Qualcomm, ZTE và China Mobile thử nghiệm thành công mạng 5G
Qualcomm, ZTE và China Mobile vừa thông báo đã thử nghiệm thành công hệ thống mạng 5G đầu tiên trên thế giới, cho phép truyền dữ liệu ở tốc độ tối đa gigabit/giây (> 1 Gbps) với độ trễ dưới 4 ms.
Qualcomm đã cùng 2 đối tác hoàn tất việc thử nghiệm mạng 5G. ẢNH: AFP
Theo PhoneArena, độ trễ mà ba hãng công nghệ nói trên đạt được thấp hơn nhiều so với 20 ms tiêu chuẩn cho các mạng LTE hiện tại. Hệ thống mới dựa trên tiêu chuẩn 3GPP (Third Generation Partnership Project) được thiết lập bởi nhiều công ty viễn thông tạo ra cho các thiết bị 3G, 4G và mới nhất là 5G.
Video đang HOT
Bởi vì tiêu chuẩn 3GPP sẽ được sử dụng bởi ngành công nghiệp nên khi mạng 5G được phát triển, các công ty công nghệ lớn đều dựa trên nó nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thương mại hóa sản phẩm trong tương lai.
Nhóm nghiên cứu Qualcomm, ZTE và China Mobile đã đáp ứng các đặc tính kỹ thuật 3GPP Release 15 5G New Radio, mặc dù phiên bản 15 sẽ chỉ được công bố sớm nhất vào tháng 9.2018.
Liên quan đến hệ thống thử nghiệm, các thiết bị được sử dụng bao gồm trạm cơ sở 5G New Radio từ ZTE, nguyên mẫu 5G 6 GHz New Radio từ Qualcomm và dữ liệu được truyền qua băng tần 3,5 GHz sử dụng băng thông 100 MHz.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Sẽ có hơn 1 tỉ người dùng 5G vào năm 2023
Công nghệ di động thế hệ thứ 5 tuy vẫn còn đang trong giai đoạn được hình thành, nhưng dự kiến sẽ có khoảng 1 tỉ người trên thế giới dùng công nghệ dẫn đầu bởi Trung Quốc vào năm 2023.
Trung Quốc đang vươn lên dẫn đầu trong đổi mới công nghệ toàn cầu thông qua đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ di động 5G. ẢNH: REUTERS
Theo South China Morning Post, cuộc cách mạng công nghệ di động tiếp theo sẽ được thống trị bởi Trung Quốc. Các nhà phân tích tại CCS Insight, công ty phân tích và cung cấp thông tin thị trường tập trung vào lĩnh vực di động toàn cầu, dự đoán công nghệ 5G sẽ được đưa ra thị trường vào năm 2020 và sẽ có hơn 1 tỉ người sử dụng mạng di động này vào năm 2023, trong đó hơn một nửa là người dùng ở Trung Quốc.
"Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế về công nghệ 5G nhờ vào tham vọng chính trị, mong muốn dẫn dắt phát triển công nghệ, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nhà sản xuất địa phương như Huawei, và tốc độ tăng đột ngột người tiêu dùng đối với các kết nối công nghệ di động mới", Marina Koytcheva, Phó chủ tịch bộ phận dự báo tại CCS Insight, cho hay.
Cũng theo báo cáo của CCS Insight, tốc độ dữ liệu của công nghệ 5G dẫn đầu bởi Trung Quốc sẽ nhanh hơn bất kỳ công nghệ di động nào trước đó, băng thông rộng hơn sẽ tăng mức lưu lượng truy cập web. Tuy nhiên, cho đến nay thông số kỹ thuật chính xác cho 5G vẫn chưa được thống nhất trên quy mô quốc tế. Đồng thời vẫn còn những điểm không chắc chắn về công nghệ, bao gồm cách thức và vị trí mà các nhà khai thác mạng sẽ triển khai trạm cơ sở mới, thiếu trường hợp kinh doanh rõ ràng cho các nhà khai thác, và tinh thần sẵn sàng nâng cấp mạng di động của người tiêu dùng. Phân khúc thị trường và ảnh hưởng của các nhà quản lý mạng sẵn có ở châu Âu cũng mang lại một số thách thức bổ sung.
Song, một số công ty công nghệ đang cố gắng thể hiện sự tiến bộ trong 5G. Nhà sản xuất chip Qualcomm tuần qua tuyên bố rằng họ đã chứng minh khả năng kết nối dữ liệu 5G đầu tiên trên một thiết bị di động. Tốc độ tạo ra trong thử nghiệm cho phép người dùng tải dữ liệu khoảng 1.000 Mbps. Ước tính này có nghĩa người dùng có thể tải một bộ phim HD dài 2 tiếng trong khoảng 12 giây. Ngoài ra, theo các chuyên gia, mạng di động 5G cũng rất quan trọng đối với công nghệ tự động, ví dụ như công nghệ xe tự lái.
Phương Anh
Theo Thanhnien
Đến 2020, 67% thiết bị di động tại Việt Nam sẽ hỗ trợ 4G Đại diện Qualcomm dự đoán ba năm tới, 120 triệu thiết bị di động được bán ra ở Việt Nam sẽ có kết nối 4G. Ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Đông Dương, đánh giá tốc độ tăng trưởng 4G giai đoạn đầu của Việt Nam rất ấn tượng. Dự kiến đến năm 2020, 67% thiết bị di động được tiêu...