Quái vật chim cánh cụt gấp đôi con người xuất hiện ở châu Úc
Trở về từ thế giới 60 triệu năm trước, hai loài quái vật mang hình dáng chim cánh cụt hiện ra với 6 cá thể khác nhau, con lớn nhất ước tính nặng tới 160kg khi còn sống.
Theo Sci-News, một nhóm khoa học gia từ New Zeland, Anh, Mỹ đã phân tích mẫu vật thuộc về 6 cá thể khổng lồ mang hình dáng chim cánh cụt được khai quật từ Hệ tầng Moeraki ở Đảo Nam – New Zealand.
Tuy nhìn giống chim cánh cụt nhưng chúng không phải những con vật nhỏ bé đáng yêu mà chúng ta thấy ngày nay, mà sở hữu kích thước “quái vật”. Con lớn nhất ước tính nặng tới 148-160 kg khi còn sống, tức gấp đôi một người trưởng thành.
Quái vật chim cánh cụt thời cổ đại to lớn vượt trội so với các loài chim cánh cụt khác – Ảnh đồ họa từ Simone Giovanardi.
Mẫu vật nặng nhất đó được đặt tên loài Kumimanu fordycei, một loài hoàn toàn mới trong dòng họ chim cánh cụt và có thể là loài lớn nhất trong cây gia phả của sinh vật này từ thời cổ đại.
Năm mẫu vật còn lại nhỏ hơn một chút, đều cùng thuộc một loài, được đặt tên là Petradyptes stonehousei.
Cả hai đều là sinh vật thuộc thế Paleocene của kỷ Cổ Cận (Paleogen), là kỷ nằm giữa “thời hoàng kim của khủng long” – kỷ Phấn Trắng – và kỷ Đệ Tứ mà chúng ta đang sống. Như vậy, niên đại của hai loài quái vật chim cánh cụt này khoảng 55 đến 60 triệu năm về trước.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Daniel Ksepka từ Bảo tàng Bruce (Mỹ) cho biết các mẫu vật mới cung cấp thêm bằng chứng cho thấy chim cánh cụt từng rất lớn trong lịch sử tiến hóa của chúng.
Video đang HOT
Điều này có thể để phù hợp với thế giới cổ xưa mà chúng tồn tại, một thế giới còn đầy các quái vật cỡ lớn: Kích thước cơ thể lớn hơn cho phép bắt các con mồi lớn hơn, giữ ấm cơ thể tốt hơn trong vùng nước lạnh.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng có thể kích thước quái vật này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp giống loài này lan rộng từ New Zealand đến các nơi khác trên thế giới.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Panleontology.
5 sự thật 'giật mình' về các loài chim chắc chắn nhiều người không biết
Sự hiện diện thường xuyên của loài chim quanh ta khiến đôi khi chúng ta bắt đầu quên đi thế giới tự nhiên, cũng như sự độc đáo và thú vị của chúng. Loài chim có những đặc điểm mà nhiều người có thể không biết tới.
Kền Kền có thể ăn thịt nhiễm bệnh than
Đây là thông tin hết sức chính xác và những con kền kền chắc chắn sẽ không hề hấn gì. Tất nhiên, chúng có thể truyền bệnh nếu các loài động vật khác ăn xác của chúng.
Trên thực tế, kền kền có thể ăn bất cứ thứ gì, có thể hấp thụ móng guốc, sừng và tất cả những thứ còn sót của con mồi mà các loài thú khác không ăn.
Điều này là do dạ dày của chúng có một loại axit đặc biệt, có thể tiêu hóa mọi thứ, ngay cả vi khuẩn bệnh than vô cùng nguy hiểm.
Mắt đà điểu lớn hơn não
Các nhà khoa học đã xác nhận thông tin này. Trung bình, não của những con chim đà điểu nặng 43g, trong khi trọng lượng mắt của chúng là 48g.
Điều này được hình thành ở chúng là nhằm giúp chúng có sức quan sát đặc biệt tốt, một điều vô cùng hữu ích đối với hoạt động săn mồi và tự vệ.
Loài chim "xì hơi" để tìm kiếm thức ăn
Hoét đuôi ôliu là một loài chim thuộc họ Hoét, chủ yếu ăn côn trùng, có kích thước trung bình được tìm thấy chủ yếu ở Đông Nam Australia và Tasmania. Loài chim này có thân dài khoảng 27-29 cm, trung bình dài khoảng 28 cm và nặng khoảng 100 gam.
Loài chim này có cấu tạo thân thể độc đáo để phục vụ mục đích săn bắt. Ruột của chúng có hình dạng đặc biệt, cho phép chúng có thể liên tục "xì hơi".
Khi đến khu vực cần săn bắt con mồi, lũ chim bắt đầu liên tục "xì hơi", khiến những con sâu không thể ẩn mình, buộc phải bò đi nơi khác và bị lộ diện. Khi đó, những con chim sẽ dễ dàng tìm ra và ăn thịt chúng.
Thân nhiệt của chim cao hơn của người
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa con người và loài chim là khoảng 8 độ. Mọi thứ đều liên quan đến quá trình trao đổi chất, trong đó quá trình này diễn ra ở loài chim nhanh hơn nhiều so với con người.
Điều này rất quan trọng đối với loài chim trong quá trình ấp trứng và chăm sóc chim con. Có thể thấy tự nhiên đã tạo nên đặc tính khác thường một cách hoàn toàn hợp lý.
Loài chim không đổ mồ hôi
Trên thực tế, loài chim không bao giờ đổ mồ hôi. Cơ thể của chúng được hình thành theo cách mà chúng có thể dễ dàng di chuyển với trọng lượng của mình. Mồ hôi không được tiết ra ở bất kỳ trạng thái nào.
Cho dù chúng bay bao lâu thì cũng không bao giờ đổ mồ hôi. Vì vậy, loài chim không có tuyến mồ hôi, mà chỉ có tuyến nhờn ở phần xương cụt, giúp loài chim bôi trơn bộ lông của chúng.
Tìm thấy dấu chân người 296.000 năm tuổi ở Tây Ban Nha Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Huelva đã phát hiện ra một chuỗi dấu chân ở Tây Ban Nha, được cho là do loài vượn người chưa được xác định lưu lại từ khoảng 296.000 năm trước. Các nhà khoa học cho rằng đây có thể là những người cổ đại thuộc dòng họ Neanderthal. Nghiên cứu được công bố...