Quái vật biển 66 triệu năm tuổi có kiểu bơi độc nhất vô nhị trên Trái đất
Mosasaur có thể là một trong những loài bò sát đáng sợ nhất sống trong thời đại khủng long, với kích thước và hàm khổng lồ. Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy quái vật biển khổng lồ này có thể còn có một lợi thế khác đó là khả năng bơi độc đáo.
Kẻ săn mồi đỉnh cao này sống từ 65,5 – 145,5 triệu năm trước, có khả năng thực hiện một “cú đánh ngực cơ bắp” tăng thêm tốc độ lớn khi cố gắng bắt con mồi.
Hình ảnh mô phỏng lại loài mosasaur có cách bơi độc nhất vô nhị.
“Chúng tôi biết rằng các con mosasaur rất có thể đã sử dụng đuôi của chúng để vận động. Nhưng bây giờ chúng tôi nghĩ rằng chúng cũng sử dụng kết hợp chân trước và đuôi với nhau”, tác giả chính của nghiên cứu, nghiên cứu sinh tiến sĩ của Đại học Nam California Kiersten Formoso, cho biết.
Formoso nói thêm rằng, phương pháp bơi kép có thể khiến mosasaur trở nên kì lạ độc nhất trong số các sinh vật bốn chân, cả sống và tuyệt chủng.
Video đang HOT
Để có được một ý tưởng cụ thể về cách các con mosasaur bơi, các nhà nghiên cứu đã xem xét hóa thạch của plotosaurus, một chi tuyệt chủng của mosasaur. Họ cũng đã sử dụng các phép đo vòng ngực của mosasaur từ các nghiên cứu khác để đưa ra giả thuyết.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng vòng ngực của chúng không đối xứng, cho phép nó đẩy nước ra khỏi cơ thể khi nó bơi. Sử dụng cách này, cũng như cái đuôi khổng lồ của nó, mosasaur có thể bơi khoảng cách ngắn ở tốc độ cao hoặc khoảng cách xa.
Mặc dù rất khó để hiểu cơ chế sinh học của một sinh vật đã tuyệt chủng, một loài có chiều dài lên tới hơn 15m, Formoso cho biết một điều chắc chắn: “Mosasaur bơi không giống bất cứ thứ gì khác trên Trái đất”.
Khôi Nguyên
Theo Fox News
Khoáng vật bí ẩn được phát hiện trong kim cương Nam Phi
Một hạt đá duy nhất nằm bên trong một viên kim cương chứa một khoáng chất chưa từng thấy trước đây vừa được các nhà khoa học phát hiện.
Chất mới này được cho có thể tiết lộ các phản ứng hóa học bất thường xuất hiện ở lớp phủ, lớp Trái đất nằm giữa lớp vỏ và lõi ngoài của hành tinh.
Khoáng vật kì lạ mới được phát hiện.
Các nhà khoa học cho biết đã khai quật những viên kim cương từ một núi lửa ở Nam Phi được gọi là Koffiefontein. Một trong những viên kim cương được tìm thấy, các nhà khoa học phát hiện có một sự đặc biệt đó là một màu xanh lá cây kì lạ nằm trong viên kim cương này, được lấy ở độ sâu 170 km dưới lòng đất.
Họ đã đặt tên cho khoáng vật mới là "goldschmidtite" được chiết xuất từ một viên kim cương của Nam Phi, tên gọi để vinh danh nhà hóa học nổi tiếng Victor Moritz Goldschmidt.
Toàn bộ lớp vỏ của Trái đất dày khoảng 2.900 km. Áp lực và sức nóng mãnh liệt ở lớp phủ phía trên biến đổi các mỏ carbon thành những viên kim cương lấp lánh. Bằng cách phân tích các khoáng chất trong kim cương, các nhà khoa học có thể xem qua các quá trình hóa học xảy ra ở bên dưới lớp vỏ Trái đất.
Các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng, goldschmidtite có thành phần hóa học rất đặc biệt.
"Goldschmidtite có nồng độ niobi, kali, đất hiếm lanthanum và cerium cao, trong khi phần còn lại của lớp phủ bị chi phối bởi các nguyên tố khác, như magiê và sắt", đồng tác giả nghiên cứu Nicole Meyer, nghiên cứu sinh tại Đại học Alberta ở Canada, cho biết.
Kali và niobi chiếm phần lớn khoáng chất đặc biệt, có nghĩa là các nguyên tố tương đối hiếm được kết hợp với nhau và tập trung để tạo thành chất bất thường, mặc dù các nguyên tố lân cận khác có nhiều hơn.
"Goldschmidtite rất bất thường khi ở trong kim cương và cho chúng ta một bản chụp các quá trình chất lỏng ảnh hưởng đến phần rễ của các lục địa", nhà hóa học Graham Pearson, người hướng dẫn cho Nicole Meyer cho biết.
Minh Long
Theo Live Science
Chó ngao Tây Tạng giao phối với sói núi để tổn tại ở vùng núi cao Trước giờ, chó ngao Tây Tạng được biết đến là một giống chó khổng lồ sống ở những vùng núi. Đến bây giờ, chúng ta biết được, sở dĩ, giống chó này có khả năng sinh sôi phát triển ở môi trường khắc nghiệt, có nồng độ khí oxy thấp như thế là bắt nguồn từ nét đặc tính ở loài sói trong...