Quá vui vì đội nhà thắng Jordan, fan Việt dám “troll” cả đội bạn nhờ chỉnh sửa website Wikipedia
Một hành động không đẹp của cổ động viên Việt Nam sau trận đấu với Jordan đã xuất hiện trên Internet đêm qua, rất may nó đã được khắc phục cho tới sáng nay.
Tối qua, chúng ta lại được tiếp tục chứng kiến một trong những đêm đi bão không ngủ của biết bao cổ động viên cuồng nhiệt từ mọi miền Tổ quốc. Kẻ thắng người thua âu cũng là chuyện thường tình trong bóng đá, Jordan cũng đã phải về nước tâm phục khẩu phục Việt Nam. Thế nhưng, mọi chuyện dường như chưa dừng lại ở đó với những màn thể hiện quá khích tới từ những cổ động viên.
Cụ thể, một hình ảnh chụp màn hình đang dần được lan truyền trên mạng xã hội Facebook từ đêm đã khiến nhiều người khá bất ngờ: Thông tin về quốc gia Jordan trên Wikipedia (bách khoa toàn thư mở của Internet) bỗng xuất hiện dòng chữ “Đã thua Việt Nam ở Asian Cup 2019″.
Thực ra, việc chỉnh sửa câu chữ trên Wikipedia là điều hoàn toàn dễ dàng vì đây là một bách khoa toàn thư mở, đúng tính chất công cộng cho mọi người cùng có thể viết bài và đóng góp thông tin bằng nhiều loại ngôn ngữ. Dù vậy, hình thức và tính năng tự do này cũng gây nên sự tai hại của riêng nó khi những quan điểm một chiều có thể bị thêm vào, gây ra rất nhiều mâu thuẫn ở nhiều thành phần độc giả; hoặc tin tức sẽ bị phá hoại, bóp méo và không bao gồm các chủ đề, ý kiến xác thức.
Chính Wikipedia cũng tự nhận thức được điều này, nhưng hiện tại vẫn chưa có cách nào giải quyết triệt để ngoài việc liên tục khuyến khích cộng đồng Internet chỉ nên đóng góp quan điểm trung lập, khách quan. Trong trường hợp vẫn có vấn đề gì quá đà xảy ra, họ sẽ làm việc thật nhanh để sửa lại thông tin cho chính xác, gần như không thể biết trước mà ngăn chặn từ đầu.
Video đang HOT
Được biết, thông tin bị chỉnh sửa trên Wikipedia về Jordan đã xuất hiện rất nhanh, gần như ngay sau khi trận đấu kết thúc (khoảng gần 21h tối). Dưới phần bình luận, một số người khác có vào kiểm tra Wikipedia cùng lúc thì thấy hiện lên dòng thông báo đã bị chỉnh sửa bởi một người dùng:
Thời gian chỉnh sửa được ghi lại là 12:37 có lẽ được tính theo giờ bản địa đặt server của Wikipedia, không phải giờ Việt Nam.
Tính tới thời điểm hiện tại (sáng 21/1 theo giờ Việt Nam), thông tin trên đã được bỏ đi và sửa lại một cách khách quan nhất như cũ.
Tình trạng sửa thông tin trên Wikipedia trước đây cũng đã từng xảy ra một vài lần, không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các nước khác trên thế giới. Rất nhiều người cũng đang lên án hành động thiếu suy nghĩ, vô trách nhiệm này của một bộ phận fan quá khích.
Đặc biệt, những trận cầu càng hot và kinh điển, thu hút sự chú ý của hàng triệu người thì càng dễ lặp lại thói quen xấu trên. Danh thủ siêu sao Messi cũng từng rơi vào tình cảnh đó vì fan cay cú sau một vài dịp trận “ El Clasico” (Barcelona vs. Real Madrid) hoặc thi đấu nhạt nhòa dưới màu áo Argentina.
Theo Tri Thuc Tre
Wikipedia dùng Google Translate để dịch bài ra nhiều ngôn ngữ hơn
Để thực hiện mục tiêu của Wikipedia là làm cho mọi người tiếp cận được kiến thức về thế giới, Wikimedia Foundation thông báo rằng họ hợp tác với Google để tận dụng các kỹ năng dịch của AI.
Ảnh minh họa. (Nguồn: MobileSyrup)
Mục tiêu của Wikipedia là làm cho mọi người trên hành tinh có thể tiếp cận được kiến thức về thế giới, và để thực hiện mục tiêu này, Wikimedia Foundation (điều hành Wikipedia) thông báo rằng họ hợp tác với Google để tận dụng các kỹ năng dịch thuật trí tuệ nhân tạo (AI).
Google Translate sẽ tích hợp vào công cụ dịch thuật nội bộ miễn phí của Wikipedia, được thêm vào như một tùy chọn cùng với công cụ dịch mã nguồn mở Apertium - sử dụng để dịch khoảng 400.000 bài viết Wikipedia cho đến nay.
Trong cả hai công cụ dịch, phần mềm thực hiện bước đầu tiên trong việc dịch một bài viết trước khi một biên tập viên bước vào để sửa chữa bất kỳ sai lầm dịch thuật nào.
Việc bổ sung sức mạnh AI của Google cho dịch thuật bài viết khiến Wikipedia có thể xử lý thêm nhiều hơn 15 ngôn ngữ so với Apertium đang thực hiện.
Những ngôn ngữ phụ này bao gồm Zulu, Hausa, Kurdish (Kurmanji) và Yoruba. Đây có thể không phải là ngôn ngữ được biết đến nhiều nhất trên trường thế giới, nhưng rõ ràng, điều đó không hề làm giảm tầm quan trọng của chúng đối với những người đang sử dụng chúng. Ví dụ, Zulu được nói bởi khoảng 12 triệu người, nhưng chỉ có khoảng 1.000 bài viết Wikipedia có sẵn bằng ngôn ngữ này.
Trong mục Câu hỏi thường gặp, Wikimedia Foundation đã trả lời những lo lắng mà một số biên tập viên có thể có về mối quan hệ đối tác, lưu ý rằng không có dữ liệu cá nhân nào được chia sẻ với Google, nội dung được dịch sẽ vẫn có sẵn miễn phí theo giấy phép commons sáng tạo (như tất cả các bài viết trên Wikipedia) và sẽ không có thương hiệu Google được thêm vào trang web.
Thỏa thuận chỉ có một năm và sau đó sẽ được đánh giá lại và Wikimedia Foundation có thể chấm dứt bất cứ lúc nào.
Điều quan trọng, tất cả các bản dịch được tạo theo cách này sẽ được cung cấp miễn phí cho công chúng. Điều đó có nghĩa là chúng có thể được sử dụng để cải thiện các công cụ dịch thuật khác, bao gồm cả phần mềm nguồn mở như Apertium.
Theo VietNamPlus
Wikipedia: 'Google là dịch vụ dịch văn bản nhanh nhất thế giới' Từ chỗ chỉ triển khai hoạt động phi lợi nhuận, bao gồm hệ thống tự dịch băn bản, Wikipedia nay đã hợp tác với Google để tăng tốc độ, chính xác, cũng như mở rộng 'bách khoa toàn thư' của họ sang nhiều ngôn ngữ mới. Trong nhiều năm, trang thông tin Wikipedia đã phát triển thành một bách khoa toàn thu với...