Quá tải hành khách, sân bay Heathrow của Anh yêu cầu ngừng bán vé đến hết hè
Sân bay Heathrow ở London (Anh) đã yêu cầu các hãng hàng không ngừng bán vé trong thời gian còn lại mùa hè, nói rằng phải giới hạn ở mức 100.000 hành khách mỗi ngày cho đến ngày 11/9.
Hành khách chờ làm thủ tục tại cửa số 2 của sân bay Heathrow ở thủ đô London (Anh), ngày 6/4. Ảnh: AFP/TTXVN
Đài RT dẫn một bức thư ngỏ gửi hành khách ngày 12/7 cho biết thông tin trên.
Giám đốc điều hành sân bay, ông John Holland-Kaye, viết: “Vì số lượng hành khách khởi hành thường xuyên vượt quá 100.000 mỗi ngày, chúng ta đã bắt đầu thấy có những giai đoạn mà dịch vụ giảm xuống mức không thể chấp nhận được”.
Ông Holland-Kaye cũng thừa nhận xảy ra tình trạng chuyến bay bị hoãn hàng loạt, sai sót trong vận chuyển hành lý và chuyến bay bị hủy vào phút chót. Theo ông, vấn đề này là do có quá nhiều hành khách và không đủ nhân viên. Trong bức thư, ông Holland-Kaye nói: “Tại Heathrow, chúng tôi đã chứng kiến mức tăng hành khách ngang với 40 năm diễn ra chỉ trong bốn tháng”.
Sân bay Heathrow đã tuyển dụng từ tháng 11/2021 khi dự báo nhu cầu tăng đột biến trong mùa hè và hứa hẹn số nhân viên an ninh vào cuối tháng 7 sẽ bằng mức trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
Bất chấp những lời hứa này, ông Holland-Kaye cho biết các hãng hàng không đã bán một số lượng vé máy bay quá lớn, nói rằng các hãng hàng không đã không hủy thêm chuyến bay khi có cơ hội thực hiện mà không bị ảnh hưởng tới phân bổ vị trí chuyến bay.
Theo một quy định mang tính “ân xá” của chính phủ, các sân bay được phép hủy trước nhiều chuyến bay hơn mức cho phép trước đây. Các hãng hàng không đã được cho thời gian tới ngày 8/7 để trả lại các vị trí tại sân bay mà họ không có kế hoạch sử dụng mà không gặp rủi ro thông thường như bị từ chối cấp nhiều vị trí trong tương lai.
Tuy nhiên, ông Holland-Kaye cảnh báo rằng ngay cả khi có quy định trên, số hành khách khởi hành hàng ngày trong mùa hè sẽ ở mức trung bình là 104.000, tức là nhiều hơn 4.000 người so với mức mà sân bay có thể đáp ứng. Với khoảng 1.500 trong số 4.000 vé máy bay hàng ngày đã được bán, ông Holland-Kaye hy vọng ngăn chặn các hãng bán thêm vé để hạn chế ảnh hưởng đến hành khách.
Tháng 6 vừa qua, Chính phủ Anh và Cơ quan hàng không dân dụng Anh yêu cầu ngành hàng không điều chỉnh lịch bay mùa hè, khuyến khích các hãng hàng không hủy chuyến bay mà không bị phạt. British Airways, hãng hàng không lớn nhất tại sân bay Heathrow và các hãng hàng không khác đã hủy hàng trăm chuyến bay để nỗ lực giảm thiểu xáo trộn đối với hành khách.
Giống như nhiều sân bay châu Âu khác, sân bay Heathrow đang thiếu hụt nhân sự lớn sau khi sa thải hàng loạt nhân viên trong đại dịch COVID-19 và nhiều nhân viên nghỉ việc. Trong khi các hãng hàng không phải vất vả tuyển dụng hàng nghìn nhân viên thì hành khách đang háo hức đi du lịch sau khi đã phải ở nhà trong hai năm qua.
Video đang HOT
Tổng giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế Willie Walsh chỉ ra rằng các hãng hàng không dự đoán lưu lượng hành khách mạnh hơn so với dự đoán của sân bay Heathrow. Họ nói rằng sân bay Heathrow rõ ràng đã sai hoàn toàn và gọi những yêu cầu của sân bay này là vô lý.
Trước khi xảy ra đại dịch, sân bay Heathrow trung bình đón khoảng 220.000 hành khách mỗi ngày giữa các chuyến đến và đi. Gatwick, một sân bay lớn khác ở London, cũng đã áp đặt giới hạn hành khách cho mùa hè.
Cơn ác mộng với hàng không thế giới mới chỉ bắt đầu
Việc di chuyển bằng máy bay ở nhiều nơi trên thế giới đang là một cơn ác mộng, thậm chí là một canh bạc, khi ngành hàng không phải căng mình đối phó với một loạt vấn đề.
"Bây giờ là mùa hè của sự bất mãn", Shakespeare không viết chính xác như vậy trong "Richard III" (thay vào đó, ông đề cập đến mùa đông), nhưng đối với những người đi máy bay ở Mỹ và châu Âu, đó chính xác là những gì đã và đang diễn ra trong mùa hè này.
Các chuyến bay đang biến mất khỏi lịch trình. Một số chuyến bay bị hủy vào phút chót do các hãng bay không thể cung cấp dịch vụ mà du khách đã chi một số tiền đáng kể, thường với hy vọng được tận hưởng chuyến bay đầu tiên sau nhiều năm.
Hơn 1.500 chuyến bay đã bị hủy chỉ riêng ở Mỹ vào ngày 24-26/6. Hàng không Mỹ cũng đang bước vào thời điểm bận rộn trong thời điểm kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 4/7, theo CNN.
Không thể cải thiện nhanh chóng
Delta Air Lines đã cắt giảm khoảng 100 chuyến bay/ngày so với lịch trình của họ vào tháng 7 để "giảm thiểu sự gián đoạn" do hãng này phải đối mặt với lượng khách "chưa từng thấy kể từ trước đại dịch". Air Canada cũng cho biết họ sẽ hủy tới 10% chuyến bay trong tháng 7 và tháng 8, khoảng 150 chuyến một ngày.
Tại các sân bay, cảnh hành khách xếp hàng dài ra khỏi cửa nhà ga hoặc chờ đợi lâu ở sảnh khởi hành ngày càng quen thuộc.
Hành lý chất đống tại sân bay Heathrow ở London (Anh). Ảnh: Reuters.
Hành khách từng được yêu cầu đến sớm hơn để làm thủ tục cho chuyến bay của họ. Sau đó, một sự bối rối lại xuất hiện khi họ được yêu cầu không đến quá sớm.
"Vui lòng lưu ý rằng bạn chỉ được chào đón tại sảnh khởi hành 4 giờ trước chuyến bay", sân bay Schipol của Amsterdam đưa ra lời khuyên trong tuần này.
Sau đó là đến vấn đề hành lý. Tại sân bay Heathrow ở London (Anh), đống hành lý khổng lồ bị tách khỏi chủ nhân đã phản ánh trải nghiệm của nhiều hành khách đối mặt với sự thất vọng, khi cố gắng lấy lại tài sản đã mất hoặc chờ đợi để nhận lại hành lý thất lạc.
Nhìn chung, di chuyển bằng máy bay vào lúc này là một cơn ác mộng, thậm chí là một canh bạc, khi mùa cao điểm chỉ mới bắt đầu.
Bên cạnh đó, tình hình này khó có thể cải thiện nhanh chóng. Tuần này, hãng hàng không Đức Lufthansa đã cảnh báo hành khách rằng tình hình "khó có thể cải thiện trong ngắn hạn", khẳng định sự ổn định sẽ chỉ đạt được trong mùa đông. Lý do họ đưa ra là thiếu nhân viên và nguồn lực.
"Hầu hết mọi công ty trong ngành của chúng tôi hiện tuyển dụng nhân sự mới", hãng cho biết.
Những vấn đề liên quan đến sân bay cũng khiến các chuyến bay bị hoãn và hủy bỏ. Hãng hàng không Hà Lan KLM gần đây đã buộc phải hủy bỏ tất cả chuyến bay từ châu Âu đến Amsterdam do sân bay quá đông đúc.
Lẽ ra phải dự tính từ trước
Ngành hàng không đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nhân sự, và họ lẽ ra phải dự tính rằng điều đó sẽ xảy ra.
"Các giám đốc điều hành hãng hàng không nên biết rằng sẽ có nhu cầu đi du lịch tăng mạnh trở lại", Henry Harteveldt, thuộc công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường Atmosphere Research, cho biết.
Trong hầu hết mọi trường hợp, vấn đề là quá nhiều người có kinh nghiệm đã bị sa thải hoặc tự nguyện nghỉ việc. Các hãng hàng không, sân bay và các bộ phận quan trọng khác của hệ thống hàng không đã không thể tuyển dụng hoặc đào tạo đủ người để thay thế họ.
Các hãng bay đều hiểu quá rõ về một quá trình thủ tục phức tạp để một người được phép làm việc trên máy bay hoặc cửa sân bay.
Ở Anh, họ cũng phải đối mặt với một thực tế là khó có thể thu hút lao động thuộc Liên minh châu Âu đến nước này làm việc trong giai đoạn hậu Brexit. Bên cạnh đó, một số khóa đào tạo nhân viên để có thể đảm nhận công việc cũng tương đối phức tạp.
Addison Schonland, thuộc công ty báo cáo và phân tích hàng không AirInsight, nhận định các lĩnh vực có khả năng bị ảnh hưởng là "bất kỳ bộ phận nào cần nhân viên của hệ thống vận chuyển hàng không".
Ngành hàng không đang chật vật đối phó với vấn đề thiếu nhân sự. Ảnh: AFP.
Một số vấn đề cũng xoay quanh việc thuê ngoài quá nhiều. Tại nhiều sân bay, đặc biệt là ở châu Âu, các công việc chủ chốt như làm thủ tục, kiểm tra an ninh, hành lý và vận hành sân bay được thực hiện bởi nhân viên từ các công ty bên thứ ba mà các hãng hàng không và sân bay ký hợp đồng.
Những người này làm công việc thực sự khá vất vả trong một số trường hợp, chẳng hạn làm việc trước bình minh và tối muộn hoặc đối phó với những hành khách khó tính.
Một số vấn đề cũng nằm ở mối quan hệ với lao động. Chẳng hạn, trong đại dịch, British Airways đã yêu cầu một số nhân viên ở Anh cắt giảm 10% lương. Một số công nhân sau đó đã được tăng lương trở lại, nhưng họ không phải là nhân viên làm thủ tục tại Heathrow. Nhóm này hiện sẵn sàng đình công để nhận được điều đó.
Trong khi đó, tại Mỹ, Cục Hàng không Liên bang (FAA) đang phải đối mặt với những vấn đề do thiếu kiểm soát viên không lưu, ông Harteveldt cho biết.
"Những hạn chế liên quan đến Covid-19 đã giới hạn khả năng của FAA trong việc thuê và đào tạo các kiểm soát viên không lưu mới vào năm 2020 và 2021", ông nói thêm.
"FAA đang tích cực tuyển dụng nhân sự có thể trở thành kiểm soát viên không lưu, nhưng quá trình đào tạo cần thời gian", ông nói thêm, đồng thời cho biết số chuyến bay được lên lịch đang nhiều hơn năng lực đảm nhận của FAA.
Từ đó, CNN đã đưa ra một số lời khuyên, chẳng hạn xem xét các lựa chọn thay thế cho máy bay như tàu hỏa, thuyền, xe buýt,... Nếu phải bay, hãy chọn các chuyến bay thẳng thay vì các chuyến bay nối chuyến, vì chúng phức tạp và tăng khả năng bị hủy hoặc chậm trễ.
Nhiều hãng hàng không châu Âu hoàn vé bị hủy chuyến do dịch COVID-19 Một nhóm hãng hàng không châu Âu ngày 30/9 đồng ý hoàn trả tiền vé máy bay cho hành khách có chuyến bay bị hủy trong giai đoạn bùng phát đại dịch COVID-19. Hành khách tại sân bay Heathrow ở London, Anh ngày 21/12/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Đồng thời, các hãng cam kết cung cấp thông tin rõ ràng hơn về quyền...