Quả vả là gì? 3 món ăn thơm ngon ‘nức mũi’, tốt cho sức khỏe từ quả vả
Cùng Emdep.vn học cách làm các món ngon từ quả vả. Tuy bình dị nhưng lại vô cùng hấp dẫn.
Quả vả là một loại cây thuộc họ dâu tằm và có họ hàng với sung. Quả vả chứa nhiều vitamin A, B và khoáng chất như phốt-pho, can-xi, chất sắt và ma-giê. Pectin, một chất xơ hòa tan có trong trái vả, giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
Nguyên liệu:
5 quả vả
Tôm: 100gr
Thịt nạc: 100gr
Hành lá: 2 cây
Hành khô: 1 củ
Rau răm
Vừng, lạc rang
Bánh đa nướng ăn kèm
Gia vị: muối, đường
Quả vả trộn tôm thịt
Sơ chế:
Tôm cắt bớt râu rửa sạch rồi cũng đem luộc chín. Sau đó bóc bỏ vỏ, nếu con to thì chẻ đôi.
Thịt nạc lợn rửa sạch chần sơ qua rồi thái miếng mỏng, để gọn từng nguyện liệu ra đĩa.
Hành khô bóc vỏ băm nhỏ
Hành lá, rau răm nhặt bỏ lá già, úa rồi rửa sạch sau đó cắt khúc ngắn.
Cách chế biến:
Bước 1:
Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành khô rồi cho thịt vào đảo đều, thêm tôm vào xào cùng. Khi thịt chín tới thì thêm gia vị đường, muối vào nếm sao cho vừa ăn.
Bước 2:
Khi thịt và tôm đã chín cho quả vả vào đảo cùng, đun thêm khoảng 3 phút nữa thì cho hành lá, rau răm thái nhỏ, vừng và lạc rang vào trộn đều, tắt bếp.
Video đang HOT
Bước 3:
Cho vả trộn ra đĩa và ăn kèm bánh đa nướng và nước mắm chua cay vô cùng hấp dẫn.
Bẻ lát bánh tráng, xúc một miếng vả trộn, chấm vào chén nước mắm và thưởng thức. Bánh tráng giòn rụm khi thưởng thức cùng với cái vị bùi bùi của vả, hương thơm của các loại rau, thịt hòa cùng nước chấm đậm đà đem lại cảm giác thích thú, ngon miệng cho người ăn.
Nguyên liệu:
Vả: 10 quả
Thịt heo 300 gr
Chanh: 1 trái
Hành lá: 4 cây
Dầu ăn: 1 ít
Nước mắm: 1 muỗng cà phê
Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ tiêu/ hạt nêm/ bột ngọt)
Quả vả kho thịt
Sơ chế nguyên liệu:
Đầu tiên gọt sạch vỏ của quả vả rồi cắt miếng vừa ăn. Sau đó, ngâm phần vả này vào hỗn hợp nước chanh và muối để vả không bị thâm đen.
Kế tiếp, rửa sạch thịt heo rồi cắt miếng nhỏ vừa ăn.
Cách thực hiện:
Bước 1:
Cho vào tô phần thịt vừa sơ chế, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 ít đầu hành lá cắt nhỏ. Trộn đều hỗn hợp và ướp 20 phút cho thịt thấm gia vị.
Bước 2:
Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 ít dầu ăn rồi đun nóng. Kế đến, đổ phần thịt đã ướp vào rồi xào với lửa vừa đến khi thịt săn lại.
Bước 3:
Cho vào phần vả đã sơ chế, 1 ít nước vừa đủ ngập mặt thịt rồi nấu lửa vừa đến khi thịt và vả chín mềm.
Bước 4:
Kế tiếp, cho vào thêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, đảo đều nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Cuối cùng, múc hỗn hợp thịt kho ra tô, rắc hành lá cắt nhỏ lên mặt là có thể thưởng thức.
Canh giò heo hầm vả
Nguyên liệu:
Giò heo: 1 cái
Vả: 10 quả
Hành tím: 2 củ
Hành lá: 2 nhánh
Dầu ăn: 1.5 muỗng canh
Nước mắm: 1 muỗng cà phê
Gừng: 1 củ
Muối hạt: 1 ít
Gia vị thông dụng: 1 ít (Muối/ bột ngọt/ hạt nêm)
Canh giò heo hầm quả vả
Sơ chế:
Chân giò heo bạn mang rửa sạch, cắt thành từng khoanh tròn. Bắc nồi lên bếp, cho chân giò vào nồi nước để luộc sơ sau đó rửa sạch rồi đổ bỏ nước luộc đó.
Quả vả bạn gọt vỏ, sau đó ngâm với nước muối cho sạch nhựa rồi cắt từng quả thành 4 miếng đều nhau.
Cách thực hiện:
Bước 1:
Bắc nồi lên bếp, cho 1.5 muỗng canh dầu ăn vào nồi, đun sôi với lửa vừa rồi thả 2 quả hành tím đã thái mỏng vào phi thơm. Sau đó, thả phần vả đã thái vào xào sơ, nêm vào nồi 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm, đảo đều cho vả thấm gia vị.
Bước 2:
Tiếp đến, bạn tiếp tục cho giò heo vào và đảo đều khoảng 5 phút cho chân giò thấm vị rồi cho nước vào nồi đến khi ngập mặt chân giò.
Bước 3:
Hầm giò heo với vả trong khoảng 30 phút cho tới khi chín mềm thì tắt bếp. Nêm 1/2 muỗng cà phê bột ngọt vào, nêm lại một lần nữa cho vừa ăn rồi rắc hành lá lên, múc ra tô.
Món giò heo hầm vả sau khi chín có màu sắc bắt mắt, vị mềm béo đặc trưng của chân giò heo hầm kết hợp với thơm thơm bùi bùi của quả vả sẽ làm cho bữa cơm hằng ngày của gia đình bạn thêm bắt vị lắm đây.
Chúc bạn thành công!.
Mẹ đảm 8X mách thực đơn cả tuần toàn món ngon, tham khảo ngay để đỡ phải nghĩ 'hôm nay ăn gì'
Đối với chị Trang, nấu ăn là đam mê nên việc vào bếp không phải là nhiệm vụ mà là niềm vui thật sự và chị muốn truyền cảm hứng này đến với các chị em nội trợ.
Đới với người Việt Nam, cơm gia đình chính là bữa cơm kết nối yêu thương giữa các thành viên trong một nhà. Bữa cơm sẽ trọn vẹn hơn nhất là khi mỗi người trong gia đình dành tình cảm cho nó. Hiểu được giá trị tinh thần này nên chị Quỳnh Trang (năm nay 37 tuổi, hiện sinh sống và làm việc ở TP. Buôn Ma Thuột) vẫn luôn cố gắng sắp xếp vào bếp thực hiện nên những mâm cơm ngon mỗi ngày dù bận công việc đến mấy.
Đối với chị, nấu ăn là đam mê nên việc vào bếp không phải là nhiệm vụ mà là niềm vui thật sự và chị muốn truyền cảm hứng này đến với các chị em nội trợ.
Chị chia sẻ: "Mâm cơm thông thường của mình làm cho 4 người ăn, 2 vợ chồng và 2 con nhỏ. Mỗi bữa ăn có giá dao động từ 150-200 nghìn đồng và thấp nhất là vài chục nghìn, chi phí duy trì cho 1 mâm cơm là 150 nghìn đồng. Mình cũng thường xuyên lên chi phí cho mỗi bữa cơm".
Chị Trang cho biết, một số chị em thường nghĩ nấu ăn cho chồng con là trách nhiệm mà không cảm nhận được niềm vui, sự hứng thú khi mang đến bữa cơm hấp dẫn cho người thân. Tiêu chuẩn bữa cơm hiện đại cũng khác ngày xưa. Trong đó, những món ăn không những ngon mà còn phải trang trí đẹp mắt, ưu tiên thực phẩm lành mạnh không gây hại cho sức khỏe. Khi đi chợ thì chị luôn cân đối các món ăn sao cho có đầy đủ dinh dưỡng và để mỗi bữa cơm sẽ có đầy đủ món mặn, món xào, canh rau. Đặc biệt bữa cơm nhà chị không bao giờ thiếu các loại củ quả và trái cây.
Thông thường sau khi đi chợ về chị Trang sẽ sơ chế và phân chia thức ăn vào các hộp cất vào tủ lạnh để tiện chế biến. Thời gian chế biến và nấu nướng khoảng 40-60 phút là xong mỗi bữa, nếu hôm nào bày vẽ và làm nhiều món cầu kỳ thì mất hơn 60 phút.
Bí quyết nấu ăn nhanh của mẹ đảm này là chuẩn bị trước giờ nấu nên chị đã lên thời khóa biểu và kế hoạch trước thời gian chế biến món ăn (ví dụ như muốn ăn món gì nên viết ra và note lại vào điện thoại để hôm sau đi chợ tiết kiệm thời gian hơn). Chị thường tận dụng thời gian kho thịt, cá, những món hầm.... để bóc hành, tỏi, sả... xay sẵn cho vào hộp để tủ mát hay tủ đông dùng vào việc ướp món ăn. Chính vì thế khi bắt tay vào nấu nướng sẽ tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
Bây giờ siêu thị tiện lợi rất nhiều và ở chợ thì có vô vàn thực phẩm phong phú tươi ngon đa dạng không thể thiếu, nên chị có thể lựa chọn và chế biến các món ăn mình thích vừa nhanh vừa tiết kiệm.
"Mình học nấu ăn từ mẹ, mẹ là người truyền cảm hứng cho mình. Từ khi sinh con đầu, bắt đầu đến tuổi ăn dặm mình đã nghiên cứu và tìm tòi thêm công thức nấu cho con, rồi cuốn vào bếp núc lúc nào không hay. Đối với mình chồng và con là nguồn động lực để mình làm ra những bữa ăn ngon mỗi ngày.
Ở Việt Nam nói chung thì có câu 'Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm'. Tổ ấm ở đây được hiểu như những bữa cơm, những món ăn ngon, là sự gắn kết mọi người với nhau nơi có sự quan tâm chăm sóc, chở che. Và để gia đình đúng nghĩa là tổ ấm, vai trò của người phụ nữ vô cùng lớn lao, phụ nữ phải người vợ hiền, người mẹ chu toàn chăm lo chồng con" - chị chia sẻ.
Chủ nhân của những mâm cơm ngon mắt trên chính là chị Quỳnh Trang (năm nay 37 tuổi, hiện sinh sống và làm việc ở TP. Buôn Ma Thuột).
Gái đảm vào bếp làm cơm trưa cho 2 vợ chồng đi làm, chia sẻ bí quyết nấu ăn 'nhàn tênh' Không chỉ nấu đa dạng món ăn, đầy đủ dinh dưỡng mà các hộp cơm của cô nàng này còn có giá khá phải chăng. Bạn thường chuẩn bị những món ăn gì trong hộp cơm trưa mang đến văn phòng? Dùng đồ ăn đơn giản hay đầy đủ các món dinh dưỡng? Dù là người vụng về hay khéo léo nấu ăn...