Qualcomm đòi Apple trả 31 triệu USD vi phạm bằng sáng chế
Qualcomm tuần trước đã đề nghị tòa án ở San Diego (Mỹ) buộc Apple phải trả 31 triệu USD tiền bồi thường cho các vi phạm bằng sáng chế, được cho là tương đương với 22 triệu iPhone vi phạm.
Qualcomm tuần trước đã đề nghị tòa án ở San Diego (Mỹ) ra phán quyết buộc Apple phải trả 31 triệu USD tiền bồi thường cho các vi phạm bằng sáng chế, được cho là tương đương với 1,40 USD cho mỗi chiếc iPhone vi phạm.
Theo thông tin đăng tải trên trang công nghệ CNET, 1,40 USD cho mỗi và tổng thiệt hại 31 triệu USD cho thấy có 22 triệu iPhone đang vi phạm công nghệ của Qualcomm.
Qualcomm đã đưa ra con số trên với sự giúp đỡ của nhà kinh tế Patrick Kennedy, người đã đứng ra làm nhân chứng chuyên gia cho Qualcomm tại tòa án ở San Diego. Ông Kennedy đã tính toán con số dựa trên số iPhone được bán từ tháng 7/2017 trên các chip đã sử dụng của Intel. Apple bắt đầu sử dụng hỗn hợp chip của cả Intel và Qualcomm trong iPhone 7 và sau đó chuyển sang tất cả các chip Intel do những rắc rối pháp lý với Qualcomm.
Video đang HOT
Qualcomm và Apple đang vướng trong cuộc chiến pháp lý với ba bằng sáng chế mà Qualcomm cho biết đã vi phạm với iPhone. Như trang CNET mô tả, một trong những bằng sáng chế bao gồm một phương pháp cho phép điện thoại thông minh nhanh chóng kết nối với internet sau khi bật, trong khi một bằng sáng chế khác bao gồm xử lý đồ họa và thời lượng pin. thứ ba Apple bị cáo buộc vi phạm cho phép các ứng dụng tải xuống dữ liệu dễ dàng hơn bằng cách điều hướng lưu lượng giữa bộ xử lý ứng dụng và modem.
Apple chỉ trong quý vừa qua đã kiếm được hơn 20 tỷ USD lợi nhuận, do đó, thiệt hại 31 triệu USD sẽ không ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, nếu Qualcomm thắng kiện thì tuyên bố rằng công nghệ của họ là “trái tim của mọi iPhone” sẽ đáng tin cậy hơn.
Apple và Qualcomm đã khiếu kiện lẫn nhau kể từ tháng 1/2017, khi Apple kiện đòi Qualcomm trả 1 tỷ USD phí bản quyền chưa thanh toán. Qualcomm phản đối, và kể từ đó, hai công ty đã kéo nhau vào chuỗi các vụ kiện tụng lẫn nhau. Hai trong số các vụ kiện của đã dẫn đến các lệnh cấm bán một số mẫu iPhone ở Đức và Trung Quốc.
Theo VietNamPlus
iPhone có thể bị cấm bán tại Mỹ?
Qualcomm đang hối thúc các cơ quan quản lý thương mại của Hoa Kỳ đưa ra lệnh cấm nhập khẩu và bán một số mẫu iPhone của Apple trong cuộc chiến bằng sáng chế kéo dài giữa 2 công ty.
Hãng sản xuất chip lớn của Mỹ hy vọng sẽ giáng cho Apple một đòn chí tử trước khi hai công ty bắt đầu một phiên tòa lớn vào giữa tháng 4 tới tại San Diego về các hoạt động cấp phép bằng sáng chế của Qualcomm.
Qualcomm đã tìm cách gây áp lực với Apple với những thách thức pháp lý nhỏ hơn trước phiên tòa này và đã giành được một phần lệnh cấm bán iPhone tại Trung Quốc và Đức, buộc nhà sản xuất iPhone chỉ có thể bán iPhone có chip Qualcomm cho một số thị trường.
Qualcomm tiếp tục muốn gây sức ép với Apple
Bất kỳ lệnh cấm nào liên quan đến việc nhập khẩu iPhone vào Mỹ thời điểm này đều chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì Apple lần đầu tiên tiết lộ rằng họ đã có bản sửa lỗi phần mềm để tránh vi phạm một trong các bằng sáng chế của Qualcomm.
Apple yêu cầu các cơ quan quản lý cho hãng này 6 tháng để chứng minh rằng bản sửa lỗi hoạt động.
Qualcomm đã đưa ra một vụ kiện chống lại Apple tại Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ vào năm 2017 với cáo buộc rằng một số iPhone đã vi phạm bằng sáng chế của hãng để giúp iPhone chạy tốt mà không làm cạn kiệt pin. Qualcomm đã yêu cầu lệnh cấm nhập khẩu đối với một số mẫu iPhone cũ hơn có chứa chip Intel.
Vào tháng 9, Thomas Pender, một thẩm phán luật hành chính tại ITC, đã phát hiện ra rằng Apple đã vi phạm một trong các bằng sáng chế trong vụ kiện nhưng từ chối ban hành lệnh cấm. Thẩm phán Pender cho rằng, nếu áp dụng lệnh cấm iPhone dùng chip Intel sẽ trao cho Qualcomm một sự độc quyền tại thị trường Mỹ đối với hoạt động kinh doanh chip modem, kết nối điện thoại thông minh với mạng dữ liệu không dây.
Phán quyết của Pender cho rằng, việc duy trì sự cạnh tranh trong thị trường chip modem là vì lợi ích cộng đồng khi mạng 5G nhanh hơn sẽ xuất hiện trong vài năm tới.
Các trường hợp ITC phát hiện vi phạm bằng sáng chế nhưng không cấm nhập khẩu sản phẩm là rất hiếm. Vào tháng 12 năm ngoái, ITC cho biết họ sẽ xem xét lại quyết định của Pender và quyết định xem có nên duy trì hay đảo ngược nó vào cuối tháng 3/2019 hay không.
Mới đây, Apple đã phải nhượng bộ Qualcomm để được bán iPhone trở lại tại Đức.
Theo Reuters
Đằng sau việc iPhone có thể sẽ bị cấm bán tại Mỹ Hãng sản xuất chip lớn của Mỹ Qualcomm đang hối thúc các cơ quan quản lý thương mại của Mỹ đưa ra lệnh cấm nhập khẩu và bán một số mẫu iPhone của Apple trong cuộc chiến bằng sáng chế kéo dài giữa 2 công ty. Theo Vietnamnet, Qualcomm hy vọng sẽ giáng cho Apple một đòn chí tử trước khi hai công...