Quan bà Trung Quốc bị phơi bày thói thèm khát trai trẻ
An Huệ Quân là cái tên gây chấn động ở Trung Quốc một thời, sau khi tội lỗi của quan bà này, đặc biệt là thói hoang dâm vô độ, bị phơi ra ánh sáng.
An Huệ Quân, sinh năm 1955, “ngã ngựa” khi đương chức Giám đốc Công an quận La Hồ tuộc thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông. Lợi dụng quyền lực, bà này không những vơ vét của công và nhận hối lộ mà còn mua chuộc, cưỡng ép các nam nhân viên khỏe mạnh đẹp trai dưới quyền thỏa mãn thói trụy lạc của mình.
An Huệ Quân
Năm 1990, An Huệ Quân bắt đầu làm việc tại Công an La Hồ. Với năng lực và uy tín của mình, bà này nhanh chóng được bổ nhiệm vào vị trí Phó giám đốc công an quận và đến năm 1998 thì nhận chức Giám đốc. Cũng trong khoảng thời gian này, Công an quận La Hồ bắt đầu cải tổ nhân sự và An Huệ Quân đã lập tức xây dựng kế hoạch tinh giản nhân lực phục vụ cho mưu đồ riêng của mình.
An Huệ Quân đề xuất giảm số đồn cảnh sát từ 25 xuông 8 và cuối cùng được cấp trên phê duyệt 10 đồn. La Hồ có lực lượng cảnh sát 1.500 thành viên nhưng có tới 500 cán bộ cấp phòng, ban được bổ nhiệm. Nhờ vai trò chính trong tuyển dụng cán bộ, An Huệ Quân đã tham nhũng vô độ bằng chiêu bài tinh giản cơ cấu, buộc cấp dưới phải chạy quyền chạy chức, thậm chí đặt ra hẳn bảng giá cho các chức đồn trưởng, đồn phó.
Không chỉ vậy, nữ quan chức họ An còn si mê trai trẻ. Nhiều người biêt một An Huê Quân hay đi công tac va môi lân đi thường mang theo “hàng xách tay” – đó phải là môt nam canh sat khỏe mạnh và trẻ đẹp do chinh ba lựa chọn. Do vậy, những người có ngoại hình bắt mắt thường được An Huệ Quân sủng ái và cất nhắc xung quanh mình. Những ai từ chối thường sẽ lĩnh quyết định thuyên chuyển công tác về nơi khó khăn gian khổ để rèn luyện thêm.
Bằng thủ đoạn dùng quyền lực để dụ dỗ và áp chế, An Huệ Quân đa ep rât nhiêu câp dươi “phuc vu” thoa man đơi sông truy lac, sa đoa của mình.
Video đang HOT
An Huệ Quân
Năm 2004, An Huệ Quân bị cơ quan chức năng điều tra. Khởi đầu vạch trần tội lỗi của quan bà vừa tham vừa dâm này là cuốn tiểu thuyết có tựa đề “Theo gió mà bay”. Tác giả vốn là một trưởng phòng của Công an La Hồ, do quá bất mãn vì bị điều chuyển đi nơi khác nên đã viết tiểu thuyết và lấy An Huệ Quân làm hình mẫu. Nhân vật chính là một quan bà chuyên bắt các cảnh sát khỏe mạnh đẹp trai thỏa mãn nhu cầu giường chiếu rồi thăng chức và nâng lương cho họ để bù đổi.
Sau khi bị tố cáo và bị bắt, thói tham lam và trụy lạc của An Huệ Quân đã khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Năm 2004, sau khi thu thập đủ bằng chứng, Viện kiểm sát thành phố Thâm Quyến đã khởi tố An Huệ Quân tội lợi dụng chức vụ nhận hối lộ, sau đó chuyển lên Viện kiểm soát tỉnh An Huy.
Năm 2005, An Huệ Quân bị tòa tuyên phạt 15 năm tù.
Theo Thanh Hảo (Vietnamnet)
Cuộc chiến không hồi kết của những băng nhóm tội phạm Yakuza tại Nhật Bản
Tối 21-8-2019, tại tỉnh Kobe, Nhật Bản, một chiếc xe máy đã áp sát xe ô tô được điều khiển bởi một "sếp sòng" của tập đoàn mafia lớn nhất Nhật Bản.
Đối tượng lái xe máy lập tức rút súng và nã liên tiếp vào xe ô tô khiến nạn nhân bị trúng 3 phát đạn. Thủ phạm sau đó đã nhanh chóng biến mất.
Yamaguchi-Gumi được thành lập năm 1915 tại tỉnh Kobe và là tập đoàn Yakuza lớn mạnh nhất trong 22 băng nhóm tội phạm tại Nhật Bản
Nội chiến giữa các băng nhóm
Tại một quốc gia có dân số 122 triệu người với số vụ thiệt mạng vì súng trong bất cứ năm nào chỉ giới hạn trong 1 chữ số thì đây là một vụ việc gây sự chú ý và kinh ngạc cho người dân Nhật Bản. Theo nhận định ban đầu của cảnh sát, vụ giết người này là một "món quà sinh nhật" của Yakuza - những tay mafia khét tiếng của Nhật Bản. Tuần xảy vụ án mạng này đánh "dấu mốc" 5 năm của cuộc nội chiến giữa các băng nhóm tội phạm lớn nhất Nhật Bản.
Giao tranh bắt đầu diễn ra vào năm 2015, ngày 27-8, khi băng nhóm tội phạm quyền lực nhất Nhật Bản Yamaguchi-Gumi chia rẽ trong nội bộ. Hàng tá đảng phái con tách khỏi nhóm chính để tự thành lập tổ chức riêng, mang tên Kobe Yamaguchi-Gumi. Tháng 4-2017, lại một nhóm nữa tách khỏi băng đảng phản loạn trên và trở thành Ninkyo Yamaguchi-Gumi (nhóm Yamaguchi-Gumi "Nhân đạo"). Trong 3 nhóm, Yamaguchi-Gumi vẫn là phe có số quân đông nhất. Theo sau đó là nhóm Kobe Yamaguchi-Gumi và Ninkyo Yamaguchi-Gumi.
Yakuza - thuật ngữ chỉ 22 băng đảng tội phạm tại Nhật Bản hoàn toàn hợp pháp. Dù có rất nhiều điều luật giới hạn các hoạt động của Yakuza, bản thân sự tồn tại của chúng là không vi phạm pháp luật. Chính phủ thậm chí còn nắm rõ danh tính của các thành viên băng đảng cấp cao. Cảnh sát chỉ gọi các nhóm Yakuza là Bouryokudan, hay các nhóm bạo lực.
Thời điểm hiện tại, cả 3 phe vẫn không ngừng tranh chấp địa bàn của nhau. Liên tiếp xảy ra những vụ bạo lực đẫm máu trong cuộc chiến băng đảng nội bộ, từ các vụ đánh đập, đâm dao, bắt cóc cho đến phóng xe tải đâm thẳng vào những địa điểm do băng đảng sở hữu, hay ném các loại bom xăng Molotov tự chế.
Dù vậy, Cảnh sát Nhật Bản cũng rất hạn chế can thiệp và kiểm soát những hành vi trên khi chưa xuất hiện thương vong dân sự và các thiệt hại bên lề khác. "Chừng nào những tay côn đồ của băng Yamaguchi-Gumi còn đánh nhau, tôi không thấy có gì bất lợi ở đây. Con số Yakuza sẽ tiếp tục giảm cho đến cuối cuộc chiến và làm suy yếu sức mạnh của các băng nhóm. Chúng đang tự siết cổ bản thân mình", thám tử Phòng Cảnh sát quản lý tội phạm có tổ chức tỉnh Kanagawa cho hay.
Găng-xtơ "chính thức" của Nhật Bản
Yakuza - thuật ngữ chỉ 22 băng đảng tội phạm tại Nhật Bản hoàn toàn hợp pháp. Dù có rất nhiều điều luật giới hạn các hoạt động của Yakuza, bản thân sự tồn tại của họ không vi phạm pháp luật. Chính phủ thậm chí còn nắm rõ danh tính của các thành viên băng đảng cấp cao. Cảnh sát chỉ gọi các nhóm Yakuza là Bouryokudan, hay các nhóm bạo lực.
Tự cho là các hội huynh đệ nhân đạo, các băng Yakuza sở hữu các tòa nhà văn phòng, phù hiệu tập đoàn, danh thiếp và thậm chí là cả tạp chí riêng. Yakuza kiếm tiền bằng cách thu tiền bảo kê, các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, tống tiền, cưỡng ép, tịch thu tài sản, cho vay nặng lãi, gian lận trong hoạt động đấu thầu và tài chính.
Bên cạnh các hoạt động phi pháp trên, các băng nhóm tội phạm cũng có những hoạt động kinh doanh hợp pháp như xây dựng và cho thuê lao động phổ thông. Các công ty bình phong của Yakuza thường cung cấp lao động cho ngành công nghiệp hạt nhân và đây là một trong những lý do khó có thể dập tắt được chúng.
Nhóm Yamaguchi-Gumi được thành lập năm 1915 tại tỉnh Kobe với tiền thân là một liên đoàn lao động, và là tập đoàn Yakuza lớn mạnh nhất trong 22 băng nhóm tội phạm tại Nhật Bản.
Trong thời kỳ đỉnh cao, Yamaguchi-Gumi có số lượng lên đến hơn 40.000 người và phạm vi ảnh hưởng của nhóm còn bao trùm từ ngành công nghiệp giải trí cho đến thị trường chứng khoán. Nhà kinh tế học Robert Feldman từng gọi Yamaguchi-Gumi là quỹ đầu tư cá nhân lớn thứ 2 tại Nhật Bản. Mặc dù Yamaguchi-Gumi đã tồn tại được hơn 100 năm những chưa bao giờ là một "gia đình tội phạm" hạnh phúc.
Nhóm có đến 80 phe phái đối nghịch, với 4 đảng phái quyền lực nhất là Kodo-Kai (hiện đang kiểm soát cả nhóm Yamaguchi-Gumi); Yamaken-Gumi (phe tách khỏi nhóm chính để thành lập Kobe Yamaguchi-Gumi); Goto-Gumi (đứng đầu bởi thiên tài tài chính Tadamasa Goto) và Takumi-Gumi (nổi tiếng với tiềm lực tài chính tội phạm với thu nhập hàng trăm triệu USD mỗi năm).
Theo anninhthudo
Video: Hãi hùng tòa nhà 6 tầng Trung Quốc bật móng, nghiêng suýt đổ Chính quyền địa phương niêm phong tòa nhà 6 tầng ở thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc, sau khi nó bị bật móng và nghiêng sang một bên chỉ chực đổ ụp xuống. Video: Tòa nhà Trung Quốc bật móng, nghiêng chực đổ ụp Vào khoảng 11h 20 ngày 28/8, một tòa nhà nhà ở quận Luohu, Thâm Quyến đột nhiên bật móng...