chuyến tuần tra của máy bay P-3, P-8".
"Sẽ có sự quan tâm rất lớn về cách Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis định hình chính sách an ninh quốc phòng Mỹ với châu Á - Thái Bình Dương với các đồng minh của Mỹ và cả đối thủ cạnh tranh là Trung Quốc", John Chipman, Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Điều hành Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), ban tổ chức hội nghị, cho biết trên trang web.
Thông điệp của ông Mattis trước các bộ trưởng quốc phòng và đại biểu hàng chục nước tham dự diễn ra chỉ hơn một tuần sau khi hải quân Mỹ thực hiện chiến dịch tự do hàng hải đầu tiên tại Biển Đông dưới thời Tổng thống Donald Trump, khiến Trung Quốc phản đối mạnh mẽ.
Ngày 24/5, tàu khu trục USS Dewey đi vào vùng 12 hải lý quanh đá Vành Khăn, một trong 7 đá bị Trung Quốc bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo, ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu còn thực hiện bài diễn tập "cứu người rơi khỏi tàu" khi tiến vào khu vực.
Đây được coi là hành động thách thức mạnh mẽ nhất của Mỹ nhắm tới hoạt động xây đảo phi pháp của Trung Quốc trên vùng biển chiến lược này, đồng thời phát đi thông điệp tới Bắc Kinh rằng họ không có quyền lãnh hải quanh các đảo nhân tạo.
Bà Bonnie Glaser, học giả kỳ cựu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Mỹ (CSIS), cho rằng ông Mattis sẽ nhấn mạnh cả mối đe dọa đang gia tăng của Triều Tiên và vấn đề Biển Đông.
"Tôi nghĩ ông sẽ nói rằng lực lượng Mỹ hoạt động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương mỗi ngày, bao gồm Biển Đông, mọi chiến dịch được thực hiện theo luật quốc tế và thể hiện rằng Mỹ sẽ triển khai máy bay, tàu hoạt động tại bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Tôi hy vọng ông sẽ đề cập đến phán quyết của tòa trọng tài và hối thúc Trung Quốc tuân thủ", bà Glaser nhận định.
Các bộ trưởng Quốc phòng Australia, Canada, Pháp, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia và New Zealand và Philippines cũng sẽ tham dự hội nghị. Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull dự kiến có bài phát biểu khai mạc tối 2/6.
Theo Vietnamplus, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, sẽ dẫn đầu sẽ đoàn Việt Nam dự các phiên thảo luận tại Đối thoại Shangri-La cũng như tiếp xúc song phương.
Phía Trung Quốc cử Trung tướng Hà Lôi, Phó Chủ tịch Viện Khoa học Quân sự, dẫn đầu đoàn đại biểu nước này tại hội nghị và sẽ phát biểu tại một phiên đặc biệt, Tim Huxley, Giám đốc điều hành khu vực châu Á của IISS, thông báo trên tài khoản Twitter.
Bà Glaser nhận định đây là "sự giảm cấp đại diện của Trung Quốc trong những năm gần đây". Cả bà Glaser và ông Huxley đều cho rằng nguyên nhân là Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang bận rộn cải cách nội bộ trong bối cảnh Đại hội 19 đảng Cộng sản của nước này sẽ diễn ra vào tháng 10 tới.
Các phiên họp toàn thể của Đối thoại Shangri-La năm nay sẽ xem xét vai trò của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, thay đổi địa chính trị và chính sách quốc phòng, xử lý khủng hoảng trong khu vực và các chủ đề khác. Ngoài ra, hội nghị còn có các phiên đặc biệt về sự nguy hiểm của hạt nhân, công nghệ mới nổi, tránh xung đột trên biển.
Được tổ chức từ năm 2002, Đối thoại Shangri-La là diễn đàn an ninh liên chính phủ, thảo luận và phân tích về các mối quan ngại an ninh và quốc phòng trong và ngoài khu vực.
Trọng Giáp
Theo VNE
Mỹ tuyên bố không chấp nhận Trung Quốc quân sự hóa đảo ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm nay tuyên bố Washington sẽ không chấp nhận việc Bắc Kinh quân sự hóa các đảo trên Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 3/6. Ảnh: Trọng Giáp. Mỹ được cổ vũ bởi những nỗ lực của Trung Quốc trong kiềm chế Triều Tiên nhưng Washington...