Quán ăn mang tên ngọn đồi đặt trại giam ở Đà Lạt
Những miếng thịt bò mềm được ướp kỹ, nướng trên bếp than hồng tỏa mùi thơm níu chân thực khách đến quán Dã Chiến.
Chủ quán, bà Hiền (ngoài 40 tuổi), kể, cửa hàng của gia đình mở hơn 5 năm trước. Quán nằm ở mặt tiền đường Quang Trung trên ngọn đồi Dã Chiến. Địa danh này nằm trên tuyến đường đi từ trung tâm thành phố Đà Lạt xuống đồi chè Cầu Đất, Trại Mát. Có lẽ vì vậy, đa phần người tới quán là khách du lịch.
“Đồi Dã Chiến là nơi có trại giam tồn tại từ khá lâu. Vì muốn ghi nhớ địa danh này, tôi quyết định lấy tên quán theo tên đồi”, cô Hiền nói.
Quán có thiết kế giản dị nhưng tiện lợi cho khách ngồi ăn với bàn ghế cao.
Bà chủ cũng chia sẻ, do không phải thuê nhà nên tiền thu được mỗi ngày cao hơn. “Vì vậy, chúng tôi để giá bán cho khách sát với giá thành của nguyên liệu”, bà Hiền nói.
Địa chỉ này phục vụ nhiều món nướng và lẩu, đều từ thịt bò. Chủ quán cho hay: “Chúng tôi lấy thịt ở mối quen. Bò nuôi kiểu chăn thả chứ không theo hình thức công nghiệp”.
Người chế biến chỉ lấy thịt ở ba bộ phận của con bò. Khách đến có thể chọn khẩu phần tùy theo số lượng người đi. Mỗi suất thấp nhất là 250.000 đồng, thích hợp cho 3-4 người.
Để món ăn ngon miệng và không bị ngấy, bạn sẽ được phục vụ một đĩa rau thơm. Bạn có thể gọi thêm rau miễn phí nếu có nhu cầu. Trong đĩa thịt cũng được xếp vài miếng đậu bắp.
Thịt được nướng trên than hồng. Ảnh: Di Vỹ.
Điểm cộng của món ăn tại đây phải kể đến là cách ướp thịt khéo léo. Những miếng bò mềm được ướp kỹ rồi đem nướng trên bếp than hồng, tỏa mùi thơm nức mũi. Khách gọi các món nướng sẽ được phục vụ bếp, đồ gắp để tự tay nướng thịt. Bạn đừng nướng thịt lâu quá, hoặc để nguội thì thịt sẽ hơi dai. Thường nướng tới đâu, ăn tới đó mới là cách ngon.
Một du khách ở Hà Nội cho biết: “Đây là lần thứ ba tôi đến Đà Lạt và lần đầu thưởng thức các món ăn tại quán này. Thịt ướp rất hợp khẩu vị của tôi, nướng lên ăn rất mềm”.
Khách tự nướng thịt.
Nước lẩu cũng được nhiều khách ưng ý vì ngọt thanh, đậm đà. Bên trong nồi lẩu còn có vài loại nấm, ăn chung với bún tươi hoặc mì gói.
Quán có phục vụ thêm trứng gà ta cho phần lẩu. Tuỳ theo sở thích ăn uống, khách có thể cho đập vào nồi hoặc cho trực tiếp để luộc trứng lòng đào.
Nồi lẩu giá 300.000 đồng đầy ắp thịt, 4 người ăn không hết. Ảnh: Di Vỹ.
Nhờ nằm ngay trên đồi mà quán có không gian mở ở phía sau, nơi khách vừa ngồi ăn vừa được dịp nhìn cảnh đồi núi, rừng thông. Những bàn ở khu vực này thường xuyên hết sớm. Các khu vực còn lại hơi tối và bí vì khói nướng từ bếp than tỏa ra nhiều.
Quán mở cửa phục vụ bữa trưa cho khách từ khoảng 10h. Có hôm tầm 11h30 là thực đơn của quán đã không còn một vài món. Nhờ có đội ngũ nhân viên nhiều, phục vụ tận tình nên đồ ăn lên nhanh, bạn sẽ không phải đợi quá lâu lúc đông. Quán có bãi đỗ xe cho khách đi xe máy, ôtô ở phía trước.
Theo VNE
Đề xuất phạm nhân được trả thù lao, được ký hợp đồng lao động
Quy định mới về lao động và tổ chức dạy nghề ngoài trại giam cho phạm nhân được các đại biểu tranh luận khá sôi nổi khi thảo luận tại Quốc hội về dự luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) hôm nay, 19.11.
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa ẢNH GIA HÂN
Cụ thể, tại điểm b khoản 4 điều 17 dự Luật sửa đổi có nội dung: "Căn cứ yêu cầu thực tế của công tác giam giữ, quản lý và tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân, trại giam tổ chức khu sản xuất, điểm lao động dạy nghề ngoài trại giam".
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, thực tiễn cho thấy nhiều trại giam đã tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân khá tốt. Tuy nhiên, việc tổ chức lao động sản xuất thường ở ngay trong trại giam, chủ yếu gia công, sản xuất những sản phẩm có giá trị không cao, làm những công việc đơn giản, việc học nghề cũng đạt kết quả chừng mực.
"Nếu các trại giam biết cách tổ chức sản xuất, bảo đảm được vấn đề an ninh, an toàn thì việc tổ chức cho phạm nhân được lao động, sản xuất bên ngoài trại giam trong thời điểm hiện nay là có thể thực hiện được", nữ đại biểu nêu quan điểm.
Lý do, theo đại biểu này, thứ nhất, khi phạm nhân có điều kiện làm quen với công việc lao động, sản xuất gần với môi trường ở ngoài xã hội, thì sau khi ra tù họ sẽ nhanh chóng hơn trong việc tiếp cận việc làm. Đây là điều kiện rất quan trọng để họ có thể sớm hòa nhập cộng đồng, giảm bớt sự mặc cảm, tự ti.
Thứ hai, định mức chi chế độ giam giữ, ăn ở, lao động, học tập cho người chấp hành án phạt tù hiện chỉ ở mức tối thiểu, vì vậy, phạm nhân được lao động sản xuất, nhất là sản xuất ở bên ngoài trại giam, sản xuất được những mặt hàng đem lại hiệu quả kinh tế cao sẽ góp phần cải thiện cuộc sống cho chính phạm nhân, giảm bớt áp lực, gánh nặng cho các trại giam.
"Việc tổ chức cho phạm nhân lao động, sản xuất bên ngoài trại giam sẽ giúp họ có thêm quyết tâm cải tạo tốt hơn để có thể sớm được về với gia đình, xã hội. Trong một số trường hợp, phạm nhân có thể có cơ hội có việc làm ngay tại chính doanh nghiệp đó sau khi được ra tù", bà Hoa nhấn mạnh.
Tuy nhiên, vị đại biểu là Ủy viên thường trực Ủy ban tư pháp cũng lưu ý, để thực hiện tốt chế định mới này, không nên áp dụng đại trà, chỉ nên áp dụng với những phạm nhân sắp mãn hạn tù, có ý thức cải tạo tốt, còn trong độ tuổi lao động, sức khỏe bảo đảm. Đặc biệt là không áp dụng đối với những phạm nhân phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và thuộc những loại tội như buôn bán ma túy, giết người, cướp tài sản, hay những phạm nhân có ý thức cải tạo kém.
Cùng với đó, cơ sở giam giữ phải chịu trách nhiệm trong việc tổ chức, phối hợp với doanh nghiệp khi đưa phạm nhân lao động bên ngoài. Nếu không đảm bảo các điều kiện, không đủ khả năng kiểm soát phạm nhân thì không được tổ chức cho phạm nhân ra ngoài lao động.
"Phạm nhân được trả thù lao, được ký hợp đồng lao động, bảo đảm an toàn lao động, phải có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của cán bộ quản giáo... theo quy định các công ước quốc tế về lao động mà Việt Nam là thành viên, và làm ở khu lao động tập trung, dành riêng cho phạm nhân. Bên cạnh việc lao động thì việc học tập, cải tạo vẫn phải được bảo đảm thực hiện", đại biểu Mai Hoa bày tỏ, đồng thời đề nghị cần quy định ngay trong luật này những nguyên tắc, điều kiện nêu trên để làm cơ sở cho việc hướng dẫn chi tiết thi hành.
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) thì cho rằng cần nghiên cứu tính khả thi của trại giam, đảm bảo công tác giam giữ mà vẫn thể hiện được chính sách nhân đạo của nhà nước là cho phạm nhân lao động, có thêm điều kiện cải tạo.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) đề nghị cân nhắc đối với quy định mới này. "Quy trình tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ phạm nhân trốn trại rất cao, không bảo đảm an ninh, an toàn trong việc quản lý phạm nhân, có thể phát sinh ra nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự trong khu vực", ông Tạo lo ngại.
Đại biểu này đề nghị cần đánh giá đầy đủ về tác động và làm rõ những tiêu chí, điều kiện cụ thể, tính khả thi để trại giam tổ chức khu sản xuất, điểm lao động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại, nhất là việc tổ chức cho phạm nhân ra khỏi trại giam đi lao động hàng ngày.
Theo TNO
Quy định trẻ dưới 36 tháng được theo bố vào trại giam, ĐBQH nói gì? Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, việc bổ sung quy định cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi được theo bố vào trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ cần phải hết sức cân nhắc. Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (ảnh quochoi.vn). Sáng nay (19.11), Quốc hội thảo luận tại hội trường...