Qualcomm lo ngại tình trạng thiếu chip
Qualcomm vừa xác nhận ngành công nghiệp smartphone cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chất bán dẫn trong những tháng gần đây.
Lượng chip cho smartphone sẽ còn thiếu hụt đến cuối năm nay
Theo Android Authority, điều này xảy ra do nhu cầu tăng đột biến với các sản phẩm khác nhau dẫn đến sự thiếu hụt silicon ngày càng nghiêm trọng. Chủ tịch kiêm CEO sắp tới của Qualcomm – Cristiano Amon nói với CNET rằng sự thiếu hụt chất bán dẫn đang “tác động đến mọi thứ, và tất nhiên ảnh hưởng đến điện thoại”. Ông nói thêm sự thiếu hụt có thể tiếp tục cho đến cuối năm 2021.
Video đang HOT
Cũng theo Cristiano Amon, sự sụt giảm nhu cầu trong thời kỳ đại dịch kéo theo nhu cầu tăng đột biến ngay sau đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu hụt. Ông Amon cho biết thêm, Qualcomm đang chịu nhiều áp lực hơn từ các nhà sản xuất smartphone khi sự suy giảm do Huawei gây ra tại Mỹ đang tạo cơ hội cho các đối thủ. Đáng buồn, chuỗi cung ứng chưa sẵn sàng cho nhu cầu linh kiện gia tăng này, ông giải thích.
Không có thông tin từ Amon về việc phân khúc smartphone nào bị ảnh hưởng nhiều nhất do sự thiếu hụt chất bán dẫn, nhưng các điện thoại sử dụng chip 5nm tiên tiến như Snapdragon 888 có thể bị ảnh hưởng.
Sếp mới Qualcomm: Lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Huawei sẽ giúp giảm tình trạng thiếu chip trên toàn cầu
CEO sắp nhậm chức của Qualcomm, Cristiano Amon cho răng, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei có thể giảm bớt căng thẳng về tình trạng thiếu chip trên toàn cầu
Đầu tháng 1, Qualcomm cho biết Cristiano Amon sẽ đảm nhận vị trí CEO mới củacủa công ty từ ngày 30/6/2021. Và mới đây trong một chia sẻ với truyền thông, Amon đã có một vài điều nhắc đến Huawei, một trong những khách hàng lớn của công ty này.
Theo đó trong một webcast với nhà phân tích Rod Hall đến từ Goldman Sachs, Amon cho rằng, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei có thể giúp giảm bớt căng thẳng về tình trạng thiếu chất bán dẫn.
Điều này có thể giải thích vì Huawei là một trong những đối tác quan trọng của TSMC. Việc chính phủ Mỹ gây sức ép khiến TSMC không thể sản xuất chip Kirin đời mới cho Huawei phần nào giúp giảm nhu cầu linh kiện trên toàn cầu. Trước đó, TSMC đã phải tạm dừng các đơn đặt hàng chip cho Huawei vào năm 2020 vì áp lực từ phía chính phủ Mỹ.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất xe hơi trên khắp thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu chất bán dẫn trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết và việc nhiều công ty công nghệ Trung Quốc bị kìm hãm. Trên thực tế, tình hình tồi tệ hơn ở các quốc gia có nền công nghiệp xe hơi phát triển như Đức khi nhiều công ty xe hơi nước Đức đã phải tìm kiếm các giải pháp thay thế TSMC.
Ngoài ra, tình trạng thiếu chip cũng làm tăng thêm nhu cầu về các thành phần quan trọng trong smartphone, laptop, công nghệ tự động hóa, mạng viễn thông, v.v. Nhu cầu này dự kiến sẽ tăng lên và kéo dài cho đến cuối năm 2021.
Amon cho rằng, nhu cầu chip từ Qualcomm đang tăng mạnh so với trước đây. Trên thực tế, doanh thu của công ty từ tháng 10 đến tháng 12/2020 (tức quý tài chính Q1/2021) đã tăng trưởng lên tới 62%.
Qualcomm đang rất quan tâm đến các nhà máy sản xuất bán dẫn của TSMC và Samsung cũng đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy ở Mỹ. Mặc dù bị cấm hợp tác với Huawei nhưng Qualcomm vẫn có thể tiếp tục mối quan hệ với thương hiệu con Honor đã bị bán đi gần đây của Huawei.
Cuối cùng, Amon cho rằng tranh chấp về chất bán dẫn giữa Mỹ-Trung sẽ mất khá nhiều thời gian để giải quyết cho tới khi tìm được giải pháp cuối cùng.
Xiaomi xác nhận thiếu chip, thời gian giao hàng của Qualcomm kéo dài hơn 30 tuần Kể từ nửa cuối năm 2020, tình trạng thiếu chip và tăng giá đã trở thành chủ đề chính của ngành bán dẫn. Do thiếu chip nên giá ngày càng tăng. Nhiều công ty ở nhiều phân khúc đang gặp phải tình trạng khó khăn trong chuỗi cung ứng. Một trong những ví dụ điển hình cho vấn đề này đó là Sony,...