Qualcomm sẽ cung cấp 20% sản lượng modem chip cho iPhone vào năm 2023
Sau khi Apple tự chủ được nguồn cung modem chip, Qualcomm có thể sẽ mất khá nhiều đơn hàng chip modem từ Apple, ít nhất từ năm 2023.
Mới đây Qualcomm đã công bố kế hoạch cạnh tranh với dòng chip Apple M-series trong sự kiện Investor Day 2021. Giờ đây, một quan chức của Qualcomm đã tiết lộ những dự đoán trong tương lai về hoạt động kinh doanh modem khi công ty chuẩn bị cung cấp chip modem cho Apple.
Việc Apple chuyển hướng sang sử dụng modem của riêng mình sẽ buộc Qualcomm và các nhà cung cấp chip modem cho hãng phải cắt giảm sản lượng modem từ năm 2023. Theo giám đốc tài chính Qualcomm Akash Palkhiwala, công ty dự kiến chỉ cung cấp 20% chip modem cho Apple vào năm 2023.
Nói cách khác, 2023 sẽ là năm cuối cùng Qualcomm trở thành thương hiệu độc quyền cung cấp chip modem cho iPhone.
Video đang HOT
Đối với những người chưa biết, Apple đã giành khá nhiều năm để nghiên cứu phát triển chip modem của riêng mình. Theo nhiều tin đồn gần đây, modem do Apple tự nghiên cứu sẽ được tích hợp trên những chiếc iPhone ra mắt vào năm 2023 nên nhìn chung khá tương đồng với dự báo của Qualcomm.
Qualcomm tuyên bố đây vẫn chỉ là “kế hoạch giả định cho các mục đích dự báo”, mặc dù có vẻ như hãng không mong đợi điều đó xảy ra. Đáng chú ý, tin tức này xuất hiện sau khi nhà sản xuất chip Qualcomm tìm cách cạnh tranh với chip của Apple. Những con chip này do Nuvia thiết kế và sẽ “thiết lập tiêu chuẩn hiệu suất cho PC Windows”.
Mặt khác, sự chuyển đổi từ việc sử dụng chip modem tự nghiên cứu của Apple nhiều khả năng là kết quả sau cuộc chiến pháp lý kéo dài với Qualcomm nhưng đã được giải quyết êm thấm vào năm 2019.
Sau đó, cả hai công ty vẫn ký kết hợp tác nhiều năm vì Apple thực tế vẫn cần nguồn cung chip modem lớn từ Qualcomm. Nhưng công ty cũng bắt đầu tự nghiên cứu các chip modem của riêng mình để trở nên độc lập và hạn chế sự phụ thuộc vào Qualcomm trong tương lai.
Qualcomm 'chọc giận' Apple khi thâu tóm Nuvia
Gizmodo lý giải nguyên nhân đằng sau thương vụ mua lại công ty khởi nghiệp Nuvia của gã khổng lồ chip Qualcomm.
Động thái mới của Qualcomm được cho là "thách thức" Apple
Nuvia chưa ra mắt sản phẩm nào nhưng đã khiến Qualcomm bỏ ra 1,4 tỉ USD để chiêu mộ nhân tài. Thông qua việc mua lại, Gerard Williams giờ đây sẽ trở thành phó chủ tịch kỹ thuật cấp cao của Qualcomm. Có lẽ Apple sẽ không vui lắm khi lực lượng đằng sau một số công nghệ thành công nhất của họ lại đang làm việc cho những nhà sản xuất chip smartphone khác.
Nuvia là công ty khởi nghiệp do các cựu kỹ sư chip của Apple sáng lập, gồm Gerard Williams, John Bruno và Manu Gulati. Trong đó, Williams từng là kỹ sư trưởng thiết kế kiến trúc CPU cho Apple trong gần một thập kỷ, phụ trách các bộ vi xử lý dòng A của công ty. Bruno từng làm việc cho chip iPhone rồi được Google chiêu mộ, trước đó ông cũng làm tại AMD. Còn Gulati được cho là người đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế chip tùy chỉnh iPhone, iPad và Apple TV. Theo AppleInsider , Gulati có 15 bằng sáng chế của Apple, tính cả bằng sáng chế cho Secure Enclave dùng cho Touch ID.
Vì chiêu mộ được một nhóm các kỹ sư hàng đầu lĩnh vực như vậy, Apple đã kiện Williams sau khi Nuvia thành lập, cáo buộc ông phá vỡ điều khoản tuyển dụng vì lôi kéo "các nguồn lực của Apple để cạnh tranh với Apple". Trong tài liệu tòa án, Apple cho rằng Nuvia cố ý tạo ra tình huống cạnh tranh như vậy để buộc "táo khuyết" phải mua lại công ty của mình.
Trước đó, Qualcomm từng "sứt mẻ" với Apple trong giai đoạn từ năm 2017 - 2019. Qualcomm cáo buộc nhà sản xuất iPhone vi phạm thỏa thuận giữa hai bên bằng cách hợp tác với Intel, ngược lại Apple cũng đệ đơn kiện "gã khổng lồ" chip vì tính phí bản quyền quá cao. Sau khi đưa nhau ra tòa, cuối cùng cả hai dàn xếp bằng thỏa thuận trị giá 4,5 tỉ USD, chấm dứt cuộc chiến kiện tụng dai dẳng.
Tuy nhiên, với việc mua lại này, dường như Qualcomm đang nhắm tới củng cố một lĩnh vực mà họ không thống trị: Laptop. Dù Qualcomm đầu tư vào công nghệ di động từ sớm và hiện dẫn đầu trong lĩnh vực 5G, nhưng Intel lại vượt hơn hẳn khi nói đến PC và laptop. Chủ tịch kiêm CEO Qualcomm Cristiano Amon cho biết trong thông cáo báo chí: "Nhóm Nuvia đẳng cấp thế giới sẽ nâng cao lộ trình CPU của chúng tôi, mở rộng vị trí công nghệ hàng đầu của Qualcomm với hệ sinh thái Windows, Android và Chrome. Việc mua lại này xác thực cơ hội để chúng tôi cung cấp các sản phẩm khác biệt với hiệu suất CPU và năng lượng hàng đầu trong bối cảnh kỷ nguyên 5G".
Công ty tuyên bố kế hoạch tích hợp các CPU thế hệ tiếp theo vào "smartphone cao cấp, laptop và buồng lái kỹ thuật số, hệ thống hỗ trợ tài xế nâng cao, thực tế mở rộng và các giải pháp mạng cơ sở hạ tầng".
Chân dung TSMC - 'ông vua chip' của thế giới: Mắt xích quan trọng của ngành công nghiệp 400 tỷ USD, có tầm ảnh hưởng tới toàn ngành công nghệ TSMC hiện sản xuất 92% các loại chip hiện đại nhất trên thế giới, số còn lại thuộc về Samsung Electronics. Theo tờ Wall Street Journal, sản phẩm chip của hãng Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) xuất hiện ở khắp mọi nơi mà chẳng ai để ý. Hãng Đài Loan này sản xuất hầu hết các loại chip tinh vi nhất thế giới...