Qualcomm ký thỏa thuận cấp phép sáng chế với Huawei
Qualcomm cho biết đã ký thỏa thuận với Huawei, cho phép công ty viễn thông Trung Quốc sử dụng trở lại các sáng chế của mình.
Huawei sẽ có thể sử dụng trở lại các sáng chế đã có hiệu lực từ 1/1/2020. Trong khi đó, Qualcomm sẽ nhận khoản tiền 1,8 tỷ USD từ Huawei theo thỏa thuận liên quan đến cấp phép từ trước. Số tiền này sẽ được gộp vào doanh thu quý IV/2020 của hãng.
Qualcomm ký thỏa thuận cấp phép sáng chế với Huawei vào ngày 29/7. Ảnh: Reuters.
Qualcomm là công ty Mỹ, do đó chịu sự ảnh hưởng của lệnh cấm từ chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm vào Huawei từ tháng 5/2019. Tuy nhiên, cả hai đã công bố hợp tác từ trở lại vào tháng 9/2019, dù chỉ ở mức ngắn hạn và dành cho một số mặt hàng nhất định. Theo Reuters, quyết định mới là kết quả sau khi 130 công ty Mỹ, trong đó có Qualcomm, nộp đơn xin giấy phép đặc biệt sau lệnh cấm.
Phía Qualcomm cho biết, lệnh cấm của Mỹ vẫn đang có hiệu lực với Huawei và công ty Trung Quốc vẫn sẽ không thể mua chip của hãng. Cam kết mới chỉ liên quan đến việc trả phí bản quyền sáng chế, do đó không vi phạm lệnh cấm.
Giá cổ phiếu của Qualcomm đã tăng gần 15% chỉ sau hơn hai giờ công bố. Năm ngoái, Qualcomm cũng ký thỏa thuận cấp phép tương tự với Apple.
Hãng chip Mỹ cũng báo cáo tài chính hôm 29/7, với doanh thu 4,98 tỷ USD và lợi nhuận 845 triệu USD trong quý III/2020 tính theo năm tài chính của công ty. Qualcomm dự kiến đạt 5,5 – 6,3 tỷ USD doanh thu trong quý IV/2020, không gồm khoản tiền 1,8 tỷ USD từ Huawei.
Bloomberg: Nvidia đang đàm phán để mua lại ARM với giá 32 tỷ USD
Theo báo cáo mới nhất của Bloomberg, Softbank đang muốn bán lại ARM
Theo báo cáo mới nhất của Bloomberg, Softbank đang muốn bán lại ARM - công ty thiết kế chip có trụ sở chính tại Anh, cung cấp thiết kế chip xử lý di động cho Qualcomm, Apple, Samsung và Huawei. Theo Bloomberg, Nvidia hiện đang tham gia một cuộc "đàm phán cấp cao" để có thể mua lại ARM, với giá trị hợp đồng hơn 32 tỷ USD.
Nvidia được cho là công ty duy nhất hiện tại tham gia đàm phán với Softbank, do đó thỏa thuận có thể sẽ được ký kết và công bố trong một vài tuần tới, ngay cả khi chưa có gì được hoàn tất. Nếu thỏa thuận này thành hiện thực, đây sẽ là một trong những thương vụ lớn nhất trong ngành kinh doanh chất bán dẫn.
Softbank đã mua ARM vào năm 2016, với giá là 31 tỷ USD. ARM liên tiếp tăng giá trị kể từ đó, do các thiết kế chip được sử dụng rất rộng rãi trong ngành công nghiệp smartphone. Thậm chí, Microsoft còn tạo ra một chiếc máy tính Surface chạy Windows sử dụng chip ARM, mặc dù không mấy thành công.
Tuy nhiên gần đây, Apple cũng công khai tham vọng chuyển đổi máy tính Mac từ chip Intel sang chip ARM. Cho thấy rõ tầm quan trọng của ARM trong ngành công nghiệp công nghệ cao. Thế nhưng Softbank lại đang gặp nhiều khó khăn, nợ nần chồng chất, do đó phải đem bán ARM trong thời kỳ đỉnh cao này để củng cố tài chính.
TSMC đè bẹp Samsung về thị phần chip trong quý 2/2020 Với các khách hàng lớn như Apple, Huawei, Qualcomm, MediaTek... TSMC tiếp tục chứng tỏ mình là ông lớn trong lĩnh vực sản xuất chip di động trong quý 2/2020 với thị phần chiếm đến 51%. TSMC vẫn là ông vua trong lĩnh vực gia công chip Theo PhoneArena, bất chấp nỗ lực của Samsung gần đây để tăng sức cạnh tranh với...