Quân Assad và phe nổi dậy lại lao vào quyết chiến
Các cuộc giao tranh ác liệt hôm qua (2/11) lại rộ lên giữa quân đội trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad và phe nổi dậy Syria ở khu vực hẻo lánh al-Qalamoun và những vùng sát với thủ đô Damascus trong bối cảnh các nỗ lực quốc tế đang hướng vào việc làm sao để hội nghị Geneva II sắp tới diễn ra thành công.
Quân đội trung thành với Tổng thống Assad
Theo hãng thông tấn chính thức của Syria – SANA, quân đội nước này đang đẩy mạnh các chiến dịch chống lại lực lượng chiến binh nổi dậy ở nhiều khu vực trên khắp đất nước, tiêu diệt hàng chục chiến binh và xóa bỏ hoàn toàn “nhiều phe nhóm khủng bố”.
Ở khu vực chiến lược al-Qalamoun nằm trên vành đai phía bắc thủ đô Damascus, quân đội Syria đã đạt được những bước tiến đáng chú ý trên chiến trường ở thành phố Nabek sau khi chiếm được các thành phố Qara và Deir Attieh trước đó.
Những bước tiến mạnh mẽ của quân chính phủ ở al-Qalamoun – một rặng núi nằm ở phía tây Syria và phía bắc thủ đô Damascus, gần biên giới với Li-băng, là rất có ý nghĩa bởi nhờ đó, quân đội có thể bảo đảm an toàn cho con đường quốc tế nối từ Damascus đến tỉnh miền trung Homs và nhiều tỉnh khác ở phía bắc cũng như cắt đứt được đường dây tiếp tế cho phe nổi dậy từ nước láng giềng Li-băng.
Quân đội gần đây đã phát động một chiến dịch tấn công quy mô lớn nhằm giành lại các thành phố ở al-Qalamoun từ tay phe nổi dậy.
Tuy nhiên, lực lượng chiến binh nổi dậy với số lượng lớn đã ồ ạt xông vào các khu vực rộng lớn ở thành phố Maaloula của người Cơ đốc giáo nằm cách thủ đô Damascus về phía đông bắc khoảng 56km. Maaloula là một thành phố có ý nghĩa quan trọng bởi nó được xem là một trong những cái nôi lâu đời nhất của người Cơ đốc giáo ở Syria .
Trong khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria đã biến thành một cuộc chiến sắc tộc thì chính phủ của ông Assad hồi tuần trước lên tiếng cảnh báo lực lượng chiến binh nổi dậy không được nhằm mục tiêu vào những quận của người Cơ đốc giáo ở thủ đô Damascus . Phe nổi dậy đã bắn đạn súng cối và tấn công vào các thành phố của người Cơ đốc giáo ở ngay bên ngoài thủ đô Damascus trong khi có tin rằng cũng chính lực lượng này mạo phạm, báng bổ các nhà thờ cũng như biểu tượng tôn giáo của người Cơ đốc giáo.
Cũng trong ngày hôm qua, hai phụ nữ đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng đạn súng cối vào tỉnh phía bắc Aleppo và 3 đứa trẻ mất mạng trong một vụ nổ bom ở thành phố miền trung Hama , SANA đưa tin.
Trong khi các cuộc giao tranh ác liệt và đẫm máu hiện nay phản ánh khao khát của mỗi bên trong hai phe đối địch nhau trong việc muốn giành được lợi thế trên chiến trường trước khi ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Geneva II dự kiến diễn ra hôm 22/11 tới, các nỗ lực chính trị cũng đang được dồn vào nhằm giúp hội nghị sắp tới diễn ra thành công.
Phó Tổng thư ký Liên đoàn Ả-rập – ông Ahmed Bin-Hilli hôm qua thông báo, phiên họp trù bị cho hội nghị hòa bình Geneva II sẽ diễn ra vào ngày 20/1. Phiên họp này sẽ có sự tham dự của các nhóm quan chức cấp cao đến từ Mỹ, Nga và Liên Hợp Quốc. Sau đó sẽ đến một phiên họp mở rộng với sự tham gia của các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và tiếp đó là cuộc họp với các nước láng giềng của Syria cùng với Liên đoàn Ả-rập. Tất cả các cuộc họp đều là nhằm để chuẩn bị cho hội nghị chính thức Geneva II.
Video đang HOT
Mục tiêu của hội nghị Geneva II là nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột kéo dài gần 3 năm qua ở đất nước Syria thông qua một thỏa thuận toàn diện giữa chính quyền của ông Assad với lực lượng đối lập về việc thực thi đầy đủ thông cáo được đưa ra tại Hội nghị Geneva II hồi đầu năm ngoái.
Cả chính phủ Syria và phe nổi dậy đều tuyên bố sẽ tham dự hội nghị hòa bình sắp tới. Tuy nhiên, người ta không dám hy vọng gì nhiều bởi cả hai phe đều thể hiện sự hoài nghi vế thành công của hội nghị lần này.
Hội đồng Quốc gia Syria đối lập vẫn khăng khăng đòi ông Assad không được có vai trò gì trong chính phủ tương lai trong khi chính quyền Assad kiên quyết khẳng định, họ không đến Geneva để trao lại quyền lực.
Bi thương gần 126.000 người chết trong nội chiến ở Syria
Trong khi tình hình Syria dường như không có lối thoát thì số người thiệt mạng trong cuộc nội chiến đẫm máu ở nước này đã lên tới con số ít nhất 125.835. Bi thương là trong số những nạn nhân thiệt mạng có tới hơn 1/3 là dân thường. Con số thương vong thực sự còn có thể cao hơn, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria hôm qua cho biết.
Nhóm giám sát nhân quyền thân phe nổi dậy cũng kêu gọi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và “tất cả mọi người trong cộng đồng quốc tế có lương tri” hãy tăng cường nỗ lực nhằm tìm cách kết thúc cuộc nội chiến ở Syria .
Cuộc xung đột đẫm máu ở Syria bắt đầu bùng lên từ những cuộc biểu tình hòa bình nhằm chống lại chế độ cầm quyền kéo dài 4 thập kỷ của gia đình Tổng thống Bashar al-Assad. Chính quyền Assad đã mắc sai lầm khi đàn áp thẳng tay người biểu tình, châm ngòi cho cuộc nội chiến thảm khốc kéo dài dai dẳng mấy chục tháng qua mà chưa có hồi dứt.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở ở Anh cho biết, số trẻ em thiệt mạng trong chiến tranh ở đất nước Trung Đông là 6.627 em.
Số chiến binh nổi dậy chết trận là ít nhất 27.746 người, trong đó có hơn 6.000 nạn nhân là những chiến binh nước ngoài hoặc không rõ danh tính. Về tổn thất bên phía chính quyền Assad, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cho rằng, số binh lính và dân quân địa phương thiệt mạng là vào khoảng 50.430 người.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Quân Assad thừa thắng xông lên
Được khích lệ bởi những chiến thắng liên tiếp, lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad thừa thắng xông lên, mở mặt trận mới ở khu vực gần biên giới với Li-băng. Ngày hôm qua (16/11), quân chính phủ đã giao tranh ác liệt với phe nổi dậy đang cắm chốt ở dọc một con đường cao tốc lớn nối từ thủ đô đến bờ biển
Ảnh minh họa
Mục tiêu của quân Tổng thống Assad khi tấn công vào đây là nhằm chặt đứt con đường tiếp viện cho phe nổi dậy từ Li-băng đồng thời mở một con đường để vận chuyển vũ khí hóa học ra bên ngoài.
Con đường cao tốc chạy xuyên giữa vùng núi Qalamoun, cách thủ đô Damascus khoảng 50km về phía bắc. Đây là khu vực chạy dọc biên giới Li-băng và là một trong những quận được quân sự hóa nặng nhất.
Đại tá Islam Alloush - một phát ngôn viên của Quân đội Hồi giáo - liên minh lớn nhất trong phe nổi dậy Syria ở thủ đô, cho biết, các cuộc giao tranh giữa họ với quân chính phủ diễn ra vô cùng căng thẳng ở thành phố nhỏ Qara gần con đường cao tốc.
"Có một số lượng lớn chiến binh của chúng tôi đang đóng tại dọc con đường này", ông Alloush nói.
Giới ngoại giao cho biết, chính phủ Syria xác định con đường phía bắc từ thủ đô Damascus đến Homs và bờ biển sẽ là tuyến được ưu tiên để vận chuyển vũ khí hóa học ra bên ngoài để phá hủy theo thỏa thuận Nga-Mỹ.
Mặc dù quân đội và dân thường Syria vẫn sử dụng con đường cao tốc nói trên nhưng một phần của con đường này đã rơi vào sự kiểm soát của phe nổi dậy. Vì vậy, những đoàn xe đi qua đây rất dễ bị các chiến binh phục kích tấn công. Hiện tại, giới chức Syria đang đề nghị xin thiết bị để đảm bảo an toàn cho đoàn xe chở vũ khí hóa học.
Ngoài mục đích mở con đường vận chuyển vũ khí hóa học, có thể mục đích lớn hơn của quân đội Syria khi tấn công vào con đường cao tốc ở biên giới Li-băng là nhằm để chặt đứt một tuyến đường tiếp viện vũ khí và chiến binh cho phe nổi dậy từ phía nước láng giềng.
Cuộc giao tranh giữa quân chính phủ và phe nổi dậy ngày hôm qua tập trung ở khu vực hiểm trở Qalamoun xung quanh các thành phố Qara, Rima và Nabak, các nhà hoạt động và báo chí nhà nước đưa tin. Trận chiến này đã được dự đoán từ trước đây vài tuần bởi cả quân đội và phe nổi dậy thời gian qua đều đã củng cố lực lượng tại những cứ điểm ở đây trước mùa đông. Vào mùa đông, phần lớn khu vực này sẽ bị bao phủ bởi tuyết.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở ở Anh cho biết, cuộc chiến ác liệt ngày hôm qua đã đóng cửa con đường cao tốc nối giữa thủ đô Damascus với thành phố miền trung Homs . Một loạt chiến đấu cơ Syria oanh kích dữ dội các khu vực của phe nổi dậy ở xung quanh Qara và khu vực miền núi gần đó.
Tổ chức nhân quyền trên cho biết thêm, lực lượng Hezbollah hậu thuẫn cho quân của Tổng thống Assad cũng đã triển khai hàng ngàn chiến binh đến khu vực sườn biên giới Li-băng để tham gia trận chiến. Nhóm Hezbollah đã công khai tham gia vào cuộc nội chiến ở đất nước Syria từ đầu năm nay, đưa cán cân của cuộc chiến nghiêng hẳng về phía quân chính phủ.
Hãng thông tấn nhà nước Syria cho biết, quân đội đã tiêu diệt "hàng chục chiến binh nổi dậy" trong các cuộc tấn công vào những hang ổ của phe nổi dậy ở các khu vực gồm Nabak và Rima. Chính phủ thường dùng từ "khủng bố" để nói về phe nổi dậy đang tìm cách lật đổ Tổng thống Assad.
Trước tình thế khu vực biên giới Syria-Li-băng sắp trở thành một chiến trường khốc liệt, hàng trăm người dân Syria, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, đã tìm cách chạy sang thành phố Arsal của Li-băng để tìm cách trốn tránh những cuộc giao tranh đang sợ giữa hai phe chính phủ và quân nổi dậy.
Cựu thị trưởng thành phố Arsal - ông Bassel Hojeiri cho biết: "Chúng tôi đang có một cuộc khủng hoảng lớn. Hầu hết những người trốn chạy khỏi Syria đều đến đây từ Qara".
Tiến trình phá hủy vũ khí hóa học vấp phải cản trở
Liên quan đến tình hình Syria, Tổ chức Cấm Sử dụng Vũ khí Hóa học (OPCW) tối hôm thứ Sáu (15/9) đã thông qua một kế hoạch từng bước nhằm hủy bỏ kho vũ khí hóa học 1.300 tấn của Syria.
Phát ngôn viên của phái đoàn chung OPCW và Liên Hợp Quốc ở Damascus - bà Sausan Ghosheh, cho biết, họ không thể tiết lộ tuyến đường được sử dụng để vận chuyển vũ khí hóa học nhưng cho biết "giới chức Syria đã vạch ra một kế hoạch an ninh để vận chuyển vũ khí hóa học".
Đối diện với nguy cơ tấn công tên lửa từ Mỹ, Tổng thống Assad hồi tháng 9 đã nhất trí giao nộp và phá hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của nước này để tránh đòn trừng phạt của Mỹ.
Tuy nhiên, sau nhiều tiến bộ đạt được, tiến trình phá hủy vũ khí hóa học của Syria đang gặp trở ngại sau khi Albania bác bỏ đề nghị của phía Mỹ về việc cho phép đưa vũ khí hóa học của Syria đến Albania để phá hủy.
Bà Ghosheh cho biết, mặc dù các hạn định đưa ra trong kế hoạch rất là chặt chẽ nhưng quyết định của Albania không nên là nguyên nhân gây cản trở chương trình phá hủy vũ khí hóa học Syria . Tiến trình này đã được khởi động từ tháng 10.
"Chúng tôi vẫn còn nhiều bước đi cần được tiến hành ngay tại Syria ", bà Ghosheh cho biết. Hiện tại, phái đoàn của OPCW và Liên Hợp Quốc đang đào tạo nhân lực người Syria để họ biết cách đóng góp và giao nộp vũ khí hóa học một cách an toàn.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Quân Assad dùng vũ khí hủy diệt giết 1.300 người? Phe nổi dậy Syria cáo buộc lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad hôm 21/8 đã giết chết hàng trăm người, cụ thể trong một báo cáo đưa ra con số lên tới 1.300 người, bằng khí độc. Nếu thông tin này được xác nhận là chính xác thì đây sẽ là vụ tấn công bằng vũ khí hóa học khủng...