Quận 2: Một lần lăn tay, “bay” 46 cây vàng
Nạn nhân là Nguyễn Thị Út, ngụ P.Thủ Thiêm, Q2, TPHCM. Không biết chữ nhưng bà lại nhiệt tình giúp người để rước họa vào thân. Cọc cạch với xe bánh mì nuôi 7 miệng ăn, vậy mà bà Út phải đối mặt với món nợ lớn từ trên trời rơi xuống, trong khi nguyên đơn chính là đầu nậu tái định cư quyết “hốt” 46 cây vàng cho bằng được…
Mẹ con bà Út tại tòa soạn Báo CATP
Lại chuyện mua “lúa non” tái định cư…
Nhà đất của gia đình bị giải tỏa trắng, đầu năm 2005 bà Út được nhận phiếu tái định cư (TĐC) số 144/PTĐC-HĐBT của Hội đồng Bồi thường Q2. Bà trình bày, do cuộc sống khó khăn nên ngày 25-2-2005 đã bán phiếu này cho bà Trần Thị Hồng Huệ (ngụ Võ Duy Ninh, P22 Q.Bình Thạnh) giá 119,6 triệu đồng. Trên thực tế, bà Út chỉ nhận 40 triệu, còn 79,6 triệu là số tiền bà Huệ phải nộp lại cho Hội đồng Bồi thường Q2 (tương đương 20% hỗ trợ di dời). Nhận đủ tiền, bà Út giao phiếu TĐC cho bà Huệ. Bà Huệ mang phiếu này bán cho một người tên Hùng. Ông Hùng bán lại phiếu TĐC cho Mai Hữu Thung (SN 1959, ngụ 65 Thích Quảng Đức, P4, Q. Phú Nhuận) với giá 250 triệu đồng.
Bà Út quả quyết ông Thung là đầu nậu ở Q2, đã thu gom rất nhiều nền đất và nhà TĐC dưới dạng mua “lúa non”, thu lợi hàng chục tỷ đồng. Khi mua phiếu TĐC 144, ông Thung yêu cầu phải ký “hợp đồng ủy quyền” với người đứng tên trong phiếu. Ông Hùng liền tìm đến bà Út nhờ giúp, kèm theo số tiền “hỗ trợ” 5 triệu đồng. Bà Út nhớ lại, khoảng tháng 9-2005 bà được ông Hùng đưa đến Phòng công chứng số 3 ở Thủ Đức. Tại đây, ông Thung yêu cầu bà ký lăn tay “hợp đồng ủy quyền”. Theo đó, ông Thung được quyền thay mặt bà Út để mua, nhận nền đất TĐC và làm thủ tục cấp sổ đỏ. Do bà Út không biết chữ nên hợp đồng có thêm người làm chứng là Vũ Quốc Thiện với lời xác nhận: “Tôi đã đọc hợp đồng này cho bà Út nghe. Bà Út đã đồng ý và lăn tay”. Hợp đồng được công chứng viên Nguyễn Thị Thu Ba xác nhận ngày 20-9-2005.
Video đang HOT
Bà Út kể tiếp, vừa làm xong “hợp đồng ủy quyền”, ông Thung liền đưa ra một tờ giấy và nhờ bà Út lăn tay. Thung giới thiệu đây là “hợp đồng chuyển nhượng đất” theo mẫu của Nhà nước, chưa ghi nội dung; khi nào có nền đất TĐC, ông ta sẽ tự điền vào rồi làm thủ tục nhận, khỏi phiền bà Út. Tin lời, bà Út không ngần ngại lăn tay vào tờ giấy.
Theo CATP
"Mót" quặng sắt héo hắt những thảm trạng
Việc khai thác khoáng sản ở những tỉnh miền núi như Cao Bằng không phải là mới, nhưng việc "chảy máu tài nguyên" kèm theo những đau thương mất mát từ việc khai thác khoáng sản đang là một nỗi đau giữa miền sơn cước.
Tình trạng khai thác quặng sắt bừa bãi ở Cao Bằng đã để lại những hậu quả đau lòng
Khai thác khoáng sản bừa bãi
Ngay từ đầu câu chuyện đề cập đến vấn đề khai thác quặng bừa bãi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch UBND tỉnh thừa nhận tình trạng này đã diễn ra kéo dài trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, song ông cũng cho biết tỉnh đang cố gắng lập lại trật tự, đẩy mạnh việc trấn áp đối tượng khai thác trái phép.
Ngay tại khu vực mỏ sắt Nà Lũng, xã Duyệt Chung, TX Cao Bằng (nơi xảy ra lũ bùn hồi tháng 11 năm 2010), xung quanh có rất nhiều người dân địa phương đang khai thác quặng sắt tự phát bằng phương tiện thô sơ. Quặng sẽ được chở bằng xe máy về một bãi tập kết ở đầu xóm Bẫy, xã Duyệt Chung, "đầu nậu" đứng ra thu mua là một người đàn ông họ Lê.
Chúng tôi vào nhà Lê Văn V, nghe nói là cháu ruột của "đầu nậu" kia. V cho biết anh tốt nghiệp ngành xây dựng và cũng từng tham gia một số công trình xây dựng ở Hà Nội. V bảo: "Làm việc ở Hà Nội lương thấp quá nên mình về quê làm ruộng, tranh thủ lúc nông nhàn khai thác ít quặng sẵn ngay trong vườn nhà, đem bán cũng có khoản thu. Hết tiền lại chở vài tạ đi bán là đủ tiền uống rượu".
Có mặt tại địa bàn xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, khi chúng tôi đi qua một cây cầu bắc qua sông Bằng Giang nối liền hai xã Hoàng Tung và Hưng Đạo, quan sát thấy rất nhiều đống cát sỏi lổn nhổn giữa sông. Dọc hai bên bờ có những điểm bị móc sâu xuống lòng sông rất nguy hiểm cho người và gia súc.
Còn tại huyện Trùng Khánh thì tình trạng thảm hại và đau lòng hơn rất nhiều. Gần như cả huyện biên giới trở thành những vũng sâu - hậu quả của việc đào đất, móc núi lấy quặng sắt. Tại mỏ Tả Than - Hiếu Lễ thực trạng khai thác tự phát đã diễn ra trước năm 2002. Đến năm sau, một công ty cỡ "bự" có giấy phép vào khai thác rầm rộ khiến địa phương thành điểm nóng của việc khai thác quặng.
Khủng khiếp hơn, tại xã Thông Huề tình trạng khai thác đã diễn ra từ năm 1991. Và theo như lời ông Lưu Hồng Sơn - Chủ tịch UBND xã Thông Huề thì: "Dân khai thác tự phát, rồi sau đó có 2 công ty tiếp quản cho đến hiện tại".
Khắp tỉnh Cao Bằng, đi đến đâu chúng tôi cũng thấy những dãy núi đẹp như mơ bị tàn phá, móc "ruột". Những hố sâu đủ loại xuất hiện như những cái bẫy lộ thiên trên sườn núi hay ngay bên ven đường.
Từ "chảy máu tài nguyên"...
Vì quặng, chị Nhung đã phải nằm liệt giường
Và điều đáng nói, những tài nguyên được mệnh danh là "vàng" núi kia đã - đang và sẽ được tuồn sang biên giới qua đường tiểu ngạch.
Trở lại câu chuyện với cháu của "đầu nậu" họ Lê, anh V ngồi trên hai đống quặng cao như hai quả núi hồn nhiên: "Bây giờ giá quặng rẻ, chỉ 700 đồng/kg chứ như trước vài nghìn đồng một kilôgram thì mình "ăn" to. Đấy, đống quặng này trên hai chục tấn đang phải để lại chờ lên giá rồi bán cho mấy công ty bên Trung Quốc".
Chúng tôi hỏi V, chính quyền địa phương làm ngơ hay sao mà không ngăn chặn? V phì khói thuốc: "Biết thế nào được, cả tỉnh Cao Bằng đâu chẳng là quặng. Dân khai thác trong vườn nhà họ. Còn việc bán cho ai, bán như thế nào là do mình".
Theo V, thời điểm giá quặng ổn định có đến 500 người tham gia khai thác. Đó chỉ là con số rất nhỏ mà V nói giảm đi để tránh sự chú ý của chúng tôi. Trên thực tế, ngay tại xã Thông Huề vào thời cao điểm có tới gần 2.000 người tham gia "vồ" quặng, thậm chí còn cướp quặng của nhau như lời ông Chủ tịch xã Thông Huề là: "Vì miếng cơm manh áo cả thôi, không ai muốn đi cướp".
Tại các cửa khẩu giáp ranh Trung Quốc, từng "phi đội quặng" với đủ mọi phương tiện, từ xe máy, xe ba gác đến xe thồ chở đầy quặng qua đường tiểu ngạch. Theo tiết lộ của một đồng nghiệp, chỉ một đêm đã đếm được 30 xe chở quặng lậu, mỗi xe 60 tấn. Cứ thế nhân lên, gần 2.000 tấn quặng "chảy máu" mỗi đêm.
Tại xã Hoàng Tung (Hòa An) không ai có thể quên "chiến tích" chỉ một thôn Hào Lịch trong thời gian ngắn đã "xơi" hết cả một quả đồi để lấy quặng. Đáng ngẫm hơn khi Chủ tịch UBND xã Hoàng Tung, ông Lê Quang Tấn cho biết: "Chúng tôi biết rõ nhưng đấy là đất của họ, họ muốn làm gì kệ họ".
... đến nỗi đau đổ máu, liệt giường
Tưởng khai thác quặng chỉ là việc nhỏ kiểu "nhặt sắt cho vào bao". Nhưng ai ngờ, có biết bao nhiêu nhân mạng đã vì quặng mà đổ máu, thậm chí mất mạng.
Chỉ tính riêng ở xã Thông Huề (Trùng Khánh) từ năm 2005 đến nay đã có hàng chục người thiệt mạng. Người bản Khuông còn nhớ cái chết của hai thanh niên vì nghiện hút mà nửa đêm mò ra mỏ quặng hưởng "sái", chẳng may lò sập, đống quặng sắt đè vào người nên rất lâu sau người ta mới đưa được thi thể ra ngoài.
Năm 2007 đã xảy ra thảm họa dẫn tới cái chết của 3 học sinh khi các em vào mỏ moi quặng mong kiếm tiền đóng học phí.
Cũng trong năm ấy, chị Nguyễn Thị Nhung, ở xã Đoài Côn lên Thông Huề "mót" quặng. Chẳng may bị thành taluy của máy xúc rơi trúng sống lưng. Từ đó đến nay, chị nằm liệt một chỗ, mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào người cha già ốm yếu.
Ông Nguyễn Xuân Tạo, bố chị là một cựu binh, một lão thành cách mạng trải qua bom lửa chiến tranh nên rất can trường. Vậy mà ông vẫn phải nhỏ lệ, ngậm ngùi cho số phận con gái mình: "Vì quặng chú ạ, người ta đi "mót", nó cũng phải đi không thì chết đói, ai ngờ".
Và còn nhiều, nhiều những cái chết vì quặng, có thể không vì quặng nhưng lại vì hố quặng - hậu quả của việc không "hoàn thổ" sau khai thác.
Đứng trên một ngọn núi nhìn xuống, chúng tôi tự hỏi: Vài năm nữa, liệu Cao Bằng có còn là miền núi?
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên - Môi trường và UBND tỉnh Cao Bằng, tỉnh này hiện có 142 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có những mỏ quy mô lớn đáp ứng nhu cầu công nghiệp làm pin và luyện kim của cả nước.
Theo ANTD
"Thả nổi" thịt thối, gà lậu Trong khi người tiêu dùng hoang mang với thực phẩm bẩn, mất vệ sinh thì hiện nay vẫn còn nhiều gia cầm lậu, thịt thối ùn ùn đổ về trong nước. Bộ NN&PTNT nhận định, nhiều địa phương khu vực biên giới vẫn xem nhẹ khâu kiểm soát để thực phẩm bẩn vào trong nước. Tràn lan thị trường Ngày 25-6, lực lượng...