Quân Ấn Độ thâm nhập Myanmar: An ninh nơi này, chính trị chỗ kia
Quân đội Ấn Độ thâm nhập lãnh thổ Myanmar nhưng Naypyidaw không phản đối bởi giữa hai nước có thỏa thuận về hợp tác quân sự cho phép quân đội nước này vượt qua biên giới tiến hành hoạt động quân sự trong lãnh thổ của nước kia.
Lính đặc nhiệm Ấn Độ tại Myanmar – Ảnh: Bộ Quốc phòng Ấn Độ
Lần thâm nhập này của quân đội Ấn Độ trước hết vì lý do an ninh. Những phần tử cực đoan đã dùng lãnh thổ Myanmar làm bàn đạp tấn công Ấn Độ. Cuộc tấn công mới nhất làm 18 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Vì an ninh ở khu vực vùng biên và vì sự an bình trong dư luận xã hội, chính phủ Ấn Độ không thể không hành động theo phương châm trả đũa và tìm diệt tận gốc như thế.
Phía Myanmar không phản đối và rồi đây chắc chắn cũng sẽ hành xử tương tự bởi cũng có vấn đề và nhu cầu tương tự. Cả hai đều có lợi khi phô trương mức độ tin cậy và chặt chẽ trong quan hệ hợp tác quân sự và an ninh song phương.
Video đang HOT
Ấn Độ còn có thể sử dụng hành động quân sự này để phát đi thông điệp chính trị về phía những đối tác khác, đặc biệt là những nước có biên giới chung. Với Bangladesh và Sri Lanka, vấn đề này về cơ bản không còn thời sự nữa đối với Ấn Độ.
Nhưng với Trung Quốc và Pakistan thì Ấn Độ vừa bị tranh chấp chủ quyền lãnh thổ lại vừa phải đối phó với chuyện bị quân đội nước ngoài thâm nhập (Trung Quốc) và với những phần tử sử dụng lãnh thổ nước ngoài làm căn cứ địa để chống phá và khủng bố… (Pakistan). Thông điệp từ đây là cảnh báo và răn đe, là ý chỉ chính trị rõ ràng về sự sẵn sàng phản ứng mạnh mẽ của Ấn Độ.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Quân đội Nhật Bản lần đầu tham gia cuộc tập trận chung với Mỹ, Úc
Thông báo của lực lượng phòng vệ Nhật Bản ngày 26/5 cho biết nước này sẽ cử 40 quan chức và binh sĩ tham gia cuộc tập trận, vốn có sự tham dự của 30.000 lính Mỹ và Úc vào đầu tháng 7 tới.
Binh sĩ Nhật Bản trong một cuộc tập trận (Ảnh: AP)
Cuộc tập trận mang tên "The Talisman Sabre 2015" sẽ được tổ chức ở nhiều địa điểm tại Úc, với các nội dung như các chiến dịch trên biển, đổ bộ quân, các chiến thuật đặc biệt.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã bác bỏ những thông tin cho rằng cuộc tập trận nêu trên được tiến hành để nhằm vào Trung Quốc. Ông khẳng định Nhật Bản chỉ đơn giản muốn cải thiện quá trình hợp tác quân sự với Mỹ và Úc.
Hợp tác an ninh giữa Canberra và Tokyo đã được thúc đẩy mạnh mẽ dưới thời Thủ tướng Úc Tony Abbott và người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe.
Hiện Nhật Bản đang được đánh giá là ứng viên giành ưu thế trong quá trình đàm phán về việc sản xuất thế hệ tàu ngầm thế hệ mới cho hải quân Úc.
Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng quyết định tham dự của Nhật Bản nêu trên cho thấy Washington đang muốn thúc đẩy mạnh hơn nữa quá trình hợp tác an ninh giữa các đồng minh tại châu Á.
"Tôi cho rằng Mỹ đang tìm cách để các đồng minh của họ tăng cường hợp tác. Mỹ muốn tạo ra một sự cân bằng giữa Nhật Bản và Úc khi Nhật Bản có thể coi là chiếc neo cao hạ ở phía Tây Thái Bình Dương còn Úc là chiếc neo đặt ở phía Nam đại dương này", ông Euan Graham, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế của Viện Lowy ở Sydney, nhận định.
Cả 3 quốc gia tham dự cuộc tập trận "The Talisman Sabre 2015" đều bày tỏ quan ngại về tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, nơi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền và vi phạm các quy định quốc tế khi cho cải tạo đảo ở khu vực này trong thời gian qua.
Ngọc Anh
Theo Dantri/SCMP
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp thăm Việt Nam Bộ trưởng Ashton Carter dự kiến đến Việt Nam trong tháng này và thảo luận về hợp tác quân sự, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius thông báo, đồng thời cho hay Mỹ-Việt sẽ có nhiều cuộc hội đàm cấp cao để bàn về việc Trung Quốc xây đảo trái phép trên Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter....