Quá tải ở nơi nhiều F0 nhất TP HCM
Chị Thắm, 42 tuổi, có mặt tại Trạm y tế phường Hiệp Thành, quận 12, cùng gần 100 người (đã có kết quả xét nghiệm nhanh Covid-19 dương tính) để xét nghiệm lại và xin giấy xác nhận cách ly tại nhà.
Chiều 12/11, Trạm y tế phường Hiệp Thành có 3 nhân viên, mướt mồ hôi. Trong 100 F0, đa số là công nhân. Một số ít người dương tính mới, có giấy xét nghiệm của bệnh viện, được nhân viên trạm cấp giấy cam kết cách ly tại nhà, phát túi thuốc và yêu cầu về liên hệ trưởng khu phố để dán bảng cảnh báo trước nhà.
Chị Thắm kể, đã hoàn thành hai mũi tiêm vaccine Covid-19 hồi tháng 9. Cuối tháng 10, chồng và hai con của chị dương tính, 5 ngày sau chị lấy mẫu xét nghiệm tại công ty, kết quả dương tính. Chị đến trạm y tế phường Hiệp Thành để test lại, làm các thủ tục tự cách ly tại nhà. Một tuần sau chị tự test, kết quả âm tính.
“Tôi đến đây để xét nghiệm lần nữa và xin giấy xác nhận hoàn thành cách ly, nộp cho công ty giải quyết thủ tục trong thời gian nghỉ việc”, chị Thắm nói.
Dẫn con trai 7 tuổi ra về, vợ chồng anh Bình (35 tuổi) đầy vẻ lo lắng. Cả ba người vừa test nhanh dương tính hôm qua, được bạn bè khuyên đến trạm y tế xin thuốc. Tuy nhiên, từ đầu giờ chiều 12/11, trạm dán thông báo “không tiếp nhận F0 mới, vui lòng gọi điện thoại nhân viên y tế phụ trách theo từng khu phố” ở ngay cổng ra vào.
“Những ngày trước, đồng nghiệp của tôi dương tính, đến trạm y tế xét nghiệm lại để cấp phát thuốc và giấy chứng nhận. Nay thay đổi quy định rồi nên đành về nhà đợi. May là vợ chồng đã chích vaccine, tôi và con không triệu chứng, vợ hơi ho”, anh Bình nói.
Hiệp Thành là phường có số ca Covid-19 cao nhất trong 11 phường của quận 12, với hơn 4.000 F0 được ghi nhận trong đợt dịch thứ 4, đang ở cấp độ 2. Trong khi đó, quận 12 đang là nơi có số lượng F0 cách ly tại nhà cao nhất thành phố với hơn 10.300 người.
Thông báo “Trạm không tiếp nhận F0 mới” kèm số điện thoại liên hệ được dán trước cổng Trạm y tế phường Hiệp Thành, quận 12, chiều 12/11, thay thế cho thông báo trước đó có nội dung “F0 mới phát hiện vui lòng đến lúc 15h-16h30, ngoài khung giờ không tiếp nhận”. Ảnh: Lê Phương
Bác sĩ Trần Thị Phụng, Trưởng Trạm Y tế phường Hiệp Thành, cho biết hơn một tuần qua, nhiều F0 phát hiện tại nơi làm việc hoặc tự xét nghiệm nhanh tại nhà kết quả dương tính, trạm y tế không đủ nhân lực đến tận nhà nên phải mời đến trạm giải quyết xét nghiệm và phát thuốc vào 15h-16h30 hàng ngày. Trong khung thời gian này, những ai không phải là F0 được yêu cầu không vào trạm.
Video đang HOT
Theo quy trình của Sở Y tế TP HCM hiện nay, người dân có triệu chứng nghi ngờ hoặc xét nghiệm dương tính sẽ thông báo với y tế địa phương. Nhân viên y tế sẽ đến tận nhà lấy mẫu xét nghiệm F0 và những người liên quan. F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được cho cách ly điều trị tại nhà nếu đáp ứng đủ điều kiện, cấp túi thuốc. Khi kết thúc thời gian cách ly, nhân viên y tế sẽ đến nhà lấy mẫu xét nghiệm lại và cấp giấy xác nhận.
Do vậy, theo bác sĩ Phụng, việc tiếp nhận F0 ngay tại trạm trong những ngày qua là cách “chữa cháy” bởi các ca dương tính đã tăng nhanh, nhân lực từ các trạm y tế lưu động chưa kịp bổ sung. Ngoài ra, nhân lực tại trạm y tế khá mỏng (10 nhân viên y tế, 5 tình nguyện viên) trong khi dân số hơn 110.000 người, địa bàn có nhiều công ty, xí nghiệp lớn.
Giai đoạn cao điểm dịch tại TP HCM trước đây, y tế phường được bổ sung 5 trạm y tế lưu động. Cuối tháng 10, số F0 giảm, các trạm lưu động dần rút quân. Từ đầu tháng 11, số F0 tăng trở lại, nhân lực của trạm y tế phải phụ trách chính dẫn đến quá tải, làm việc không có ngày cuối tuần vẫn không đáp ứng được nhu cầu. Những ngày qua, nhân viên y tế của trạm chủ yếu chia thành nhiều đội đến các điểm nóng để lấy mẫu xét nghiệm nhanh. Mỗi đội trung bình 3-4 nhân viên, trong khi số người cần lấy mẫu ở mỗi khu vực lên đến hàng trăm.
Nhân viên Trạm y tế phường Hiệp Thành, quận 12 hướng dẫn F0 hoàn tất các giấy tờ liên quan cách ly tại nhà. Ảnh: Lê Phương
Trước tình hình này, Sở Y tế TP HCM vừa điều động hai trạm y tế lưu động thuộc Bệnh viện Bình Dân và Bệnh viện Y học cổ truyền đến hỗ trợ. Phường Hiệp Thành đang đề xuất được tăng cường thêm 3 trạm nữa để đảm bảo tốt các hoạt động như lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc F0 tại nhà, cấp cứu, vận chuyển các trường hợp trở nặng, tiêm vaccine…
Theo bác sĩ Phụng, hiện nơi đây không nhận test tại trạm cho những ca dương tính mới. Người dân tự test hoặc test tại các cơ sở y tế khác kết quả dương tính, cần gọi điện thoại thông báo cho nhân viên y tế phụ trách theo từng khu phố. Trạm đã dán thông báo số điện thoại của trưởng trạm và các thành viên phụ trách 7 khu phố của phường.
Trạm y tế đang bàn giao danh sách F0 sang hai trạm lưu động mới đến tiếp quản. Kể từ ngày 13/11, F0 cách ly tại nhà sẽ do các trạm y tế lưu động quản lý, theo dõi, người dân không cần đến trực tiếp trạm y tế nữa. Mỗi nhân viên trạm y tế lưu động sẽ được phân công phụ trách theo từng khu phố hoặc theo số lượng bệnh nhân phù hợp. “May mắn là đa số F0 đều đã tiêm ngừa, chủ yếu triệu chứng nhẹ, đỡ phải xử trí cấp cứu chuyển viện, nhưng do số lượng quá nhiều nên khối lượng công việc vẫn rất lớn”, bác sĩ Phụng nói.
Phụ trách trạm y tế lưu động của Bệnh viện Bình Dân tham gia hỗ trợ phường Hiệp Thành, bác sĩ Phạm Hải Triều cho biết đã tiếp nhận điện thoại đường dây nóng để nhận các cuộc gọi cần hỗ trợ của F0. Trạm gồm một bác sĩ và hai điều dưỡng, đều đã có nhiều kinh nghiệm điều trị F0 trong hơn ba tháng tăng cường tại Bệnh viện dã chiến số 8 (do bệnh viện Bình Dân phụ trách).
Đợt này, Bệnh viện Bình Dân đưa 5 trạm lưu động phụ trách 5 phường của quận 12 – điểm nóng dịch bệnh của thành phố. Bác sĩ Hoàng Thiên Phúc (quản lý chung của các trạm lưu động) cho biết trước mắt các trạm sẽ hỗ trợ địa phương 4 tuần, sau đó tùy tình hình dịch và điều động của Sở, nếu cần thiết sẽ tiếp tục duy trì.
“Trong túi thuốc phát cho F0, thuốc kháng virus molnupiravir được thử nghiệm thời gian qua có hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên, thuốc này đòi hỏi nhân viên y tế phải hướng dẫn kỹ cho F0, đặc biệt là các bạn trẻ trong độ tuổi sinh sản, nên trạm lưu động sẽ chú trọng mảng này”, bác sĩ Phúc nói.
Nhiều F0 mang theo trẻ nhỏ đến giải quyết thủ tục giấy tờ tại Trạm y tế phường Hiệp Thành, quận 12. Ảnh: Lê Phương
Thiếu nhân lực y tế cơ sở tại tuyến phường, xã đang là thực trạng chung tại TP HCM, sau khi các trạm y tế lưu động do quân y hỗ trợ đang dần rút quân. Tỷ lệ nhân viên y tế tuyến phường, xã tại TP HCM đạt 2,3 trên 10.000 dân, thấp hơn nhiều so chỉ tiêu và nhu cầu thực tế; tỷ lệ này cả nước là 7,4; Hà Nội 6.
Sở Y tế TP HCM đang bổ sung hàng loạt trạm y tế lưu động xuống hỗ trợ các phường, xã từ lực lượng của các bệnh viện công lập, bệnh viện tư nhân, phòng khám tư nhân, tiếp quản lực lượng quân y. Ngành y tế những ngày qua cũng lập các đội phản ứng nhanh, đội đặc nhiệm kiểm dịch, tái kích hoạt Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành… trong bối cảnh số F0 đang tăng trở lại khi thành phố mở cửa, các hoạt động dần trở lại nhộn nhịp, doanh nghiệp tái sản xuất sau thời gian dài giãn cách xã hội.
UBND thành phố đã giao Sở Y tế xây dựng đề án nâng cao năng lực y tế cơ sở. Trước mắt sẽ đưa bác sĩ, điều dưỡng của trạm y tế lưu động về tăng cường cho trạm cố định để chăm sóc người bệnh. Vài tháng tới, thành phố sẽ điều chuyển các bác sĩ mới ra trường, từ Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch về tăng cường cho trạm y tế cơ sở.
Từ ngày 7/11, số ca mắc hàng ngày tại TP HCM vượt 1.000. Tối 12/11, Bộ Y tế công bố 1.388 ca nhiễm mới tại TP HCM, tăng 203 ca ca so với hôm qua, nâng tổng số ca trong đợt dịch thứ 4 lên hơn 445.000. Trong số ca mắc mới, nhiều ca nhiễm từ KCN lan ra cộng đồng dân cư. Các chuyên gia đánh giá nếu số ca nhiễm mới không trở nặng, không tử vong thì sẽ tạo miễn dịch cộng đồng, không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Cần có giải pháp kiểm soát lạm phát, đảm bảo nguồn cung hàng hóa
Cung cấp thông tin cho báo chí tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/11, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, điều đáng mừng là trong những tháng cuối năm 2021, chúng ta kiểm soát được bước đầu về dịch bệnh, các địa phương cũng đã nới lỏng giãn cách.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng cần có giải pháp kiểm soát lạm phát, đảm bảo nguồn cung hàng hóa.
Tuy nhiên, nhiều mặt hàng, đặc biệt là giá nguyên liệu trên thế giới như xăng dầu, than, kể cả giá vận chuyển, không những tăng mà còn tăng rất cao. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến CPI (lạm phát).
Chỉ số CPI tháng 10 giảm 2% so với tháng trước, tăng 1,67% so với tháng 12/2020, tăng 1,77% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng 2021, CPI tăng 1,81% so với cùng kỳ - đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016, lạm phát cơ bản tăng 0,84% so với cùng kỳ.
Trong cả năm 2021 này, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được mục tiêu Quốc hội đã đề ra, CPI cả năm sẽ vào khoảng 2%.
Bước sang năm 2022, trên thế giới và trong nước có thể đạt được miễn dịch cộng đồng, khiến nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, đồng thời sẽ tạo áp lực rất lớn lên lạm phát. Chắc chắn việc tăng giá các mặt hàng như xăng dầu, than... sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành cao lên, chi phí sản xuất cũng cao lên, khiến giá hàng tiêu dùng trong nước tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi chúng ta xuất khẩu sang các nước.
Để xử lý các vấn đề này, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt, rất nhiều bộ, ngành đã vào cuộc và theo chúng tôi đã có tác dụng và hiệu quả để giảm áp lực của việc tăng giá thành. Đối với mặt hàng xăng dầu, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã linh hoạt, hiệu quả sử dụng quỹ bình ổn giá.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trên thế giới tăng 59,08-76,03%, tuy nhiên vì chúng ta sử dụng quỹ bình ổn, giá xăng dầu trong nước chỉ tăng 40,23-52,59%. Mặc dù đây vẫn là mức tăng rất cao và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và người dân, nhưng đây cũng là sự cố gắng, nỗ lực của liên Bộ và Chính phủ.
Với mặt hàng điện, chúng ta có 5 đợt hỗ trợ giảm giá trong năm 2020-2021, tổng số tiền hỗ trợ lên đến 16.650 tỷ đồng. Mặc dù, theo Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ, khi giá các mặt hàng đầu vào tăng có thể điều chỉnh giá điện nhưng Bộ Công Thương và các bộ liên quan đã báo cáo Chính phủ để trong năm 2021 sẽ không tăng giá điện. Việc điều chỉnh trong thời gian tới như thế nào sẽ phải tính theo tình hình thực tế.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, sắp tới, cần phải có một số giải pháp chính để kiểm soát lạm phát, đảm bảo nguồn cung hàng hoá cho nhu cầu. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ giá cả, diễn biến, tình hình lạm phát của các nước trên thế giới, chúng ta có sự tham khảo kịp thời để đánh giá các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả và lạm phát của Việt Nam. Đặc biệt cần đánh giá nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn trong nước, để từ đó đưa ra được chính sách đối ứng cho phù hợp.
Cần chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hoá, giảm áp lực lạm phát, cần có thông tin kịp thời rõ ràng, chính xác về các chính sách chỉ đạo điều hành của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, nhằm loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, dự báo giá cả nguyên liệu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, cần nỗ lực đàm phán để có được nguồn nguyên liệu thô thông qua tăng cường hợp tác từ cấp Chính phủ đến các bộ, ngành để hỗ trợ doanh nghiệp, ký kết các hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn để đảm bảo nguyên liệu đầu vào, ổn định sản xuất, qua đó kiểm soát lạm phát cũng như đảm bảo ảnh hưởng ít nhất đến đời sống của người dân, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
TPHCM phát hiện hàng chục F0 đã tiêm đủ 2 mũi vaccine: Chuyên gia nói gì? Theo chuyên gia dịch tễ, việc phát hiện hàng chục người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine nhưng vẫn nhiễm Covid-19 là bình thường, không có gì quá lo lắng. Ngày 25/10, nguồn tin riêng của phóng viên tại ngành y tế huyện Bình Chánh (TPHCM) cho biết, nơi đây đã tiến hành xét nghiệm lại lần 2 cho người dân khu vực...