Quai bị có bị sốt không? Làm thế nào để hạ sốt quai bị nhanh nhất
Quai bị có bị sốt không? Tại sao có người bị quai bị thì sốt, nhưng cũng có người lại không? Làm thế nào để có thể hạ sốt nhanh nhất khi mắc quai bị?
Quai bị là bệnh không nguy hiểm nhưng phiền toái và nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại những biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các triệu chứng khi mắc quai bị. Vậy quai bị có bị sốt không? Nếu bị sốt thì cần làm cách nào để hạ sốt nhanh nhất? Những thông tin cần thiết sẽ được cung cấp trong nội dung bài viết dưới đây!
1. Bệnh nhân quai bị có bị sốt không?
Triệu chứng của bệnh quai bị trong giai đoạn toàn phát thường có những hiện tượng như: Sốt cao từ 38 đến 39 độ C, nôn ói, đau đầu, đau cơ… Nhưng thực tế cũng có những bệnh nhân không bị sốt và những triệu chứng trên. Thậm chí có nhiều người mắc quai bị nhưng tuyến mang tai cũng không nổi hạch.
Được biết, không sốt cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến chứng do bệnh quai bị gây ra. Bởi khi không có các biểu hiện của bệnh, nên người bệnh chủ quan để bệnh qua đi mà không hay biết, mất cảnh giác và đề phòng được bệnh.
Thông thường bệnh quai bị sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày, hết hẳn sau 3 đến 4 ngày. Lúc này tuyến nước bọt cũng hết sưng trong khoảng 8 đến 10 ngày.
Vậy quai bị có bị sốt không thì câu trả lời là tùy cơ địa từng người. Nhưng đa số người bệnh đều có biểu hiện sốt cao 38 đến 39 độ trong giai đoạn khởi phát của bệnh.
2. Cách hạ sốt khi mắc quai bị nhanh chóng và hiệu quả nhất
Hiện nay, quai bị chưa có thuốc đặc trị. Vì thế khi có biểu hiện sốt khi mắc quai bị. Thì nên sử dụng thuốc hạ sốt (paracetamol, ibuprofen), hoặc cũng có thể sử dụng thuốc an thần nhẹ. Các loại vitamin nhóm B, C.
Uống nước cam là một trong những cách hạ sốt quai bị hiệu quả nhất (Ảnh: Internet)
Hoặc uống nước chanh, cam, ăn lỏng. Nằm nghỉ tại giường, cũng như hạn chế đi lại trong thời gian còn sốt, còn sưng tuyến mang tai (Trong khoảng từ 7 đến 8 ngày đầu tiên). Đặc biệt, phải cách ly với người xung quanh và ăn uống riêng bát đũa, tối thiểu 10 ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khăn thấm nước ấm lau khắp cơ thể người bệnh. Làm như vậy không những đảm bảo vệ sinh mà còn có thể hạ sốt một cách vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên không nên hạ sốt lau người bằng nước lạnh, kẻo lại bị sốt cao hơn.
Hoặc có thể đắp khăn ấm lên hai bên má, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Đồng thời, người bệnh nên uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể bị mất nước khi sốt cao. Tốt nhất nên uống nước ấm ở nhiệt độ 30 độ C, không nên uống nước quá lạnh, hoặc quá nóng bạn nhé.
3. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Video đang HOT
Như đã nói ở trên, đa số người bệnh đều có biểu hiện sốt cao. Nhưng cũng có khoảng người bệnh không có biểu hiện sốt. Vì thế, bạn nên đi thăm khám khi có các biểu hiện như:
Bạn cần đi khám bác sĩ khi có những dấu hiệu nặng hơn (Ảnh: internet)
- Đau đầu dữ dội.
- Bị cứng cổ.
- Co giật.
- Rất buồn ngủ.
- Không còn minh mẫn, không làm chủ được hành động.
- Đau, sưng tinh hoàn.
- Đau bụng…
Nếu gặp những tình huống trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh. Cũng như cách dùng thuốc, và có những lời khuyên thích hợp nhất.
Người bị quai bị không tự ý sử dụng kháng sinh
Người bệnh hay người nhà tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho mọi thể bệnh quai bị.
Bởi vì quai bị do virus gây ra nên nó không đáp ứng với kháng sinh, trừ trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn. Hoặc bạn có thể tiến hành tiêm vắc xin quai bị cho những người sống tại ổ dịch. Nhất là với trẻ em, người vị thành niên để phòng bệnh.
Đọc thêm bài viết: Tìm hiểu về virus gây bệnh quai bị và khả năng lây lan bệnh
4. Nên ăn gì để hạ sốt do bệnh quai bị gây ra?
Thông thường người bệnh sẽ sốt cao, sưng đau tuyến nước bọt. Vì thế việc ăn uống của người bệnh cũng trở nên khó khăn hơn. Người nhà bệnh nhân cần chuẩn bị những món ăn ở dạng lỏng, đầy đủ chất dinh dưỡng như: Canh trứng, ngó sen, gạo tẻ…
Ăn những món ăn dạng lỏng, đầy đủ chất sinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe cho người bệnh (Ảnh: internet)
Ngoài ra, hệ tiêu hóa của người bệnh trong thời gian này cũng khá nhạy cảm. Nên người nhà của bệnh nhân cũng cần lưu ý điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày sao cho phù hợp nhất. Chia nhỏ thực đơn thành nhiều bữa trong ngày, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi… Những món ăn chế biến từ đậu như: đậu xanh, đậu tương nhưng phải ninh nhừ cho người bệnh ăn mỗi ngày.
Sau khi ăn từ 3 đến 5 ngày người bệnh sẽ nhanh chóng giảm sốt và tiến triển bệnh cũng thuyên giảm nhanh hơn.
Cùng với đó, nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng. Giúp hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn trong khoang miệng và tránh khô miệng.
Mặc dù, căn bệnh này lành tính nhưng nếu không biết cách chăm sóc đúng cách, thì rất có thể sẽ để lại những biến chứng xấu trong tương lai. Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi quai bị có bị sốt không? Và những cách giảm sốt hiệu quả nhất khi bị quai bị, lúc nào cần đến sự tham vấn, thăm khám của bác sĩ.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe bản thân và người nhà khi không may mắc phải căn bệnh này.
Tìm hiểu thời gian ủ bệnh quai bị và khởi phát bệnh
Ngay cả khi chưa có triệu chứng điển hình, người nhiễm virus quai bị cũng có thể lây bệnh cho người khác. Vì vậy, hiểu biết về thời gian ủ bệnh và phát bệnh của quai bị là điều cực kì cần thiết.
Tất cả những đối tượng chưa có miễn dịch với quai bị đều có thể mắc căn bệnh này. Quai bị thường xảy ra ở lứa tuổi trẻ em độ tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, không loại trừ người lớn cũng có khả năng mắc quai bị.
Để tránh lây lan thành dịch trong cộng đồng, hiểu biết về thời gian ủ bệnh quai bị cũng như thời kì phát bệnh là rất quan trọng.
1. Thời gian ủ bệnh quai bị kéo dài bao lâu?
Các bác sĩ và các nghiên cứu cho biết thời gian ủ bệnh quai bị thường kéo dài, khoảng từ 12 - 25 ngày, trung bình khoảng 18 ngày. Ổ chứa và nguồn truyền nhiễm của căn bệnh này chính là người.
Trong đó, nguồn lây lan, truyền nhiễm bệnh quan trọng nhất là những bệnh nhân mắc quai bị trong giai đoạn khởi phát. Các thống kê cho thấy trong ổ dịch, thường cứ 1 bệnh nhân quai bị lâm sàng thì có khoảng từ 3-10 người mang virus lành. Những đối tượng này chủ yếu là người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời gian ủ bệnh quai bị và phát bệnh.
Điều đáng chú ý là trong thời gian ủ bệnh quai bị, người bệnh thường không có triệu chứng bệnh rõ ràng.
Các thống kê cho thấy trong ổ dịch, thường cứ 1 bệnh nhân quai bị lâm sàng thì có khoảng từ 3-10 người mang virus lành - Ảnh Internet
2. Quá trình khởi phát bệnh quai bị diễn ra như thế nào?
Dựa vào vị trí tổn thương bệnh, quai bị có thể phân loại thành nhiều thể. Cụ thể, quai bị được phân chia thành các thể sau: Viêm tuyển nước bọt mang tai; Viêm tinh hoàn; Viêm buồng trứng; Viêm cơ tim; Viêm não; Viêm màng não.
Trong đó, hai thể phổ biến và thường gặp nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai và viêm tinh hoàn. Các thể còn lại ít gặp trên lâm sàng.
Ở mỗi thể, thời gian ủ bệnh quai bị cũng như thời gian phát bệnh quai bị là khác nhau và có những dấu hiệu tương ứng.
Viêm tuyến nước bọt mang tai
Viêm tuyến nước bọt mang tai là thể điển hình hay gặp nhất của bệnh quai bị. Thể này chiếm khoảng 70% các thể có khu trú rõ. Theo đó, thời gian ủ bệnh quai bị ở thể này trung bình từ 18-21 ngày. Sau đó là đến giai đoạn khởi phát bệnh.
Triệu chứng của giai đoạn phát bệnh là người bệnh sẽ bị sốt 38-39 độ kèm theo các dấu hiệu cụ thể như đau đầu, đau mỏi toàn thân, ăn ngủ kém. Thời kỳ tiếp theo là giai đoạn toàn phát bệnh. Sau khi người bệnh sốt từ 24-48 giờ sẽ xuất hiện dấu hiệu viêm tuyến mang tai.
Bệnh nhân ban đầu sưng một bên, sau 1-2 ngày tiếp theo sưng tiếp bên còn lại. Kèm theo đó là da vùng má bị sưng căng, bóng, không đỏ, ấn không lõm, sờ vào nóng, đau, nước bọt ít và quánh.
Thời gian ủ bệnh quai bị ở thể viêm tuyến nước bọt mang tai là từ 15-21 ngày - Ảnh Internet.
Viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn là thể thường gặp thứ hai sau thể viêm tuyến nước bọt mang tai. Đây là thể bệnh quai bị thường hay gặp ở những đối tượng là nam giới đang ở tuổi dậy thì hoặc đã trưởng thành. Thể bệnh viêm tinh hoàn thường bị một bên, ít gặp cả hai bên.
Các bác sĩ cho biết viêm tinh hoàn thường xuất hiện sau viêm tuyến nước bọt và xuất hiện sau khi các triệu chứng viêm tuyến nước bọt đã dịu đi. Thời kỳ phát bệnh thường vào ngày thứ 5 - 10 của bệnh thấy sốt xuất hiện trở lại hoặc tình trạng sốt tăng lên.
Ngoài ra bệnh nhân có thể buồn nôn, nôn. Kèm theo đó là dấu hiệu tinh hoàn bị đau, nhất là khi đi lại và to gấp 2-3 lần bình thường, sờ vào thấy chắc, da bìu có thể căng đỏ.
Điều đáng lưu ý là tình trạng này thường kéo dài khoảng 3 - 7 ngày thì giảm bớt. Sau khoảng thời gian là 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có bị teo hay không. Nguy hiểm hơn nếu bị teo tinh hoàn cả 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao. Nếu không bị teo, quá trình sinh tinh có thể dần trở về bình thường.
Do đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân trước những biến chứng nguy hiểm của quai bị thì bạn cần nắm rõ thời gian ủ bệnh để quá trình phòng tránh diễn ra hiệu quả.
Quai bị ở bà bầu: Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh qua từng giai đoạn Quai bị ở bà bầu khá hiếm gặp nếu bạn đã tiêm vaccin phòng bệnh trước khi mang thai. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn, nếu sức đề kháng của bạn bị suy giảm thì hoàn toàn có thể bị quai bị trong thời kỳ mang thai. Tìm hiểu các dấu hiệu đặc trưng để phát hiện bệnh sớm. Quai bị...