‘Quá trình chuyển đổi ứng dụng lên đám mây không hề dễ dàng’
Nhấn mạnh xu hướng sử dụng dịch vụ điện toán đám mây là không thể đảo ngược, song Chủ tịch Công ty Việt Nét Nguyễn Minh Hùng cũng cho rằng, quá trình chuyển đổi ứng dụng lên đám mây của các tổ chức, doanh nghiệp không hề dễ dàng.
Nhận định trên được ông Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch Công ty cổ phần Phân phối Việt Nét chia sẻ tại sự kiện ra mắt Liên doanh G-AsiaPacific Vietnam mới đây.
Là kết quả hợp tác giữa Việt Nét với G-AsiaPacific, doanh nghiệp thuộc sở hữu của tập đoàn công nghệ Malaysia K-One, khi đi vào vận hành chính thức, Công ty liên doanh G-AsiaPacific Vietnam sẽ tham gia vào các hoạt động ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong hành trình chuyển đổi số của các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.
Hợp tác giữa G-AsiaPacific với Việt Nét thành lập liên doanh G-AsiaPacific Vietnam là một phần trong kế hoạch mở rộng kinh doanh điện toán đám mây tại ASEAN của K-One.
Đặt mục tiêu đưa G-AsiaPacific Vietnam trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị trường dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam, đại diện 2 đơn vị cho biết, liên doanh sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức triển khai ứng dụng trên nền tảng Cloud của AWS và Google: “Chúng tôi sẽ phục vụ tất cả các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam có nhu cầu, và sẽ đảm trách từ tư vấn, thiết kế, triển khai, tối ưu hóa ứng dụng, đào tạo quản lý vận hành và dịch vụ hỗ trợ trong quá trình vận hành”.
Tiềm năng phát triển của thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam là 1 trong những lý do để doanh nghiệp công nghệ đến từ Malaysia G-AsiaPacific quyết định hợp tác, lập liên doanh để kinh doanh trong lĩnh vực này.
Theo các chuyên gia, thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam hiện đang là một trong những thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất tại ASEAN nhờ việc tăng tốc quá trình chuyển đổi số.
Video đang HOT
Thống kê cho thấy, 10 năm qua, lưu lượng dữ liệu Internet tại Việt Nam đã tăng lên hàng chục lần. Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cùng những chiến lược và mục tiêu rõ ràng của Chính phủ về chuyển đổi số là những yếu tố then chốt hình thành xu hướng và thúc đẩy sự phát triển của điện toán đám mây tại Việt Nam.
Mặt khác, sự tác động của đại dịch Covid-19 thời gian qua cũng đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của Việt Nam càng tăng trưởng mạnh mẽ.
Thị trường dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam được nhận định là rất sôi độngvà giàu tiềm năng (Ảnh minh họa: Internet).
Trong thông tin chia sẻ tại lễ ra mắt, đại diện G-Asiapacific dẫn số liệu thống kê tại một báo cáo chỉ ra rằng, nếu xu hướng sử dụng dịch vụ điện toán đám mây tiếp tục phát triển, thì riêng dịch vụ lưu trữ trên Cloud sẽ phục vụ cho 100 triệu người dùng Internet, tương đương 500 triệu USD. Nếu toàn bộ doanh nghiệp Việt chuyển sang dùng Cloud, thị trường sẽ đạt 2,3 tỷ USD vào năm 2025.
Tuy vậy, trao đổi với VietNamNet, đại diện Công ty Việt Nét nhận định, thị trường cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam đang có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Hiện nay thị trường có khoảng 40 nhà cung cấp như AWS, Google, Azure, Viettel, FPT, CMC, VNG… Trong đó, thị phần đang chủ yếu do các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài nắm giữ.
“Xu hướng này có thể thay đổi khi các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới”, đại diện Việt Nét nêu quan điểm.
Hợp tác của G-AsiaPacific với Việt Nét thành lập liên doanh G-AsiaPacific Vietnam là một phần trong kế hoạch mở rộng kinh doanh điện toán đám mây tại khu vực ASEAN của tập đoàn K-One.
Với việc mỗi bên tham gia đồng đều và tích cực vào liên doanh, cả 2 đơn vị sẽ tận dụng tối đa khả năng chuyên môn của mình. Theo đó, Việt Nét sẽ là bên phụ trách phát triển kinh doanh thương mại và G-AsiaPacific đảm trách việc hỗ trợ kỹ thuật cho các khách hàng.
“G-Asiapacific cam kết đầu tư vào liên doanh này để giúp các công ty tại Việt Nam nắm bắt được các công nghệ điện toán đám mây mới trên thế giới nhằm chuyển đổi và mở rộng quy mô kinh doanh kỹ thuật số, bất kể họ là các tập đoàn lớn hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, ông Mark Goh, Giám đốc điều hành, Đồng sáng lập G-Asiapacific khẳng định.
Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hiệu quả ứng dụng đám mây
Tại sự kiện VMware Explore 2022 Singapore, VMware đã công bố các giải pháp, dịch vụ đổi mới sáng tạo nhằm tăng cường hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa hành trình lên đám mây chuyển đổi số hiệu quả.
Theo CEO của VMware Raghu Raghuram, chuyển đổi số là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp khi họ hướng tới đẩy nhanh đổi mới sáng tạo.
Trong quá trình triển khai ứng dụng đa đám mây, các tổ chức phải đối mặt với những khó khăn thách thức liên quan đến sự phức tạp, an ninh bảo mật và hạn chế kỹ năng. Mặc dù phải đối mặt với khó khăn thách thức, các tổ chức vẫn đẩy nhanh việc sử dụng đa đám mây.
Tại sự kiện VMware Explore Singapore, VMWare công bố các giải pháp tập trung hỗ trợ khách hàng vận hành, mở rộng và bảo mật tốt hơn cho các ứng dụng phục vụ cho công việc kinh doanh trên các đám mây riêng, đám mây công cộng và tại vùng biên mạng.
Các giải pháp mới hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả hơn.
Với 25 đối tác trên toàn cầu, hiện VMware Sovereign Cloud đã cung cấp các tính năng VMware Tanzu, gói VMware Aria Operations Compliance và các giải pháp mới của hệ sinh thái mở. Những tính năng sáng tạo này sẽ giúp các đối tác cung cấp các dịch vụ giống như trên đám mây công cộng, đồng thời bảo vệ dữ liệu tốt hơn, đảm bảo tính tuân thủ và được lưu trữ trong lãnh thổ quốc gia.
Giải pháp SD-WAN thế hệ mới của VMware, bao gồm giải pháp SD-WAN Client mới, sẽ giúp các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng, dữ liệu và dịch vụ một cách an toàn, tin cậy và tối ưu tới bất cứ đâu - tới cơ sở, chi nhánh và thậm chí nhà riêng, qua mọi hệ thống mạng tới bất cứ thiết bị nào.
Giải pháp VMware Carbon Black XDR mới sẽ tăng cường khả năng bảo mật cho hạ tầng hệ thống bằng cách đưa tính năng hiển thị giám sát và phát hiện trên mạng vào giải pháp VMware Carbon Black Enterprise EDR, cải thiện đáng kể khả năng phát hiện và ngăn chặn mối đe dọa xuyên suốt các thiết bị đâùcuối và hệ thống mạng.
Cùng đó VMware cũng công bố những cải tiến mới của các ứng dụng thuần đám mây VMware Tanzu và nền tảng quản lý đám mây VMware Aria. Các cải tiến mới này cung cấp cách tiếp cận cloud-smart để phát triển, cung cấp và quản lý ứng dụng thuần đám mây, có khả năng hỗ trợ khách hàng trong mọi giai đoạn của hành trình, trên mọi Kubernetes và mọi đám mây.
Các tính năng mới trên nền tảng Anywhere Workspace giúpđơn giản hóa hơn nữa hoạt động quản lý của bộ phận CNTT, nâng cao năng suất và cải thiện tự động hóa...
Các chương trình hỗ trợ kịp thời tiếp sức cho bác tài vững lái Thấu hiểu những khó khăn trong quá trình hoạt động của các bác tài, ứng dụng công nghệ có thêm nhiều nỗ lực nhằm mang đến các ưu đãi thiết thực để các đối tác tài xế an tâm hơn khi lăn bánh. Công việc cũ bấp bênh thời gian và thu nhập, anh Huỳnh Trọng Hiển (đối tác tài xế GrabCar, TP.HCM),...