‘Quái vật biển Caspi’ hồi sinh
Từng là một trong những mô hình vũ khí có tiềm năng quân sự đáng gờm, công nghệ của “ quái vật biển Caspi” đang dần được các nước hồi sinh cho những mục đích mới.
Con quái vật bị bỏ quên
Tính đến cuối năm 2021, cỗ máy ekranoplan lớp Lun của Nga vẫn đang bị bỏ nằm trơ trọi trên bờ biển ở Cộng hòa Dagestan, chờ ngày được đưa vào viện bảo tàng quân sự, theo CNN. Con tàu khổng lồ được mệnh danh là “quái vật biển Caspi” từng là một trong những vũ khí tiềm năng nhưng bị chìm vào quên lãng từ khi Liên Xô tan rã.
Ekranoplan là loại phương tiện lai giữa tàu thủy và máy bay. Loại phương tiện này khai thác nguyên tắc khí động lực đặc biệt gọi là “hiệu ứng mặt đất” để có thể bay lơ lửng gần mặt nước ở tốc độ cao dù được Tổ chức Hàng hải quốc tế xem là tàu thủy. Nhờ bay thấp dưới mặt nước nên phương tiện khó bị radar phòng không phát hiện.
Tàu ekranoplan lớp Lun được chế tạo từ thời Liên Xô, nằm trên bờ biển ở Derbent, Cộng hòa Dagestan hồi tháng 11.2020. Ảnh REUTERS
Trong thời Chiến tranh lạnh, Liên Xô và nhiều nước có những chương trình phát triển ekranoplan cho quân đội và nhiều mẫu thử nghiệm được cho ra mắt, trong đó có mẫu thử nghiệm CM được chế tạo vào năm 1966 với 10 động cơ phản lực cánh quạt: 8 ở dưới cánh và 2 ở đuôi. Cỗ máy có trọng lượng cất cánh tối đa 544 tấn, có chiều dài 92 m, chiều cao 22 m, sải cánh 37 m, được mệnh danh là “quái vật biển Caspi” vì được thử nghiệm tại vùng biển này. Năm 1980, con quái vật rơi xuống biển trong một lần bay và sau đó bị chìm.
Các mô hình khác được phát triển sau đó, đáng kể có lớp tàu chiến đấu Lun. Chiếc duy nhất thuộc lớp này là MD-160 được hoàn thiện và biên chế vào năm 1987. Chiếc thứ hai được thiết kế với mục đích làm bệnh viện dã chiến nhưng dự án bị bỏ dở sau khi Liên Xô tan rã.
Ekranoplan lớp Lun mang trên lưng 6 tên lửa diệt hạm. Ảnh HẢI QUÂN LIÊN XÔ
Quái vật MD-160 dài 74 m, cao 12 m, sải cánh 44 m, có 8 động cơ phản lực cánh quạt. Phương tiện có trần bay 5 m và trọng lượng cất cánh tối đa 380 tấn, tốc độ tối đa 550 km/giờ và tầm hoạt động 2.000 km. Trên lưng quái vật là 6 ống phóng tên lửa chống hạm và còn có một vài khẩu pháo.
Chiếc “thủy phi cơ” này hầu như bị bỏ không tại quân cảng ở Kaspiysk. Tháng 7.2020, sau hơn 3 thập niên bị quên lãng, “quái vật biển Caspi” được lai dắt đến một địa điểm phía nam thành phố cổ Derbent thuộc Cộng hòa Dagestan để trưng bày trong dự án bảo tàng quân sự và công viên giải trí Patriot Park mà Nga dự tính xây dựng.
Tàu Lun trong một lần phóng tên lửa
Việc đưa chiếc tàu chuyển động trở lại không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Theo CNN, phải mất 14 giờ để 3 tàu kéo và 2 tàu lai dắt đưa được con quái vật đến địa điểm đã định cách căn cứ hơn 100 km. Con tàu bị mắc cạn gần điểm đến và để tránh bị sóng đánh hỏng, tàu Lun được đưa sâu vào trong bờ biển. Từ đó đến nay, tàu Lun nằm trên bờ biển và để chờ bảo tàng được hoàn thành. Con tàu nằm trơ trọi trên bãi biển đã thu hút sự chú ý của nhiều du khách.
Video đang HOT
Dự án Patriot Park đáng ra phải được khởi công vào cuối năm 2020 nhưng đến tháng 4.2021 mới được rót kinh phí 400 triệu rúp (115 tỉ đồng). Giới chức địa phương hồi tháng 11.2021 cho hay dự án có thể khai trương vào mùa hè năm nay.
Do bị bỏ xó quá lâu nên việc di chuyển con tàu khổng lồ không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Ảnh REUTERS
Công nghệ được hồi sinh
Ngày nay, các công ty tại nhiều nước đang dần hồi sinh các dự án ekranoplan nhưng đa phần là phục vụ mục đích dân sự. Công ty Wigetworks trụ sở tại Singapore đã chế tạo nguyên mẫu ekranoplan AirFish 8 dựa theo thiết kế của các kỹ sư người Đức Hanno Fischer và Alexander Lippisch trong thời Chiến tranh lạnh.
Wigetworks đã có bằng sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ cho thiết kế này. Công ty dự định cải thiện và cập nhật những thiết kế này để tạo ra một loại phương tiện hiện đại. Trung Quốc có mẫu ekranoplan Xiangzhou 1, bay lần đầu vào năm 2017 nhưng thông tin ít được công bố.
Một mẩu ekranoplan của Wigetworks. Ảnh ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CNN
Công ty The Flying Ship của Mỹ đang chế tạo mẫu ekranoplan không người lái để chở hàng ở tốc độ cao. Công ty REGENT Craft cũng của Mỹ đang phát triển ý tưởng về một loại ekranoplan gọi là “seaglider” hoạt động bằng điện, giúp chở khách qua lại các thành phố ven biển với vận tốc lên đến 289 km/giờ.
Tại Nga, nhiều dự án cũng được tính đến nhưng hiếm dự án nào vượt qua bước ý tưởng ban đầu để đến giai đoạn thiết kế.
Hãng RDC Aqualines (Nga) đang phát triển các dòng ekranoplan thương mại, có thể chở 3 – 12 hành khách hoặc hơn trong tương lai. Thiết kế này được cho là đã gây được sự chú ý từ các nhà đầu tư và họ dự định thiết lập tuyến giao thông nối Helsinki của Phần Lan với Tallinn của Estonia trong khoảng 30 phút.
"Quái thú" bay chưa từng cất cánh của Liên Xô
Nếu được phát triển và thử nghiệm hoàn chỉnh, đây sẽ là mẫu máy bay độc nhất vô nhị trên thế giới khi có thể cất cánh thẳng đứng từ cả mặt đất lẫn mặt nước.
Liên Xô từng hy vọng chế tạo ra loại máy bay đặc biệt có thể chống lại các cuộc tấn công từ tàu ngầm của Mỹ. Song giờ đây, những gì còn sót lại của kế hoạch này chỉ là một nguyên mẫu không hoàn chỉnh nằm tại bảo tàng ngoài trời gần thủ đô Moscow, Nga.
Đó là nguyên mẫu duy nhất còn tồn tại của mẫu máy bay Bartini Beriev VVA-14, trong đó, "VVA" là viết tắt cho cụm từ "máy bay cất cánh thẳng đứng từ mặt đất lẫn mặt nước", còn "14" chỉ số lượng động cơ.
Người ngoài hành tinh
Được thiết kế trong thập niên 1960, mẫu máy bay này là phản ứng của Liên Xô trước tên lửa đạn đạo Polaris mà Mỹ lắp đặt cho hạm đội tàu ngầm vào năm 1961. Trong suy nghĩ của nhà thiết kế Robert Bartini, máy bay VVA-14 sẽ là cỗ máy hoàn hảo để tìm kiếm và tiêu diệt các tàu ngầm mang tên lửa.
Nhà thiết kế máy bay Robert Bartini (Ảnh: Wikimedia Commons).
Tuy nhiên, kế hoạch đã không thành công. Chỉ có hai trong số ba nguyên mẫu của VVA-14 ra đời và chỉ có một chiếc từng cất cánh. Khi Bartini qua đời, vào năm 1974, dự án cũng "chết" theo ông, và nguyên mẫu thứ hai bị tháo dỡ.
Nguyễn mẫu thứ nhất, hầu như còn nguyên vẹn, được đưa tới Bảo tàng Không quân Trung ương gần Moscow vào năm 1987, nhưng trục trặc xảy ra trong quá trình vận chuyển. Máy bay bị cướp phá và hư hỏng, và sau đó cũng không được sửa chữa.
Bartini đã để lại dấu ấn to lớn trong ngành chế tạo máy bay của Liên Xô. Tuy nhiên, ông trở nên nổi tiếng chủ yếu nhờ những ý tưởng và thiết kế của mình, và chỉ một số ít trong đó thực sự trở thành hiện thực, theo Andrii Sovenko, nhà nghiên cứu về lịch sử hàng không Liên Xô.
"VVA-14 là một chiếc thuyền bay được thiết kế để cất cánh từ mặt nước lẫn mặt đất theo phương thẳng đứng, sau đó bay như một chiếc máy bay thông thường trên không, ông Sovenko nói. Năm 2005, Sovenko đã gặp Nikolai Pogorelov, trợ lý của Bartini trong giai đoạn thiết kế máy bay.
"Theo Pogorelov, Bartini là một người nhìn xa trông rộng, có đầu óc và tính cách khác thường. Dường như Bartini không phải là người của thời đại ấy mà đến từ một thời đại khác, một số người thậm chí gọi ông là người ngoài hành tinh", sử gia Sovenko cho biết.
Sinh ra ở nơi bây giờ là Croatia và chuyển đến Italy khi lớn lên, Bartini từng học chế tạo máy bay tại Milan, cũng như từng tham gia các khóa huấn luyện phi công. Năm 1923, ông sang Liên Xô sau khi phe phát xít trỗi dậy tại Italy với việc Benito Mussolini lên nắm quyền.
Ông trở thành kỹ sư hàng không trong quân đội Liên Xô. Tuy nhiên sau đó, ông bị buộc tội làm gián điệp cho Mussolini và bị quy kết là "kẻ thù của nhân dân". Khi ở trong tù, ông đã cùng Andrey Tupolev thiết kế nên oanh tạc cơ Tupolev-2, một trong những mẫu máy bay quan trọng nhất của Liên Xô trong Thế chiến II.
"Con rồng" ba đầu
Sau 8 năm ngồi tù, ông được thả và tiếp tục làm việc trong ngành hàng không tại Liên Xô. Là người có niềm đam mê mãnh liệt với máy bay, Bartini đã mường tượng trong đầu những phiên bản khác nhau của VVA-14, bao gồm một phiên bản có phao bơm hơi để hạ cánh trên mặt nước và một phiên bản khác có cánh gấp có thể hoạt động từ các con tàu trên biển.
Nguyên mẫu VVA-14 đầu tiên cất cánh vào năm 1972. Sau đó, nó được lắp thêm cầu phao và thử nghiệm nổi trên mặt nước. Từ năm 1972 đến 1975, máy bay đã thực hiện 107 chuyến bay với hơn 103 giờ bay, sử gia Sovenko cho biết.
Vẻ ngoài kỳ lạ khiến nó được đặt biệt danh là Zmei Gorynich, tên một con rồng trong truyện dân gian Nga. "Khi nhìn từ mặt đất, cũng dễ hiểu sao VVA-14 làm liên tưởng đến Zmei Gorynych: cũng có ba cái đầu, cùng một đôi cánh tương đối nhỏ", ông Sovenko nói.
Nguyên mẫu đầu tiên của VVA-14 (Ảnh: War History Online).
Nguyên mẫu thứ hai theo thiết kế sẽ được gắn động cơ để cất cánh thẳng đứng, song cuối cùng loại động cơ phù hợp vẫn chưa được nghiên cứu ra. Điều này khiến dự án bị hủy bỏ, và chiếc máy bay mẫu bị tháo rời.
Bartini đã cố gắng thổi luồng sinh khí mới vào VVA-14 bằng cách biến nó thành "ekranoplan", loại máy bay sử dụng hiệu ứng mặt đất để lướt trên mặt nước ở tốc độ cao giống như thủy phi cơ. Các cuộc thử nghiệm, chỉ được thực hiện sau khi Bartini qua đời năm 1974, đã trở thành tiền đề cho việc phát triển mẫu máy bay như vậy, đưa Liên Xô trở thành người đi đầu không thể chối cãi trong lĩnh vực này.
Dù vậy, dự án đã thất bại. Theo sử gia Sovenko, quân đội Liên Xô đã nhanh chóng nhận ra rằng khả năng chống ngầm của VVA-14 rất thấp. Nó chỉ có thể mang số lượng rất nhỏ tên lửa và những thách thức kỹ thuật khi tạo ra một phương tiện mới lạ như vậy rất lớn. Cuối cùng, quân đội Liên Xô vẫn dựa vào các máy bay thông thường cho nhiệm vụ này.
Sau này, nguyên mẫu đầu tiên của VVA-14 được vận chuyển bằng sà lan từ Taganrog ở miền nam nước Nga, nơi nó được chế tạo và thử nghiệm, đến thị trấn nhỏ Lytkarino gần Moscow. Sau khi được đưa lên bờ, nó bị bỏ mặc, rồi một phần máy bay bị phá hủy và tháo dỡ.
Đến năm 1987, máy bay được vận chuyển bằng trực thăng đến Bảo tàng Không quân Trung ương ở Monino, và vẫn ở trong tình trạng hư hỏng nặng cho đến ngày nay.
"Thực tế là một số bộ phận của máy bay đã nằm ở Monino trong 33 năm, dưới dạng sắt vụn. Tại sao ban quản lý bảo tàng không thực hiện các biện pháp để khôi phục chiếc máy bay rất thú vị này thì tôi không rõ", sử gia Sovenko nói.
Không được khôi phục
Không gian trưng bày Bảo tàng Không quân Trung ương phần lớn nằm ngoài trời, với bộ sưu tập máy bay thời Liên Xô lớn nhất thế giới. Chiếc VVA-14 ẩn mình tại một khu vực lặng lẽ thuộc phần rìa của bảo tàng.
Alexander Zarubetsky, giám đốc bảo tàng, xác nhận rằng một số bộ phận của máy bay đã mất tích.
"Năm 2012, đại diện nhà máy máy bay Taganrog, nơi chế tạo VVA-14, đã hứa sẽ giúp tìm kiếm linh kiện thay thế cho VVA-14, nhưng việc thiếu kinh phí khiến những mong muốn này chưa thành hiện thực", ông nói.
Chiếc máy bay VVA-14 tại Bảo tàng Không quân Trung ương (Ảnh: Wikimedia Commons).
Ông cho biết thêm rằng nếu nguồn kinh phí được đảm bảo, chi phí khôi phục sẽ vào khoảng 1,2 triệu USD và sẽ mất từ một đến hai năm nếu do các chuyên gia hàng không trực tiếp thực hiện tại bảo tàng.
Sử gia Sovenko nói nếu VVA-14 được lắp ráp hoàn chỉnh và thử nghiệm đầy đủ, đây sẽ là một chiếc máy bay thực sự có một không hai.
"Nó có thể cất cánh và hạ cánh theo cả phương ngang lẫn phương thẳng đứng, trên cả đất liền lẫn mặt nước. Nó có thể nổi trong một thời gian dài như một con tàu và tác chiến chống tàu ngầm. Và tất nhiên, nó có thể bay như một chiếc máy bay thông thường".
"Tính linh hoạt này là điểm nổi bật và mới lạ nhất của nó. Tuy nhiên, VVA-14 chưa bao giờ thực sự được phát huy hết tiềm năng của mình", ông Sovenko nói.
Lĩnh vực then chốt mà Trung Quốc cần hợp tác với Nga để đối trọng với Mỹ Khi cuộc khủng hoảng Ukraine ngày càng leo thang, đã có nhiều thông tin cho rằng Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang xem xét các biện pháp trừng phạt công nghệ đối với Nga, đặc biệt liên quan đến chip bán dẫn. Ông Tom Fowdy, nhà phân tích chính trị và quan hệ quốc tế, chuyên về khu vực Đông Á bình...