Qualcomm hỗ trợ một công ty xây dựng tập lệnh mã nguồn mở, đến lúc ARM phải sợ hãi?
Liệu rằng các vi xử lý sau này của Qualcomm cũng sẽ sử dụng tập lệnh mới này?
Tất cả những sản phẩm công nghệ được tích hợp vi xử lý trên thị trường, từ loa thông minh, smartphone đến smartwatch đều sử dụng tập lệnh điều khiển x86 của Intel hoặc ARM. Nhưng hiện nay đã có một loại tập lệnh mã nguồn mở mang tên RISC-V, đang dần chiếm được thị phần. Mới đây Qualcomm công bố sẽ đứng phía sau hỗ trợ công ty đang phát triển RISC-V.
Công ty này mang tên SiFive, đã gọi được số vốn lên tới 65.4 triệu USD trong lần gọi vốn gần nhất. Các tên tuổi lớn đã đóng góp vào SiFive bao gồm Qualcomm, Intel và Samsung. Vậy điều gì làm SiFive và tập lệnh RISC-V hấp dẫn đến vậy?
Như đã đề cập, RISC-V là một tập lệnh dùng trong vi xử lý dạng mã nguồn mở, tức tất cả các hãng đều có thể sử dụng mà không cần phải trả phí như tập lệnh từ ARM. SiFive cũng nói rằng sẽ nâng cấp RISC-V theo chu kỳ 1 đến 3 tháng, nhanh hơn rất nhiều so với chu kỳ 1 năm của ARM; kèm theo đó là tốc độ ra mắt chip thử nghiệm chỉ trong vài tuần.
Hiện tại RISC-V chỉ được sử dụng vào các thiết bị Internet of Things dạng nhỏ, nhưng họ cũng đã chế tạo được chip dùng cho một vòng tay mang tên Huami của Xiaomi. Vi xử lý dành cho các thiết bị đeo tay có thiết kế đơn giản hơn rất nhiều so với SoC của smartphone, thứ mà hiện nay ARM vẫn đang độc chiếm.
Video đang HOT
Tuy vậy ARM cũng đã đủ lo lắng để tạo ra một website để tuyên truyền chống lại tập lệnh RISC-V vào năm ngoái, trước khi phải gỡ nó xuống trước sự phản ứng của dư luận. Việc Qualcomm đầu tư vào SiFive cho thấy công ty này sẽ có một tương lai tươi sáng. Và việc ARM phải phản ứng dữ dội một lần nữa khẳng định điều này.
Theo GenK
Bất chấp sức ép từ Mỹ, Huawei giữ vị trí số 2 thị trường smartphone toàn cầu
Huawei giữ được vị trí số 2 về doanh số trên thị trường điện thoại thông minh (smartphone) toàn cầu, bất chấp sức ép từ Mỹ...
Lệnh cấm của Mỹ có thể hạn chế tốc độ tăng trưởng doanh số smartphone của Huawei trong ngắn hạn.
Bản báo cáo cũng nói rằng Huawei tiếp tục thu hẹp khoảng cách với đối thủ Hàn Quốc Samsung, thương hiệu smartphone đang chiếm vị trí số 1 toàn cầu, nhưng cảnh báo rằng tốc độ tăng trưởng doanh số smartphone của Huawei có thể sẽ bị hạn chế trong ngắn hạn do tác động từ biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Chính phủ Mỹ hôm 15/5 ban lệnh cấm Huawei mua linh kiện và công nghệ từ Mỹ, với lý do công ty này dính líu đến những hoạt động đi ngược lại lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Tuần trước, chính quyền Tổng thống Donald Trump có động thái "nương tay" với Huawei, cấp cho công ty này một giấy phép tạm thời được mua linh kiện và công nghệ Mỹ để duy trì các mạng và thiết bị hiện có cho tới ngày 19/8.
Gartner cho biết Samsung chiếm 19,2% thị trường smartphone toàn cầu trong quý đầu tiên của năm nay.
Trong khi đó, Huawei là hãng đạt tốc độ tăng trưởng doanh số so với cùng kỳ năm ngoái cao nhất trong top 5 - nhóm bao gồm Samsung, Huawei, Apple, Oppo và Vivo.
Trong 3 tháng đầu năm, Huawei bán được 58,4 triệu chiếc smartphone trên toàn cầu.
Tổng doanh số thị trường smartphone thế giới đạt 373 triệu chiếc trong quý 1, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Top 5 nhà sản xuất smartphone về doanh số toàn cầu trong quý 1/2019 - Nguồn: Gartner.
Huawei đạt kết quả đặc biệt tốt tại hai trong số những thị trường lớn nhất của hãng là châu Âu và Trung Quốc bao gồm Đài Loan và Hồng Kông. Tại hai thị trường này, Huawei đạt mức tăng trưởng doanh số tương ứng là 69% và 33%.
Trong quý 1, Huawei chiếm 29,5% thị trường smartphone tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự trừng phạt mà Mỹ áp lên Huawei có thể sẽ khiến người tiêu dùng lo ngại. PriceSpy, một trang web chuyên về so sánh sản phẩm với 14 triệu lượt truy cập mỗi tháng, mới đây nói rằng các sản phẩm smartphone Huawei đang thu hút lượng xem ít hơn từ người mua hàng trên mạng.
"Nếu điện thoại Huawei không còn được trang bị ứng dụng và dịch vụ của Google nữa, thì điều đó sẽ gây xáo trộn lớn đối với bộ phận kinh doanh smartphone quốc tế của Huawei, mà bộ phận này chiếm khoảng một nửa mảng smartphone toàn cầu của hãng", Giám đốc cấp cao phụ trách nghiên cứu của Gartner, ông Anshul Gupta, phát biểu.
"Không chỉ gây ra mối lo ngại cho người mua, lệnh cấm của Mỹ còn gây hạn chế tăng trưởng đối với Huawei trong ngắn hạn", ông Gupta nói thêm.
Lệnh cấm của Mỹ đã khiến hàng loạt công ty Mỹ và từ các quốc gia khác, như Google, Intel, Qualcomm, Broadcom, Xilinx, ARM, Panasonic... cắt quan hệ với Huawei. Nhiều nhà mạng viễn thông ở Nhật Bản và Anh cũng dừng việc đặt hàng sản phẩm mới của "gã khổng lồ" Trung Quốc này.
Theo vneconomy
Toàn cảnh Huawei và cơn ác mộng đến từ nước Mỹ Nổi lên như một hiện tượng đại diện cho sự trội dậy của nền kinh tế Trung Quốc, cũng vì thế mà Huawei nhanh chóng trở thành cái đích nhắm tới của nước các phương Tây. Khi công chúa Huawei trở thành "cái gai" trong mắt người Mỹ Cuộc khủng hoảng của Huawei bắt đầu từ ngày 1/12/2018 khi bà Mạnh Vãn Chu...