Quận 12 TPHCM: Công bố 10 dự án phân lô bán nền trái phép
UBND quận 12 (TP.HCM) cho biết đã phát đi cảnh báo về tình trạng phân lô trái phép hàng loạt công trình xây dựng trên địa bàn quận này thời gian gân đây.
Trong thông báo phát đi, UBND quận 12 cho biết hiện nay tình hình vi phạm trong hoạt động xây dựng, tình trạng san lấp, đầu tư hạ tầng trái phép trên đất nông nghiệp, sử dụng đất không đúng mục đích ghi trên giấy chứng nhận… trên địa bàn phường Thạnh Xuân đang diễn biến phức tạp. Các hoạt động trên diễn ra vào các ngày nghỉ lễ và ban đêm nên đã gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý kịp thời.
Qua công tác kiểm tra, UBND phường Thạnh Xuân đã phát hiện các trường hợp người dân tự ý san lấp mặt bằng , đầu tư hạ tầng kỹ thuật (đường cống thoát nước, điện) và tự phân lô bán nền.
UBND phường Thạnh Xuân cũng ghi nhận các khu đất này đều không đủ điều kiện giải quyết chuyển mục đích sử dụng đất ở, cấp giấy phép xây dựng và tách thửa. Vì vậy, hạng mục xây dựng mới trên các khu đất này là xây dựng không phép. Do vậy, UBND quận 12 sẽ thực hiện xử lý vi phạm hành chính và buộc tháo dỡ các khu phân lô trái phép này theo đúng quy định. Đồng thời UBND quận 12 thông báo để người dân tránh bị lừa mua đất nền không đủ điều kiện tách thửa.
Trong thời gian qua, trên địa bàn Quận 12 xuất hiện nhiều trường hợp mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng tại các văn phòng Thừa phát lại. Việc này nhằm mua, bán những căn nhà “ba chung” (chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung số nhà). Đồng thời, việc mua bán này được thực hiện nhiều lần, chuyển nhượng qua nhiều người; chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa đúng quy định, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý.
Vị trí cụ thể các khu đất bị phân lô trái phép như sau:
1. Thửa đất số 408, tờ bản đồ số 62 đã được UBND quận 12 cấp sổ đỏ cho ông Dương Công Kiên và bà Mai Phương Mai sử dụng vào mục đích làm phòng thí nghiệm nuôi cấy mô thực vật và nghiên cứu khoa học. Khu đất này được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm. Thời hạn sử dụng đất đến ngày 20.7.2027. Tuy nhiên hiện nay, thửa đất này đang được một số đối tượng tự ý phân lô và được Công ty TNHH Phát triển nhà ở Nabla Land (số 286, đường Tên Lửa, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) đang thực hiện rao bán đất nền.
2. Khu vực gần cầu Chùa Bà – thuộc tổ 48, KP 4
Khu đất thuộc thửa đất số 38; tờ bản đồ số 6 (theo tài liệu năm 2005) nằm trong quy hoạch đất công trình công cộng cấp thành phố và đất giao thông. Hiện nay, trên khu đất đã có đường bê tông xi măng, lắp đặt cống thoát nước và hố ga trái phép.
3. Khu vực đường vào Cầu Ba Phụ – thuộc tổ 33, KP 2
Khu đất thuộc các thửa đất 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21; tờ bản đồ số 25, nằm trong quy hoạch đất 150 ha công viên cây xanh cấp thành phố. Hiện nay, trên khu đất đã trải đá, làm đường trong các thửa đất, lắp đặt cống thoát nước.
4. Khu đất cặp rạch Rỗng Tràm – thuộc tổ 33, KP 2
Video đang HOT
Khu đất thuộc thửa đất số 102; tờ bản đồ số 2, nằm trong quy hoạch đất 150 ha công viên cây xanh cấp thành phố. Hiện nay, trên khu đất, chủ sử dụng đã tự ý làm đường, xây dựng tường rào cao 1 m bao quanh khu đất, bên trên rào lưới B40.
5. Khu vực rạch nhánh của sông Đá Hàn – thuộc tổ 28, KP 7
Khu đất này thuộc thửa đất số 58; tờ bản đồ số 38, nằm trong quy hoạch đất hỗn hợp. Hiện nay, trên khu đất chủ sử dụng tự ý làm đường bê tông xi măng, lắp đặt cống, xây dựng công trình trái phép.
6. Khu đất thuộc Tổ 17, đường TX22, KP 5
Khu đất thuộc thửa đất số 135; tờ bản đồ số 40, nằm trong quy hoạch đất công viên cây xanh, công trình giáo dục và quy hoạch đất hạ tầng kỹ thuật. Hiện nay, chủ đầu tư đã tự ý làm đường trải đá, xây móng gạch, phân chiết ra khoảng 30 nền trái quy định.
7. Khu đất gần cầu Chín Mận – thuộc tổ 33, KP 2
Khu đất thuộc thửa đất số 41; tờ bản đồ số 3, nằm trong quy hoạch 150 ha công viên cây xanh cấp thành phố. Hiện nay, chủ đầu tư đã tự ý san lấp đất và làm đường bê tông xi măng, lắp đặt cống trái phép trên khu đất.
8. Khu vực đường Võ Cây Dương thuộc tổ 16, KP 6
Khu đất đã được UBND quận 12 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Trần Gia Bảo và bà Huỳnh Liên Lộc Thọ sử dụng. Sau đó, khu đất được chuyển nhượng cho Trần Văn Vinh, ông Vinh tiếp tục ủy quyền cho ông Nguyễn Văn Tiếng. Qua xác minh, khu đất này một phần thuộc quy hoạch đất hỗn hợp và một phần đất y tế.
9. Khu đất đường vào cầu Ba Phụ tổ 31 (gần Miếu Võ Rồng), KP 2
Khu đất thuộc thửa đất số 41, tờ bản đồ số 26, nằm trong quy hoạch khu 150 ha công viên cây xanh thành phố. Hiện nay, trên khu đất, chủ sử dụng tự ý phân lô, bán nền.
10. Khu đất thuộc tổ 32 (gần cầu 9 Mật), KP 2
Khu đất thuộc một phần thửa đất số 34, 47 tờ bản đồ số 25, nằm trong quy hoạch 150 ha công viên cây xanh thành phố. Hiện nay, chủ đầu tư đã tự ý làm đường, phân lô, xây dựng trái quy định.Thông qua việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất với hình thức vi bằng, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người mua, các đối tượng lừa đảo, đầu nậu đất đai đã thu gom đất xây nhà, rao bán bằng thừa phát lại để trục lợi.
Với những căn nhà không có giấy chứng nhận được mua bán bằng giấy tay, để tăng sự tin tưởng, các đối tượng này nhờ các văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng. Thậm chí nhiều căn nhà chung một giấy chứng nhận cũng được bán bằng hình thức đồng sở hữu, lập vi bằng. Nhiều nạn nhân “dính” vào nhà đất tranh chấp, cầm cố ngân hàng, xây dựng trái phép khiến cuộc sống khó khăn.
UBND quận 12 cho biết theo quy định của Luật Đất đai và Luật Nhà ở thì hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (trong đó có nhà ở, nhà ở thương mại) phải được công chứng, chứng thực theo quy định.
Vi bằng do Thừa phát lại lập theo trình tự, thủ tục được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP chỉ có giá trị ghi nhận sự kiện, hành vi dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp luật khác.
Theo Điều 25 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ thì Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh nơi đặt văn phòng Thừa phát lại.
Căn cứ khoản 5 Điều 26 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ thì Sở Tư pháp có quyền từ chối vi bằng do văn phòng Thừa phát lại lập. Vi bằng bị từ chối sẽ không có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; không là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Qua thực trạng mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng, Ủy ban nhân dân Quận 12 thông tin đến Nhân dân trên địa bàn quận không thực hiện mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng để tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng để tạo lòng tin, lừa đảo mua bán đất phân lô, nhà không đủ điều kiện pháp lý để giao dịch, bởi:
- Vi bằng không phải là văn bản công chứng, chứng thực theo quy định;
- Vi bằng không chứng nhận, xác nhận tính hợp pháp của các hợp đồng, các giao dịch về nhà đất…
- Việc lập vi bằng mua bán, chuyển nhượng nhà đất với hình thức ghi nhận việc giao nhận nền đất; lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền là để che giấu mục đích không phù hợp với quy định của pháp luật.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Bắc Ninh "lên đời" thành trung tâm kinh tế quan trọng của Miền Bắc, thị trường BĐS dự báo sẽ sôi động hơn nữa
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định 558/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
Bắc Ninh trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của Miền Bắc
Phạm vi lập quy hoạch bao gồm các đơn vị hành chính: thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên Du, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ và huyện Yên Phong với tổng diện tích khoảng 491,37 km2.
Mục tiêu quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị Bắc Ninh đạt tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc trung ương, làm tiền đề để xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2022; xây dựng và phát triển đô thị Bắc Ninh trở thành đô thị văn hóa - sinh thái - tri thức, theo mô hình đô thị thông minh.
Tầm nhìn đến năm 2050, Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của vùng kinh tế Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội với trọng tâm là dịch vụ thương mại, đào tạo - nghiên cứu khoa học, du lịch văn hoá, y tế - nghỉ dưỡng, công nghiệp và logistic chất lượng cao; trở thành một đầu mối giao lưu, trung tâm du lịch văn hoá, đào tạo - nghiên cứu khoa học của vùng Thủ đô, vùng kinh tế Bắc Bộ và cả nước, có ý nghĩa quốc tế; trở thành đô thị thông minh, đô thị lớn trong vùng Thủ đô Hà Nội, có sức cạnh tranh mạnh mẽ với các đô thị khác trong nước và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Một trong những yêu cầu trọng tâm nghiên cứu trong nội dung điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh là đề xuất các giải pháp kiểm soát phát triển không gian đô thị, công trình cao tầng, bố trí các không gian công cộng, không gian ngầm cho dân cư đô thị, đầu tư hệ thống hạ tầng xã hội theo hướng chất lượng cao đạt tiêu chuẩn đô thị loại 1; đấu nối hệ thống cơ sở hạ tầng khung, đặc biệt là hệ thống giao thông. Phát triển hệ thống hạ tầng đầu mối liên khu vực như: Cấp nước sạch, cấp điện, thông tin liên lạc, xử lý nước thải, chất thải rắn và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu khả năng phát triển giao thông ngầm.
Thị trường BĐS nhiều tiềm năng phát triển
Được biết, thời gian qua, cả nước đã chứng kiến sự phát triển thần tốc của Bắc Ninh với tăng trưởng công nghiệp gấp 1.200 lần trong 20 năm. Bắc Ninh hiện đứng hàng đầu toàn quốc về thu hút vốn đầu tư và lực lượng lao động trong và ngoài nước đến sinh sống và làm việc.
Hiện đại Bắc Ninh được xem là địa điểm đầu tư tiềm năng hàng đầu Việt Nam. Nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài như Samsung, Canon, Foxconn... đều đặt trụ sở sản xuất và không ngừng gia tăng vốn đầu tư tại đây. Năm 2017, Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam tiếp tục "rót" thêm 2,5 tỷ USD vào Bắc Ninh, nâng tổng đầu tư của doanh nghiệp lên đến 4 tỷ USD.
Cùng với sự phát triển về kinh tế Bắc Ninh cũng dần trở thành "điểm nóng" bất động sản miền Bắc. Cụ thể, hai năm qua, bất động sản Bắc Ninh thực sự "bùng nổ" khi hàng loạt dự án lớn ồ ạt đổ bộ vào đây.
Có thể kể đến như Tập đoàn FLC công bố sẽ xây dựng khu đô thị nghỉ dưỡng FLC Bắc Ninh tại xã Phú Lâm, huyện Tiên Du. Tập đoàn Vingroup cũng ra mắt tổ hợp căn hộ cao cấp Vinhomes Bắc Ninh với 2 tòa căn hộ cao 27 và 31 tầng, trung tâm thương mại tại 4 tầng khối đế. Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) cũng đang sở hữu dự án khu đô thị mới đường Lê Thái Tổ, TP Bắc Ninh.
Công ty cổ phần Him Lam cũng đang lên kế hoạch Bắc tiến với dự án khu đô thị tại Bắc Ninh. Theo thông tin ghi nhận được, đây là dự án có quy mô xấp xỉ 27 ha với tổng mức đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng, gồm các sản phẩm nhà biệt thự, nhà phố thương mại, nhà liền kề và căn hộ; kèm theo chuỗi tiện ích hoàn chỉnh ngay nội khu: trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học...
Lý giải cho sức nóng của thị trường này, giới đầu tư cho hay do Bắc Ninh quy hoạch thành TP trực thuộc Trung ương vào năm 2022, có sự kết nối về mặt hạ tầng và phát triển mạnh về khu công nghiệp, chính vì vậy thị trường đang hút một lượng lớn nhà đầu tư.
Bắc Ninh cũng là địa phương thu hút lượng lớn các kỹ sư, chuyên gia nước ngoài, chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản về làm việc tại các khu công nghiệp, kéo theo nhu cầu về các dịch vụ chuẩn quốc tế với tiện ích cao cấp, nhất là dịch vụ lưu trú. Điều này gián tiếp khiến thị trường bất động sản tại đây sôi động trở nên sôi động hơn.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn bị bắt Bà Hồ Thị Thanh Phúc (Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn - Sadeco) bị bắt tạm giam 4 tháng để điều tra hai tội danh. Sáng 15-5, lãnh đạo VKSND TP HCM cho biết đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam của công an cùng cấp đối với bà Hồ Thị...