Quá trình phá án cam go vụ nam thanh niên lừa đảo qua mạng gần 8 tỷ
Nhiều khó khăn gặp phải khi phá án vụ nam thanh niên lừa đảo 8 tỷ qua mạng, tuy nhiên bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã lần ra manh mối.
Theo hồ sơ điều tra, đầu tháng 3/2021, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao (Phòng ANM & PCTPSDCNC) – Công an tỉnh Thừa Thiên Huế nhận được đơn trình báo mất số tiền 537 triệu đồng của bà Đ.T.T.H. (TP. Huế).
Bà Đ.T.T.H. cho biết, bà hay đứng ra nhận quyên góp tiền ủng hộ từ nhiều nơi rồi chuyển đến những hoàn cảnh khó khăn. Vào ngày 8/3, bà T.H nhận được tin nhắn từ số điện thoại 03971577xxx thông báo với nội dung WESTERN UNION TB VCB: 0161371170xxx 23.000.000đ với nội dung tiền ủng hộ.
Sau khi nhận được tin nhắn thông báo này, chủ thuê bao nói trên đã gọi điện và hối thúc bà bấm vào đường link mà họ gửi để nhận tiền thành công. Tin tưởng, bà H. đã làm theo hướng dẫn, và bị mất toàn bộ tiền trong tài khoản.
Sau khi nhận đơn trình báo, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã lập chuyên án xây dựng kế hoạch và bố trí các tổ trinh sát lên đường truy tìm manh mối. Việc điều tra ban đầu gặp khá nhiều khó khăn vì ngay sau khi thực hiện hành vi lừa đảo, đối tượng đã tiêu hủy toàn bộ sim, điện thoại di động, tài khoản nội dung tin nhắn… và thay đổi nơi ở.
Tuy nhiên, từ một số dấu vết “hiếm hoi” để lại, công an đã xác định khu vực đối tượng gây án là tại một nhà nghỉ T.L. ở thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị). Theo đó, tổ trinh sát lên đường ra Quảng Trị, nhưng thời điểm này, nhà nghỉ đóng cửa vì dịch Covid-19, công tác xác minh trở nên khó khăn hơn.
Không nản lòng, lực lượng tiếp tục triển khai trinh sát thì phát hiện gần nhà nghỉ T.L. có một quán Internet mà một nhóm đối tượng nghi vấn hay lui tới. Bằng biện pháp nghiệp vụ, tổ trinh sát thu thập được đường link dùng để lừa bị hại đã từng xuất hiện ở quán Internet này.
“Từ đây, manh mối dần được mở ra, liên tục nhiều ngày đấu tranh, làm rõ và bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, Ban chuyên án dần xác định danh tính đối tượng gây án là Lê Thanh Phụng, nhưng lúc này Phụng lại đang lẩn trốn tại tỉnh Gia Lai” – Thiếu tá Trần Ngọc Tuấn, Đội trưởng Phòng ANM & PCTPSDCNC cho biết.
Công an tỉnh Thừa Thiên Huế lấy lời khai đối tượng Phụng (Ảnh: CTV).
Dịch bệnh phức tạp nhưng việc bắt giữ tội phạm “không được phép chậm trễ”, một tổ trinh sát lại lên đường vào Tây Nguyên. Sau nhiều ngày theo vết đối tượng, được sự giúp đỡ của các đơn vị nghiệp vụ, đến cuối tháng 9 vừa qua, lực lượng chức năng đã vây bắt được đối tượng sa lưới pháp luật.
Video đang HOT
Thượng tá Mai Văn Toàn, Trưởng Phòng ANM & PCTPSDCNC đánh giá: “Lê Thanh Phụng tuy tuổi đời còn trẻ nhưng thủ đoạn phạm tội lại chuyên nghiệp, đối tượng lập tài khoản Facebook ảo “Tommy Le” tham gia vào các hội nhóm của đạo Thiên chúa và kết bạn với các linh mục, các sơ rồi kết bạn làm quen với nhiều người trong nhóm.
Sau khi nhắm được con mồi, Phụng bắt đầu nhắn tin, gọi điện nói chuyện rồi ngỏ ý muốn chuyển tiền làm từ thiện, khi nạn nhân tin tưởng, y gửi link đề nghị họ đăng nhập, cung cấp các thông tin theo yêu cầu để xác nhận tiền.
Lúc này, tất cả thông tin liên quan tài khoản ngân hàng của nạn nhân đều được gửi về tài khoản email do Phụng quản lý, sau đó đối tượng đăng nhập vào tài khoản để thực hiện lệnh chuyển tiền. Tuy nhiên do hệ thống ngân hàng có lớp bảo mật bằng mã OTP trên điện thoại nên lệnh chuyển không được thực hiện. Lợi dụng sự cả tin, thiếu hiểu biết của con mồi, Phụng tại tiếp tục yêu cầu nạn nhân thực hiện hủy mã OTP trên điện thoại.
“Phụng còn ranh ma và tinh vi hơn khi không trực tiếp chuyển toàn bộ tiền vào tài khoản ngân hàng cá nhân mà y hack tài khoản ngân hàng của người khác, chia nhỏ số tiền này ra, một phần y chuyển vào tài khoản đã chiếm đoạt được và phần còn lại chuyển vào các tài khoản game online, mục đích là nhằm đánh lạc hướng cơ quan điều tra; tuy nhiên dù thủ đoạn tinh vi đến đâu thì vẫn bị cơ quan công an phát hiện, bắt giữ” – Thượng tá Toàn thông tin thêm.
Đối tượng Phụng sử dụng nhiều chiêu thức “cao cơ” nhằm qua mặt công an.
Qua quá trình điều tra, xác minh vụ án bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Đ.T.T.H. cũng như công tác đấu tranh với đối tượng, Công an Thừa Thiên Huế cũng đã bước đầu xác định, ngoài bà H, cũng bằng các chiêu thức lừa đảo tương tự này, đối tượng Lê Thanh Phụng đã lừa đảo, chiếm đoạt của nhiều nạn nhân trên cả nước, số tiền lừa đảo ước tính gần 8 tỷ đồng.
Như Dân trí thông tin, ngày 2/10, Công an tỉnh phá thành công chuyên án lừa đảo qua mạng, bắt giữ một đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn hết sức tinh vi, chiếm đoạt số tiền gần 8 tỷ đồng.
Đối tượng bị bắt giữ là Lê Thanh Phụng (sinh năm 2003, trú tại phường 3, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, đã từng có 2 tiền sự về hành vi tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy). Hành vi của đối tượng này có dấu hiệu của tội “Sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Khoản 3, Điều 290 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.
Màn "chạy án" ly kỳ của gã mù giả danh Phó Phòng Cảnh sát hình sự
Dù "sở hữu" tới 3 tiền án, lại bị mù cả hai mắt, Trương Sĩ Dũng vẫn giả danh là Phó Trưởng Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an Hà Nội, cùng vợ và hai đối tượng khác lừa đảo "chạy án".
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố 4 bị can về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Bốn bị can bị đề nghị truy tố gồm: Trương Sĩ Dũng (SN 1963, trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trần Thúy Vân (SN 1978, vợ "hờ" của Dũng, ở Hoàng Mai, Hà Nội), Nguyễn Phương Thùy (SN 1981, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Vũ Văn Chiến (SN 1989, ở Kim Sơn, Ninh Bình).
Đáng chú ý, Trương Sĩ Dũng từng có 3 tiền án về tội "Trộm cắp tài sản" và bị mù cả hai mắt.
Kết luận điều tra cho thấy, bà Dung (tên bị hại đã được thay đổi, ở Hà Nam) cho rằng con trai là anh Lộc bị bắt oan về tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy". Qua người quen giới thiệu, Dũng đã giả danh là Phó Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự - Công an Hà Nội, đứng ra "chạy án" cho Lộc.
Dũng cùng vợ hờ là Trần Thúy Vân và Nguyễn Phương Thùy đã nhận tiền của bà Dung để chạy cho Lộc được trắng án. Dũng và Vân chỉ đạo Vũ Văn Chiến giúp sức bằng việc đi nhận tiền và ghi âm, ghi hình lại các cuộc gặp, nói chuyện "chạy án" với vợ chồng bà Dung cũng như khi đưa tiền cho Thùy.
Lừa đảo gặp... lừa đảo
Theo kết luận điều tra, ngày 17/3/2020, Công an Hà Nội nhận đơn của Trương Sĩ Dũng và bà Trần Thúy Vân tố giác Nguyễn Phương Thùy có hành vi lừa đảo chiếm đoạt 605 triệu đồng thông qua việc "chạy án" cho anh Lộc, con bà Dung, bị Công an tỉnh Hà Nam bắt về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Hai tháng sau, cơ quan điều tra tiếp tục nhận được đơn của bà Dung tố cáo vợ chồng Trương Sĩ Dũng, Trần Thúy Vân lừa đảo, chiếm đoạt hơn 1,8 tỷ đồng lo "chạy án" cho anh Lộc.
Qua xác minh, cơ quan điều tra làm rõ, tháng 9/2019, con bà Dung bị Công an tỉnh Hà Nam bắt về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Bà Dung cho rằng con mình bị oan nên muốn tìm người giúp minh oan cho con.
Qua một người đàn ông hành nghề thầy cúng ở Nam Định, bà Dung có số điện thoại của Dũng. Dũng giới thiệu với bà Dung rằng bản thân là "Phó Phòng Cảnh sát hình sự - Công an Hà Nội ở số 7 Thiền Quang", hẹn gặp bà tại Hà Nội.
Chiều ngày 14/10/2019, Dũng cùng vợ hờ và Vũ Văn Chiến "đi từ cổng Phòng Cảnh sát hình sự" ra gặp bà Dung ở một quán cà phê trên phố Trần Bình Trọng. Bàn kế hoạch "chạy án", Dũng và Vân nói với bà Dung là anh Lộc bị bắt về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy với số lượng ít. Do đó, kế hoạch của Dũng là chuyển Lộc từ trại tạm giam Công an tỉnh Hà Nam về trại cai nghiện. Sau hai tháng, các đối tượng sẽ đưa Lộc ra ngoài và Lộc sẽ được trắng án.
Vân, Dũng nói việc "chạy án" này phải bí mật, yêu cầu bà Dung không được nói với ai và không được lộ diện, mọi việc sẽ để vợ chồng Dũng, Vân đứng ra lo liệu. Vợ chồng Dũng yêu cầu bà Dung chuyển trước 50 triệu để giải quyết nhanh vụ việc.
Tối hôm đó, Vân nói chuyện với Nguyễn Phương Thùy về chuyện của Lộc, hỏi Thùy có biết ai lo được việc của Lộc không. Thùy nói sẽ nhờ một "ông anh".
Sau khi nhận 50 triệu đồng của vợ chồng bà Dung, hôm sau, Dũng và Vân lại yêu cầu người phụ nữ này chuyển tiếp 100 triệu đồng. Nhận tiền, Vân chuyển khoản 100 triệu đồng cho Thùy.
Cũng chiều hôm đó, Dũng tiếp tục gọi điện yêu cầu bà Dung chuyển tiếp 20.000 USD để nhờ "Tướng Công an" giúp lo "chạy án" cho Lộc, hai ngày sau Lộc sẽ được thả. Tin lời vị "Phó phòng", vợ chồng bà Dung chuyển tiếp 460 triệu đồng vào tài khoản của Vân.
Liên tiếp những ngày sau đó, vợ chồng Dũng, Vân và Vũ Văn Chiến gặp bà Dung tại Hà Nội hoặc về nhà bà này ở Hà Nam để tạo sự tin tưởng, từ đó nhiều lần yêu cầu bị hại chuyển tiền để lo "chạy án".
"Cố đấm ăn xôi"
Sự việc tưởng chừng vỡ lở khi ngày 29/11/2019, TAND TP Phủ Lý (Hà Nam) mở phiên sơ thẩm xét xử, tuyên phạt con bà Dung 6 năm tù về tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy". Tuy nhiên, Dũng vẫn nại ra nhiều lý do và nói sẽ tác động lại để xét xử phúc thẩm.
Vân và Dũng gặp Thùy bàn việc tiếp tục lo "chạy án" cho Lộc. Vợ chồng Dũng to tiếng với Thùy, hỏi lý do "chạy án" rồi mà Lộc vẫn bị xử. Thùy nói "giờ không thể can thiệp bằng mồm được mà phải có thêm tiền".
Sau hồi cãi vã, các đối tượng thống nhất lo cho Lộc chuyển về trại tạm giam T16 - Bộ Công an.
Vợ chồng Dũng sau đó nhiều lần tiếp tục yêu cầu bà Dung phải chuyển tiền. Số tiền nhận được, Vân chuyển một phần cho Thùy để "lo việc".
Cuối năm 2019, để vợ chồng bà Dung tin tưởng là mình đang lo "chạy án" cho Lộc, Thùy dẫn bà Dung đến trụ sở Viện KSND TP Hà Nội. Tại đây, Thùy đi vào phòng Tiếp dân để hỏi thủ tục kêu oan rồi lại đưa bà Dung về.
Đến ngày 18/2/2020, TAND tỉnh Hà Nam mở phiên tòa phúc thẩm, quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Lúc này, bà Dung đã làm đơn tố cáo vợ chồng Dũng - Vân lừa đảo chiếm đoạt tiền của mình.
Kết quả điều tra xác định, tổng số tiền vợ chồng bà Dung đã chuyển cho Trương Sĩ Dũng và Trần Thúy Vân là hơn 1,1 tỷ đồng. Số tiền vợ chồng Dũng đã chuyển cho Thùy để lo "chạy án" là 475 triệu đồng. Quá trình điều tra, Thùy đã trả cho bà Dung 100 triệu đồng.
Ham rẻ, nhiều người mất trắng vì trò lừa đảo bán hàng online của "Ngân Gốm" Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook, hàng loạt hội nhóm đã được thành lập nhằm tố cáo chiêu trò, hành vi bán hàng lừa đảo của một người có tên Đỗ Thị Kim Ngân. Trao đổi với Dân trí, Cơ quan Công an huyện Gia Lâm cho biết từ tháng 8/2020 đến nay, đơn vị này đã nhận được hơn...