Quá trình tịnh thân đau đớn của thái giám Trung Hoa
Để trở thành những người đàn ông hầu hạ vua chúa và phi tần trong cung, thái giám phải trải qua quá trình tịnh thân, tức cắt bỏ bộ phận sinh dục, vô cùng đau đớn.
Tượng đá mô tả quá trình tịnh thân, hay còn gọi là cắt bỏ bộ phận sinh dục nam ở Trung Quốc. Ảnh: Morning Post
Theo Morning Post, sử sách Trung Quốc ghi rằng, những người đàn ông hầu hạ trong cung vào trước đời nhà Tần (trước năm 221 TCN) và Tây Hán (202 TCN – 8) không nhất thiết phải là hoạn quan. Từ thời Đông Hán (25-220) trở đi, họ mới bị ép phải cắt bỏ bộ phận sinh dục, trở thành hoạn quan nhằm tránh phát sinh quan hệ với phụ nữ chốn cung đình.
Xuất thân của thái giám có thể là những người tự nguyện, người bị phạt, bị cống nạp, thậm chí bị lừa bán. Trải qua quá trình tuyển chọn, họ bị ép phải tịnh thân mới chính thức trở thành thái giám.
Thời cổ đại, có hai nơi chuyên phẫu thuật tịnh thân cho nam giới là “Nội vụ phủ” trong cung và “Cơ sở chuyên tịnh thân” bên ngoài. Dưới triều Thanh, “Thận Hình Ti” là tên gọi để chỉ bộ phận trong cung chuyên thực hiện quá trình này.
Tịnh sư là tên gọi của những người hành nghề tịnh thân. Đây là nghề hái ra tiền bởi quá trình thực hiện vô cùng đau đớn và tỉ lệ tử vong rất cao, đòi hỏi kỹ thuật cao.
Loại dao chính dùng để cắt bỏ bộ phận sinh dục làm từ hợp kim vàng và đồng để tránh nhiễm trùng, trước khi sử dụng phải hơ qua lửa để sát trùng. Ngoài ra, người thực hiện còn kết hợp sử dụng một số loại dao khác.
Quá trình tịnh thân đòi hỏi phải chọn lựa thời tiết bởi nền y học cổ đại còn khá kém, chưa tìm ra loại thuốc sát trùng hiệu quả. Chính vì vậy, người ta thường tiến hành quá trình này vào cuối xuân đầu hạ, khi mà khí hậu ôn hòa và gần như không có ruồi muỗi.
Video đang HOT
Bộ dao được sử dụng trong phẫu thuật tịnh thân. Ảnh: QQ
Trước khi bắt đầu, người tịnh thân và tịnh sư sẽ phải ký một bản cam kết trước sự có mặt của người làm chứng. Bản cam kết sẽ ghi rõ người tịnh thân hoàn toàn tự nguyện, bất chấp mọi rủi ro hay tử vong sau tịnh thân. Người tịnh thân cũng phải nộp một khoản phí nhất định. Đa số những người này đều xuất thân nhà nghèo nên phải xin trả dần từng năm sau khi nhập cung.
Vài ngày trước khi phẫu thuật, người tịnh thân không được ăn uống để tránh đại tiểu tiện gây nhiễm trùng. Khi ở trên giường phẫu thuật, tịnh sư không gây tê cho bệnh nhân mà chỉ rửa sạch bộ phận sinh dục của họ bằng canh ớt nóng.
Theo cuốn sách “Cuộc sống cung đình Trung Quốc”, trước khi tiến hành tịnh thân một đứa trẻ trở thành thái giám, tịnh sư sẽ lấy một quả trứng gà đã bóc vỏ nhét vào miệng nó, chặn ở cuống họng khiến nó không thể kêu thành tiếng mới bắt đầu hành sự.
Do cơ quan sinh dục vẫn có khả năng phát triển hoặc mọc dài ra, thái giám sau khi nhập cung sẽ được kiểm tra cơ thể mỗi năm một lần. Quá trình này được gọi là kiểm tịnh. Không ít thái giám có mùi khai trên người do tịnh thân chưa chuẩn, khiến nước tiểu rỉ ra.
Người tịnh thân xong sẽ không lộ yết hầu, giọng nói lảnh lót, cử chỉ động tác như đàn bà. Ngoài những thay đổi rõ nét về mặt sinh lý, họ còn dần biến đổi về mặt tâm lý. Họ mất đi bản năng tình dục, cảm thấy cuộc đời mình dường như kết thúc, chẳng còn bất cứ ý nghĩa thực tế nào nữa.
Chính vì vậy, họ thường sống với thái độ tiêu cực, thậm chí còn chủ động từ bỏ kế hoạch, lý tưởng và động lực cố gắng của bản thân. Phần lớn các thái giám thời xưa đều trải qua cuộc sống trầm mặc như vậy. Tuy nhiên, một khi có nhiều tiền hoặc nắm chút quyền hành nào đó trong tay, họ sẽ không còn sống trong lặng thầm nữa mà trở nên tham lam, độc ác và tàn nhẫn.
Nhiều người cảm thấy rất khó hiểu về những câu chuyện thái giám lấy vợ. Tuy nhiên, học giả Nhật Bản Terao Yoshio đã nghiên cứu vấn đề này và lý giải nó bằng “học thuyết tâm lý thoát khỏi tâm lý cô đơn” trong tác phẩm “Câu chuyện thái giám” của mình.
Ông cho rằng, thái giám kết hôn để thoát khỏi tâm lý cô đơn, họ luôn phải chịu ánh mắt khinh thường của người đời nên việc tìm kiếm sự ấm áp từ người vợ cũng là điều dễ hiểu.
“Vợ” của các thái giám phần lớn là cung nữ. Cuộc sống chốn cung đình vốn cách biệt với thế giới bên ngoài nên chỉ cung nữ mới có thể gả cho thái giám mà thôi.
Hải Yến
Theo VNE
Úc: Mẹ "bỉm sữa" kéo nhau ra nơi công cộng cho con bú
Hàng chục bà mẹ "bỉm sữa" đã mang theo con cho bú công khai tại một trung tâm mua sắm, sau khi một người bị yêu cầu ra khỏi khu ăn uống này vì cho con bú.
Michelle Van Zyl dẫn đầu các bà mẹ biểu tình ở Trung tâm thương mại Bendigo
Đầu tuần này, khi Luci White đang cho con bú ở khu ăn uống thuộc trung tâm thương mại Bendigo, thì một nhân viên đến yêu cầu cô phải đến phòng riêng dành cho cha mẹ do có hai khách hàng phàn nàn.
Bạn của Luci, Samantha Purden, sau đó đăng tải lên Facebook rằng cô ấy thấy "ghê tởm và phật ý" vì điều này. Sau đó cô đã kêu gọi tổ chức một cuộc biểu tình lớn của các bà mẹ đang cho con bú. "Không ai có quyền bảo một bà mẹ có thể cho con bú ở đâu. Như thế là bất hợp pháp" cô viết trên Facebook.
Michelle Van Zyl đang cho con trai 4 tháng tuổi bú
Quản lý của trung tâm mua sắm đã xin lỗi và nói rằng họ rất tiếc về sự bất tiện và đáng xấu hổ này.
Sau khi thấy bài đăng trên Facebook, Michelle Van Zyl muốn đứng lên tổ chức một cuộc biểu tình để thể hiện sự ủng hộ với các bà mẹ ở Bendigo và những nơi khác. "Tôi cũng là một bà mẹ đang cho con bú, tôi cảm thấy rất bực tức khi biết chuyện này." Van Zyl, người mẹ 2 con chia sẻ. Mặc dù cô chưa bao giờ cảm thấy phải che chắn trước đám đông khi cho con bú, nhưng cô luôn bị rất nhiều người để ý.
Cô muốn nhắn nhủ với những người phản đối chuyện cho con bú ở nơi công cộng rằng "Nếu không thích, bạn có thể không nhìn. Chúng tôi chỉ muốn cho con bú thôi mà, để giúp cho chúng khỏe mạnh." Cô Van Zyl nói.
"Cho em bé bú không phải là điều đáng xấu hổ"
Giám đốc điều hành của Hiệp hội các bà mẹ cho con bú ở Úc, Rebecca Naylor, cho biết "Phụ nữ có quyền cho con bú bất cứ nơi nào. Có nhiều người nghĩ rằng, cho con bú là việc riêng tư và có mục đích tình dục. Họ không thực sự nghĩ là bộ ngực chỉ như là một cơ quan chức năng của cơ thể, với mục đích chính là để nuôi em bé," Naylor nói.
"Cho em bé bú không phải là điều đáng xấu hổ." Bà Naylor bày tỏ sự ủng hộ với các cuộc biểu tình ở Bendigo.
Theo Danviet
Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi lời chúc mừng năm mới Đức Đạt Lai Lạt Ma, 80 tuổi, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, người đang trải qua đợt điều trị bệnh tiền liệt tuyến tại bệnh viện Mayo, bang Minnesota - Hoa Kỳ đã gửi lời chào nhân dịp năm mới qua YouTube. Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi lời chúc mừng năm mới và lời nhắn nhủ tới mọi người, đặc...