‘Quái kiệt’ đàn nhị Trần Văn Xâm qua đời ở tuổi 39
Trần Văn Xâm – giảng viên Khoa Âm nhạc truyền thống Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam – nghệ sĩ được mệnh danh là ‘quái kiệt’ đàn nhị vừa qua đời ở tuổi 39.
Ca sĩ Phúc Tiệp chia sẻ với VietNamNet, nghệ sĩ đàn nhị Trần Văn Xâm vừa qua đời.
“Nhớ lại thời ngày xưa tôi học cùng lớp với nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long môn âm nhạc tổng hợp, có một đoạn nhạc từ bản giao hưởng hoặc là một concerto gì đó, xong chúng tôi thi nhau ghi lại giai điệu chủ đề… Ai giỏi lắm thì được 1-2 bè. Còn Xâm ghi tối thiểu phải 3 bè trở lên. Một người em tài năng và hóm hỉnh. Tiếc thương em ấy quá”, ca sĩ Phúc Tiệp chia sẻ.
Nghệ sĩ Trần Văn Xâm quê ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 7 tuổi, mới học lớp 2, anh xếp quần áo, sách vở lên Hà Nội vào ở ký túc xá của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam để chuyên tâm học đàn.
Mê đàn đến độ anh coi cây đàn nhị như một người bạn thân. Mới học được hai tháng, Trần Văn Xâm đã chơi tốt một số bài nhạc thiếu nhi. Lần đầu tiên lên sân khấu biểu diễn, anh chơi bài Chú ếch con cho đoàn khách Pháp nghe.
Năm 2012, Trần Văn Xâm đã trải qua 4 vòng thi, vượt qua hơn 2.000 thí sinh để giành giải Nhì cuộc thi Đàn nhị quốc tế tổ chức tại Thượng Hải (Trung Quốc). Ở vòng cuối cùng, Trần Văn Xâm chơi bản Kể chuyện ngày mùa của nhạc sĩ Thao Giang viết cho đàn nhị khiến giám khảo, khán giả vỗ tay không ngớt.
Hơn 30 năm gắn bó cùng cây đàn nhị là một quãng thời gian không hề ngắn với tuổi đời 39 của nghệ sĩ Trần Văn Xâm. Hơn 30 năm qua cũng đã đủ để cho chính anh và đồng nghiệp, khán giả cảm nhận được tình yêu, lòng đam mê và nhiệt huyết anh dành cho cây đàn này.
Nhiều năm qua, bất kể cái nóng của mùa hè hay cái lạnh giá của mùa đông, mọi người dân trên tuyến phố đi bộ Hồ Gươm cuối tuần đều được nghe tiếng đàn nhị của anh cùng các học trò của mình trong nhóm Nét nhị cầm do chính anh thành lập.
Tiếng đàn vang lên ở đâu, đám đông tụ lại ở đó. Nhiều người cho rằng Nét nhị cầm là linh hồn của không gian nơi đây, họ quên đi sự mặc định về tiếng đàn “nỉ non, sầu bi” vốn đã gắn vào cây đàn nhị, chỉ còn những thanh âm lúc dìu dặt tha thiết, lúc vui tươi rộn ràng…
Sau những phút thăng hoa, sáng tạo lan tỏa tiếng đàn nhị trên mọi sân khấu lớn nhỏ, người nghệ sĩ giản dị này lại trở về với vị trí người gìn giữ, truyền lửa tới những thế hệ học trò tiếp theo.
Giữa biết bao loại hình âm nhạc đang phát triển, giữa những thanh âm hiện đại, tiếng đàn nhị vẫn vang lên đầy say mê từ những người trẻ như minh chứng cho sự sống mạnh mẽ của cây đàn độc đáo này cũng như những nỗ lực mà Trần Văn Xâm đã bền bỉ gìn giữ và phát huy, gửi gắm qua từng bài giảng…
‘Đất nước trọn niềm vui, Giai điệu tự hào’ – Trần Văn Xâm:
‘Xâm bị ung thư nhưng giấu, sống rất lạc quan cho tới khi mất’”Bạn bè âm nhạc ai đã biết thì hầu như đều trọng tiếng đàn của Xâm”, nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long bày tỏ.
NSƯT Mỹ An qua đời
NSƯT Mỹ An đã cống hiến cả đời cho sự nghiệp nghệ thuật và đào tạo thế hệ ca sĩ trẻ của TP HCM nói riêng và cả nước nói chung
NSƯT giảng viên Thanh nhạc Mỹ An
Chị Đẹp - người cháu chăm sóc giảng viên thanh nhạc, NSƯT Mỹ An - thông tin bà qua đời lúc 2 giờ ngày 28-7 tại nhà riêng.
"Bà nhập viện điều trị nhiều chứng bệnh nền tại Bệnh viện 175, nhưng do tuổi già sức yếu, không chống chọi nổi bệnh tật, bà bị hôn mê, được đưa về nhà từ mấy tháng trước. Cũng may con gái của bà ở nước ngoài đã về kịp thời và chăm sóc mẹ những ngày cuối đời" - chị Đẹp kể.
GS Ca Lê Thuần và NSƯT Mỹ An
NSƯT Mỹ Anh tên thật là Ngô Thị Liễu, sinh ngày 15-11-1943 tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 15 tuổi, bà theo gia đình tập kết ra Bắc. Sau khi tốt nghiệp Nhạc viện, bà vào chiến khu tham gia Đài Phát thanh Giải phóng, biểu diễn văn nghệ phục vụ cán bộ - chiến sĩ miền Nam. Bà được giới chuyên môn đánh giá cao về chất giọng trữ tình, truyền cảm.
Giới chuyên môn đánh giá cao tài năng của NSƯT Mỹ An và tinh thần lao động nghệ thuật bền bỉ. NSƯT Lê Thiện đã từng nhận xét NSƯT Mỹ An có giọng hát điêu luyện, cách hát đầy nhiệt huyết mang ngữ điệu miền Nam rất ấn tượng. "Thời đó chúng tôi tập kết ra miền Bắc, nghe chị Mỹ An hát đã thấy tự hào vì giọng hát miền Nam đầy khí thế của chị" - NSƯT Lê Thiện chia sẻ.
Chương trình "Mai Vàng nhân ái" đã đến thăm NSƯT Mỹ An
Thời kỳ tham gia đài phát thanh, NSƯT Mỹ An gặp gỡ, cảm mến rồi lập gia đình với Giáo sư - nhạc sĩ Ca Lê Thuần - một trong những nhà soạn nhạc và nghiên cứu âm nhạc nổi tiếng.
Sau ngày đất nước thống nhất, NSƯT Mỹ An được cử sang tu nghiệp tại Bulgaria rồi trở về quê nhà tham gia gây dựng khoa Thanh nhạc Nhạc viện TP HCM với vị trí Phó khoa.
NSƯT Mỹ An và GS Ca Lê Thuần (ảnh Nguyễn Á)
NSƯT Mỹ An được xem là cánh chim đầu đàn của Khoa Thanh nhạc và là giảng viên kỳ cựu của Nhạc viện TP HCM. Bà đã từng đào tạo nhiều ca sĩ tên tuổi của phía Nam như: NSND Tạ Minh Tâm, NSƯT Vân Khánh, Anh Bằng, Ngọc Tuyền, Lam Trường, Đan Trường, Thu Minh, Thanh Thảo, Nguyễn Phi Hùng, Thu Giang, Thanh Thủy, Thu Thủy, Cao Thúy Vy, Lương Chí Cường, Việt Quang...
Chị Đẹp - người chăm sóc NSƯT Mỹ An những năm tháng cuối đời
NSƯT Mỹ An từng thực hiện bản ghi âm "Bài ca người nữ tự vệ Sài Gòn". Bài hát sáng tác năm 1968, sau chiến dịch Mậu Thân, với phần lời của liệt sĩ - nhà thơ Lê Anh Xuân (cũng là em trai của Giáo sư - nhạc sĩ Ca Lê Thuần - PV). Bản thu thực hiện khoảng đầu 1970 với sự thể hiện của NSƯT Mỹ An thời trẻ cùng dàn nhạc đài Phát thanh Giải phóng.
Từ khi Giáo sư - nhạc sĩ Ca Lê Thuần qua đời, bà ở với chị Đẹp, con gái thì đang sinh sống tại Bỉ.
Cách đây không lâu, chương trình "Mai Vàng nhân ái" đã đến thăm NSƯT Mỹ An. Bà đã gửi lời nhắn nhủ đến các thế hệ học trò hãy nỗ lực làm đẹp vườn hoa nghệ thuật và nêu cao tinh thần lao động vì một nền văn hóa - nghệ thuật giàu tính nhân văn của dân tộc.
Thông tin tang lễ cựu thành viên Zero9 vừa đột ngột qua đời ở tuổi 26 Thông tin Win - thành viên nhóm nhạc Zero9 qua đời ở tuổi 26 khiến nhiều người bất ngờ. Hiện, gia đình chưa thông tin về nguyên nhân Win ra đi. Ca sĩ Dương Trí Nghĩa (Han) báo tin, Win (tên thật là Hồ Minh Tuấn) - thành viên cùng nhóm nhạc Zero9 qua đời vào sáng 9/5, hưởng dương 26 tuổi. Gia...